Cộng tác trong Tháng

Công việc cộng tác của Tháng này là chuyển thành văn bản bộ sách...
Nho giáo Quyển 1 của Trần Trọng Kim.

Vừa rồi: Phan Khôi: xem tiến triển!
Xin mời các thành viên quan tâm bổ sung các tác phẩm này cho Wikisource. Xin cảm ơn.

Tác phẩm cần Hiệu đính của Tháng
Như Tây nhựt trình của

Trương Minh Ký.

Lần trước: Tôn Ngô binh pháp
Mời các thành viên quan tâm hiệu đính tác phẩm để nâng cao sự toàn vẹn và tin cậy của Wikisource.

Hoan nghênh bạn đến với Wikisource!
Giờ thì bạn đã đến đây, chắc bạn đang thắc mắc...

Xin chào! Cảm ơn bạn đã tham gia Wikisource; chúng tôi rất là vui vì bạn đã ghé thăm và bắt tay sửa đổi. Chúng tôi chỉ là một cộng đồng rất non trẻ chỉ vài chục người, nhưng được sự giúp đỡ vô tận từ những người ghé qua. Dám cá là bạn đang không biết chúng tôi xem bạn thuộc thành phần nào trên hai thành phần đó...ừ thì điều đó tùy thuộc vào bạn thôi.

Bạn sẽ thấy chúng tôi là một góc nhỏ riêng biệt của Quỹ Wikimedia, miễn nhiễm với đủ loại tranh luận, tranh cãi hay các kiểu vi phạm quy định mà bạn hay thấy ở dự án khác. Thật lòng mà nói, vì chúng tôi chủ yếu đăng lại chính xác những gì người khác đã từng viết ra, thì ngại gì những vấn đề kiểu như "tính trung lập". Vả lại, nếu một bài diễn văn do Adolf Hitler viết nên đầy kích động và thiên lệch...thì chẳng phải đó là mục đích của bài diễn văn đó sao?

Nếu bạn đang tìm một chủ đề nào đó, bạn có thể thấy nó tại Wikisource:Tác phẩm, dù nó là Wikisource:Phật giáo hay Wikisource:Truyện tiếu lâm. Để xem qua thể loại, tốt nhất là xem các thể loại kiểu như Thể loại:Thơ hay Thể loại:Tiểu thuyết. Tất nhiên, nếu bạn biết tên tác gia, cách dễ nhất đó là vào ngay "Tác gia:Nguyễn Trãi" sẽ thấy được tất cả những gì ông từng viết (hoặc được viết về ông!).

Cơ hội ở đây là, bạn rất thích một chủ đề nào đó mà chúng tôi thì chưa có nhiều...vậy thì, đây là cách thay đổi điều đó!

Vậy là, tác gia hay chủ đề bạn ưa thích không có nhiều hoặc chưa đủ trên dự án? Miễn là bạn chắc cú rằng văn kiện phù hợp với tiêu chuẩn Phạm vi công cộng, bạn có thể tự tay đưa nó vào ngay! (Cũng như mọi luật chơi, đó chỉ là những chỉ dẫn cơ bản, nếu bạn thấy có ngoại lệ, cứ hỏi một bảo quản viên để được giúp)

Nếu văn kiện chưa có trên này, chỉ cần gõ tên nó vào dưới là nó sẽ đưa bạn đến trang sửa đổi để bạn bắt tay vào làm! Nhớ đừng quên thêm {{chưa có đầu đề}} vào đầu trang, rồi bỏ thể loại vào để mọi người còn kiếm ra nó mà đọc.


Nếu bạn chẳng nghĩ ra được thứ gì để cải thiện Wikisource, vậy sao không xem thử Wikisource:Văn kiện tôn giáo, Wikisource:Chiến tranh hay Wikisource:Văn kiện theo Quốc gia để lấy ý tưởng? Đừng quên đặt những đóng góp của bạn vào các trang đó để mà người khác có thể đọc chúng!

Đọc khi nào muốn, đọc cách mình muốn
Đến và gặp gỡ mọi người

Nếu bạn đã nhấn tới tab này rồi, thì bạn chắc vẫn muốn bỏ thêm vài giờ để làm quen với thư viện của chúng ta. Nó chưa được hoàn hảo đâu bạn à, đâu đó vẫn còn lỗi chính tả hay văn kiện sắp xếp chưa đúng. Hãy giúp chúng tôi, báo cho chúng tôi biết, hoặc tự mình sửa lấy!

Nếu bạn thấy chán và chỉ muốn nhặt cây chổi lên dọn dẹp, thì đây, có nhiều thứ cần phải dọn lắm. Tác phẩm thiếu bản mẫu đầu đề chẳng hạn là những nơi rất tuyệt để bắt đầu!

Giúp chúng tôi

Tranminh360 (thảo luận) 10:49, ngày 15 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi đang có dự tính mang một lượng lớn luật của Việt Nam (những luật chưa có trong đây) vào wikisource không biết có được không?Tnt1984 (thảo luận) 10:20, ngày 15 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Luật pháp không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền, bạn cứ mang vào Wikisource thoải mái. Tranminh360 (thảo luận) 10:49, ngày 15 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời
Luật ban hành năm 1957 mà đề là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hả bạn? Phải là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thêm nữa trước mỗi trang văn kiện là phải có {{đầu đề}}, có công cụ tải sẵn đầu đề trong Tùy chọn đấy, bạn bật lên mà dùng. Tranminh360 (thảo luận) 11:55, ngày 15 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời
Cái đó còn tùy xem dịch giả bản tiếng Việt của Tuyên ngôn của đảng cộng sản đã mất quá 50 năm (theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam) hay chưa, còn bản gốc bằng tiếng Đức xuất bản năm 1848 thì tự do trên phạm vi toàn thế giới rồi. Tranminh360 (thảo luận) 17:04, ngày 18 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời
Nhờ bạn cập nhật những luật bạn mới đưa vào trong trang Tác gia:Quốc hội Việt NamBản mẫu:Luật pháp Việt Nam giùm. Tranminh360 (thảo luận) 06:18, ngày 19 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
Trên wikisource có 1 số IP chuyên phá hoại các văn bản pháp luật, không hiểu tại sao? Tranminh360 (thảo luận) 18:39, ngày 12 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Quy định và hướng dẫn

sửa

Nhờ bạn kiểm tra và dịch lại các trang Wikisource:Quy định khóa, Wikisource:Quy định cấm, Wikisource:Biên dịchTrợ giúp:Hiệu đính nhé. Mình dịch tệ quá :(. Cảm ơn bạn. Tranminh360 (thảo luận) 13:52, ngày 16 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Văn bản dưới luật

sửa

Trong Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, ngoài Hiến pháp, Luật, Bộ luật đã được đưa lên Wikisource còn rất nhiều các văn bản thuộc các loại: Nghị quyết, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định, Thông tư, Thông tư liên tịch chưa được đưa lên. Số lượng văn bản loại này rất lớn và sẽ giúp tăng nhanh số lượng văn kiện trên Wikisource. Chỉ còn vấn đề đặt tên bài và sắp xếp sao cho hợp lý. Bạn thấy sao?

Về sắp xếp, mỗi văn bản quy phạm pháp luật đều có số hiệu thì sắp xếp theo số hiệu là tiện lợi nhất. Ví dụ Luật 59/2010/QH12 thì trước đó dĩ nhiên Luật 58/2010/QH12 và sau đó là Luật 60/2010/QH12. Các văn bản pháp luật hiện nay trên Wikisource đều thiếu số hiệu và cách sắp xếp theo vần A, B, C trong trang Tác gia:Quốc hội Việt Nam hiện nay là không hợp lý vì dễ bỏ sót.

Còn các luật sửa đổi bổ sung thì trình bày kiểu nào? Đây là 1 cách. Tham khảo bên Wikisource tiếng Trung thì họ tách ra làm 2 bài riêng biệt: luật sửa đổi bổ sung gốc (có các điều khoản như "...điều xxx được sửa đổi bổ sung thành...") làm 1 bài riêng, và luật được sửa đổi bổ sung làm 1 bài riêng. Ví dụ: trang Quyết định của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc sửa đổi bổ sung Luật Tố tụng hình sự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (2012) làm 1 bài, trong đó chép nguyên văn quyết định sửa đổi bổ sung gốc, có các điều khoản như "...điều xxx được sửa đổi bổ sung thành...", "xóa bỏ điều xxx", "bổ sung điều xxx"... và trang Luật Tố tụng Hình sự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (2012), trong đó chép nguyên văn luật cũ và căn cứ vào các chi tiết trong quyết định sửa đổi bổ sung để sửa đổi các điều trong luật cũ. Bạn thấy có nên làm như vậy không? Đã có người chép nguyên văn luật sửa đổi bổ sung gốc giống như ở đây và mình có nêu ý kiến ở đây. Ý kiến của bạn? Tranminh360 (thảo luận) 15:05, ngày 17 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Về cách trình bày các luật thì Vinhtantran có đề xuất quy cách định dạng giống như trang Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005, tức là chia văn kiện ra nhiều trang con, cho mỗi phần/chương vào một trang con, sử dụng bản mẫu {{mục}} để tạo liên kết đề mục ngắn gọn, dùng # để thể hiện các số 1, 2, 3; dùng : để thụt đầu dòng các mục a, b, c; dùng thẻ <p></p> để đánh dấu đoạn văn... Cách trình bày kiểu này có vẻ đẹp hơn nhưng việc chia văn kiện ra làm nhiều trang con sẽ khiến cho khó đổi tên bài vì chỉ có bảo quản viên mới di chuyển các trang con được, nhưng nó có thể giúp "ăn gian" số lượng văn kiện trong Đặc biệt:Thống kê. Bạn có đồng ý với cách trình bày kiểu này không? Tranminh360 (thảo luận) 14:12, ngày 18 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời
Về cách đặt tên bài thì khi nào có số năm, khi nào không vậy? Theo mình thì văn bản luật hiện hành có thể không cần số năm, ví dụ như Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì người ta vẫn hiểu đó là văn bản hiện hành, còn văn bản luật hết hiệu lực thì phải có số năm, ví dụ như Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1980, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 vì nếu không có số năm người ta sẽ tưởng đó là văn bản hiện hành đấy. Như trang Luật Hôn nhân và gia đình nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã hết hiệu lực rồi mà không ghi số năm vào, người ta sẽ tưởng đó là luật hiện hành đấy, nên để tên là Luật Hôn nhân và gia đình nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1987 để khỏi nhầm lẫn với các luật sau này. Mà bạn lấy nguồn các luật từ trang nào vậy? Vietlaw à? Anh Tân nói nên lấy từ trang web Bộ Tư pháp, không rõ trang nào tốt hơn? Tranminh360 (thảo luận) 18:08, ngày 18 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời
Theo bạn thì Tuyên ngôn độc lập Việt Nam có vi phạm bản quyền không? Tranminh360 (thảo luận) 13:57, ngày 20 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời
Vậy bài Quốc ca Việt Nam có bản quyền không vậy bạn? Xem thêm các thảo luận ở đâyđây. Nó có thuộc đối tượng không được bảo hộ bản quyền trong {{PVCC-CPVN}} không? Tranminh360 (thảo luận) 17:06, ngày 20 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời
Trong Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam không có điều nào nói rằng Quốc ca không được bảo hộ bản quyền hay thuộc về công chúng cả (Văn Cao mới mất năm 1995). Một trường hợp tương tự là Quốc ca Trung Quốc, đã bị xóa khỏi Wikisource tiếng Trung và chuyển sang Wikilivres, trong đó có ghi rõ This work is published here with the author's authorization. The author still reserves all his/her rights. Có nghĩa là tác giả vẫn giữ bản quyền nhưng cho phép mọi người sử dụng tự do tác phẩm của mình, và nó không tương thích với các giấy phép của Wikisource ({{PVCC-phát hành}}, {{PVCC-tôi}}, CC hoặc GFDL). Tranminh360 (thảo luận) 15:36, ngày 21 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời
Vậy thì có thể dùng {{PVCC-phát hành}}. Bạn có tìm ra thông tin nào về bản quyền Tuyên ngôn Độc lập không? Tranminh360 (thảo luận) 16:22, ngày 23 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời
Trước đây hát Quốc ca Hàn Quốc cũng phải trả tiền bản quyền đấy. Năm 2005 thì gia đình cố nhạc sĩ Ahn Eak-tai đã hiến tặng nó vào phạm vi công cộng. Tranminh360 (thảo luận) 22:55, ngày 25 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Ngày tháng trong luật

sửa

Sao ngày ban hành lại khác ngày thông qua vậy bạn? Ví dụ Luật Đất đai nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1988 ở trên bạn ghi được ban hành ngày 08 tháng 1 năm 1988, sao ở dưới lại là thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1987? Ngày ban hành là ngày đăng Công báo à? Tranminh360 (thảo luận) 01:29, ngày 26 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Vậy khi một văn bản luật có luật sửa đổi, bổ sung thì văn bản luật đó được tính là hết hiệu lực một phần đúng không? Giống như ở đây.Tranminh360 (thảo luận) 13:11, ngày 27 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tên luật sửa đổi, bổ sung

sửa

Sắp tới Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thì các cơ quan ban hành sẽ hợp nhất văn bản sửa đổi, bổ sung vào văn bản được sửa đổi, bổ sung theo quy cách thống nhất nên chúng ta sẽ không phải hợp nhất bằng tay như hiện nay nữa. Lúc đó các luật sửa đổi bổ sung hiện nay có trên Wikisource sẽ phải chia ra làm 2 văn bản: văn bản sửa đổi, bổ sung gốc và văn bản hợp nhất; tên văn bản cũng phải thay đổi cho phù hợp với Pháp lệnh phải không bạn? Tranminh360 (thảo luận) 12:54, ngày 11 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tên nghị quyết, nghị định

sửa

Các nghị quyết có tên dài quá có lẽ nên dùng số hiệu phải không bạn? Có 1 số nghị quyết tên quá dài nhưng không có số hiệu như Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chuẩn y Sắc luật số 002/SLt ngày 18 tháng 6 năm 1957 quy định những trường hợp phạm pháp quả tang và những trường hợp khẩn cấp nên đặt tên thế nào? Có lẽ nên bỏ đoạn của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đi? Tranminh360 (thảo luận) 15:50, ngày 14 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tên nghị định cũng quá dài như Nghị định 105/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, suýt chút nữa quá 255 ký tự thì không tạo được! Có lẽ chỉ nên để số hiệu còn bỏ đoạn giải thích mục đích đi. Tranminh360 (thảo luận) 17:52, ngày 14 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời

Nguồn văn bản luật

sửa

Tôi đã đưa 1 số văn bản luật từ nguồn Văn phòng Quốc hội lên rồi, nhiều văn bản sai chính tả be bét (các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội). Tôi dùng Firefox có add-on kiểm tra chính tả nên rất tiện. Các văn bản trên Bộ Tư pháp có vẻ đáng tin cậy hơn, ở đó còn có bảng thuộc tính và lược đồ dễ tra cứu hơn trang Văn phòng Quốc hội. Nhưng đáng tin cậy hơn cả là các bản scan dưới dạng pdf như [1]. Tranminh360 (thảo luận) 13:56, ngày 8 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tuyên ngôn của Đảng cộng sản

sửa

Lần trước bạn có hỏi về bản quyền của bản Tuyên ngôn này, tôi thấy trên trang Marxists Internet Archive có ghi chú ở dưới cùng là: All material within these Archives, unless noted otherwise, is public domain. MIA-created material is protected by the Creative Commons License. Vậy thì chắc bản dịch tiếng Việt của bản Tuyên ngôn này ở [2] thuộc phạm vi công cộng. Tranminh360 (thảo luận) 18:40, ngày 14 tháng 1 năm 2013 (UTC)Trả lời