Mỗi tỉnh sẽ có quy định riêng về việc sử dụng biểu trưng của tỉnh đó.
Ví dụ: Quyết định số 392/2015/QĐ-UBND Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng biểu trưng (logo) tỉnh Bắc Giang, ở Điều 4 quy định:
1. Chỉ sử dụng biểu trưng nhằm mục đích tuyên truyền, quảng bá, khẳng định vị thế của tỉnh Bắc Giang trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
2. Vị trí đặt biểu trưng phải hài hòa, phù hợp, cân đối và trang trọng.
3. Không thay đổi tỷ lệ, vị trí hoặc khoảng cách giữa các chữ cái, các hình khối trong Biểu trưng;
4. Không thay đổi màu sắc hoặc thêm hiệu ứng khác vào Biểu trưng;
5. Không tự ý thêm hình ảnh vào trong Biểu trưng;
6. Không xoay dọc, ngang, chéo hoặc lật ngược Biểu trưng;
7. Không được thay đổi Biểu trưng dưới các hình thức khác.
Ở Điều 7 quy định:
1. Các trường hợp phải xin phép sử dụng: Trên các phù điêu, biểu tượng được xây dựng trên địa bàn tỉnh.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép: Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp phép sử dụng Biểu trưng.
Ở Điều 6 quy định: Ngoài các trường hợp sử dụng Biểu trưng phải xin phép quy định tại Điều 7 Quy chế này thì việc sử dụng Biểu trưng trong các trường hợp khác không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quyết định số 33/2018/QĐ-UBND Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Biểu trưng (logo) tỉnh Khánh Hòa và Biểu trưng (logo) Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa, ở Điều 3 quy định:
1. Quản lý việc sử dụng, khai thác giá trị Biểu trưng theo các quy định của pháp luật hiện hành.
2. Các tổ chức, cá nhân được sử dụng Biểu trưng trong các sự kiện chính trị, hoạt động kinh tế, thương mại, văn hóa, xã hội, đối ngoại (phi lợi nhuận) nhằm quảng bá hình ảnh tỉnh Khánh Hòa và Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa phải tuân thủ theo các chỉ số kỹ thuật được quy định tại Khoản 3, Điều 4 của Quy chế này.
3. Vị trí đặt biểu trưng phải hài hòa, phù hợp, cân đối và trang trọng.
4. Không được thay đổi, xuyên tạc Biểu trưng.
5. Không thay đổi tỷ lệ, vị trí hoặc khoảng cách giữa các chữ cái, các hình khối trong Biểu trưng.
6. Không thay đổi màu sắc hoặc thêm hiệu ứng khác vào Biểu trưng.
7. Không tự ý thêm chữ, hình ảnh vào trong Biểu trưng.
8. Không xoay dọc, ngang, chéo hoặc lật ngược Biểu trưng.
9. Không được thay đổi Biểu trưng dưới các hình thức khác.
10. Không tạo các liên tưởng tiêu cực đến hình ảnh, uy tín của tỉnh Khánh Hòa.
11. Không được chuyển giao hoặc chuyển nhượng giấy phép sử dụng Biểu trưng cho tổ chức, cá nhân khác.
Ở Điều 7, khoản 2 quy định: Thiết kế, sử dụng Biểu trưng để xây dựng làm quà tặng tại các hoạt động trên phải thông qua và được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý Biểu trưng.
Ở Điều 8 quy định: Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng Biểu trưng trong các hoạt động thương mại trong và ngoài tỉnh Khánh Hòa phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý Biểu trưng và phải thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Ở Điều 9 quy định: Sử dụng Biểu trưng ngoài các quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 phải đảm bảo đúng các quy định tại Điều 3 và Điều 4 Quy chế này, tuân thủ quy định của pháp luật và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý Biểu trưng.
Ở Điều 12 quy định: Đối với các tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm về quyền tác giả và quyền liên quan được quy định tại Quy chế này và các quy định khác của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả gây ra sẽ bị xem xét và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bây giờ mình phải tìm quy định về biểu trưng của 63 tỉnh thành vì mỗi tỉnh có quy định khác nhau.