Wikisource:Quy định cấm
Trang này giải thích về một quy định chính thức của Wikisource tiếng Việt. Nó được đa số các thành viên chấp nhận và được xem là chuẩn mực mà tất cả các thành viên nên tuân thủ. Ngoại trừ những thay đổi nhỏ, xin hãy sử dụng trang thảo luận. |
← Quy định và hướng dẫn | Quy định cấm |
Trang này miêu tả tiến trình và quy định để cấm thành viên không được sửa đổi. |
Cấm là một phương cách kỹ thuật khiến cho một tài khoản, địa chỉ/dải IP, hoặc một người không còn sửa đổi Wikisource được nữa. Đối với bảo quản viên và hành chính viên, một số công cụ dành riêng cho họ cũng bị ảnh hưởng khi chính họ bị cấm - xem những ảnh hưởng do bị cấm. Với mọi trường hợp, cấm mang ý nghĩa ngăn ngừa hơn là trừng phạt, và chỉ dùng để ngăn Wikisource khỏi bị hư hại.
Thời hạn của một lần cấm tùy thuộc vào suy xét của bảo quản viên. Tuy nhiên, một quy tắc gối đầu giường là nếu có một số bảo quản viên không đồng ý với lần cấm đó, nó có thể là quá đáng. Tác vụ cấm có thể dỡ bỏ nếu thành viên đồng ý dừng hành vi phá hoại.
Tất cả thành viên có thể đăng yêu cầu cấm tại Tin nhắn cho bảo quản viên hoặc những các khác ghi bên dưới. Việc cấm sẽ được tiến hành nhanh hơn nếu được cung cấp đầy đủ bằng chứng vi phạm quy định; tuy nhiên, bảo quản viên không có bổn phận phải cấm khi có thông báo.
Những hành vi dẫn đến cấm
sửaPhá hoại
sửaPhá hoại được định nghĩa là thực hiện sửa đổi một cách cố ý nhằm làm giảm chất lượng của văn thư lưu trữ. Các loại phá hoại phổ biến là thay thế văn bản đang có bằng những từ ngữ thô tục, tẩy trống trang, và cố tình xuyên tạc văn bản gốc.
Lùi sửa đổi quá mức
sửaLùi sửa đổi quá mức bị xem là nguy hiểm trong môi trường wiki, nơi mọi thành viên đều được xem là bình đẳng với nhau. Các tranh cãi nên được giải quyết thông qua thảo luận. Các biên tập viên có dính líu đến một cuộc chiến lùi sửa sẽ bị cấm để tạo một khoảng thời gian giúp họ bình tĩnh trở lại. Lần vi phạm đầu tiên thường bị cấm trong vòng hai mươi bốn giờ, nhưng có thể dài hơn nếu tỏ thái độ hung hăng, hiếu chiến (ví dụ như ghi tóm lược sửa đổi một cách thách thức). Khi có nhiều bên cùng vi phạm quy định, bảo quản viên sẽ hành xử công bằng với tất cả các bên.
Tấn công cá nhân
sửaTấn công cá nhân là bất cứ sửa đổi hoặc hành động nào có ý định gây nguy hiểm, hăm dọa, đe dọa, lăng mạ, hoặc bôi nhọ một thành viên khác. Tấn công cá nhân cũng áp dụng cho các hành vi bên ngoài Wikisource, như trong thư điện tử chẳng hạn. Không thể có lời bào chữa nào cho việc này. Các biên tập viên có thể bị cấm với bất kỳ thời hạn nào, kể cả vĩnh viễn khi vi phạm quy định này, và lần cấm đó sẽ được thông báo tại Tin nhắn cho bảo quản viên.
Lẽ hiển nhiên là các bảo quản viên bản thân họ phải luôn giữ thái độ văn minh và tôn trọng (và giữ cho cái đầu lạnh nữa) khi có tranh chấp với thành viên khác.
Đăng chi tiết cá nhân riêng tư
sửaNhững thành viên nào đăng các chi tiết riêng tư về thành viên khác mà không được sự cho phép của người đó sẽ bị cấm với thời hạn bất kỳ, kể cả vĩnh viễn, tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc và bảo quản viên thực hiện cấm cảm thấy nó chỉ là nhất thời hay có khả năng sẽ lặp lại. Điều khoản này không áp dụng cho các bảo quản viên có quyền CheckUser (hiện nay Wikisource tiếng Việt không có ai có quyền này), vì người này sẽ có quyền truy cập một số thông tin theo các điều khoản của quy định check-user.
Phá rối
sửaBảo quản viên có thể cấm các địa chỉ IP hoặc thành viên nào làm hại đến hoạt động bình thường của Wikisource. Những kiểu phá này có thể là thay đổi thảo luận đã ký của thành viên khác, cố tình thực hiện các sửa đổi lừa dối, quấy rối, và mạo danh. Những thành viên sẽ bị cảnh cáo trước khi bị cấm.
Bảo quản viên cũng có thể khóa cả những tài khoản mới thực hiện nhiều sửa đổi phá rối. Tài khoản do thành viên phá rối đã bị cấm tạo ra cũng sẽ bị cấm nếu chúng tiếp tục phá rối, hoặc nếu họ sửa đổi theo cách cho thấy sẽ còn tiếp tục phá rối.
Các tác vụ cấm theo điều khoản này nên được ghi chú tại tin nhắn cho bảo quản viên.
Vi phạm bản quyền và đạo văn
sửaCác văn bản có giấy phép không tương thích sẽ là nguy cơ pháp lý cho toàn bộ Wikimedia Foundation, và do đó luôn được ưu tiên chú ý. Nếu có nghi ngờ, biên tập viên nên đặt thông báo rồi xóa văn bản đó đi. Biên tập nào lặp đi lặp lại việc đưa các tư liệu gây tranh cãi vào, sau khi đã bị cảnh cáo, sẽ bị cấm để bảo vệ cho dự án. Trong trường hợp một biên tập viên hành động với ý đồ tốt, đã có chú ý đến vấn đề bản quyền, và không tạo ra nguy cơ pháp lý lập tức, thì thành viên đó không cần phải bị cấm.
Không được phép sử dụng hình ảnh sử dụng hợp lý tại trang thành viên và chúng sẽ bị dỡ đi ngay nếu tìm thấy, kèm theo là một thông báo lịch sự tại trang thảo luận của thành viên đó. Việc liên tục chèn hình sử dụng hợp lý vào trang thành viên sẽ là cơ sở để cấm sửa đổi, theo đã ghi ở trên. Một cách lựa chọn khác dỡ hình đó đi và khóa trang thành viên đó lại.
Những lời nói chính thức:
Chúng ta cần phải xử lý những hành động kiểu như vậy một cách thật dứt khoát, không thương hại, vì loại đạo văn này hoàn toàn đi ngược lại tất cả những nguyên tắc nền tảng của chúng ta. Tất cả các bảo quản viên được khuyến khích cấm bất kỳ và tất cả những thành viên nào họ bắt gặp. Hãy can đảm lên. Nếu có ai đó kiện bạn lên Hội đồng Trọng tài vì việc này, đừng sợ gì cả. Chúng ta không được dung thứ cho hành động đạo văn. Jimbo Wales 04:28, 28 tháng 12 năm 2005 UTC)[1]
Không cần thiết cũng không có ý định trả thù, nhưng cùng lúc, chúng ta không thể chấp nhận đạo văn. Để tôi nói cho rõ ràng, các vấn đề pháp lý là rất quan trọng, nhưng điều còn quan trọng hơn nhiều là vấn đề đạo đức. Chúng ta, tất cả chúng ta, đều muốn chỉ vào Wikipedia và nói: chúng tôi tự làm ra nó đấy, rất công bằng và sòng phẳng. Jimbo Wales 15:54, 28 tháng 12 năm 2005 (UTC)[2]
Tên thành viên
sửaBảo quản viên có thể cấm những tên thành viên rõ ràng là tục tĩu, rất dễ nhầm lẫn với một bảo quản viên tích cực, hoặc ngụ ý liên kết đến bất kỳ loại dự án hoặc biên tập viên khác, hoặc không thích hợp. Tên thành viên được dùng để mạo danh hoặc tấn công thành viên khác sẽ bị cấm lập tức và vĩnh viễn.
Tài khoản "công cộng"
sửaQuy ước của Wikimedia là các tài khoản có một tên cụ thể, nhưng tạo ra để nhiều người cùng dùng, sẽ không được phép sử dụng. Đây được xem là hành vi giả danh một cá nhân trong dự án khi mang mặt nạ ẩn danh. Do đó cái gọi là tài khoản "công cộng" là không cần thiết vì thành viên vô danh có thể sửa đổi tự do, và bất kỳ ai cũng có thể nhanh chóng tạo một tài khoản mà không cần khai báo địa chỉ thư điện tử. Ví dụ như tài khoản mà chủ sở hữu đưa mật khẩu ra sử dụng công cộng. Chúng có thể bị cấm vĩnh viễn.
Sử dụng nhiều tài khoản
sửaBiên tập viên đã đăng ký nên sửa đổi bằng một tài khoản duy nhất. Mục đích của việc này là để ngăn cản việc sử dụng nhiều tài khoản để đánh lừa hoặc gây hiểu lầm và để giải thích rằng biên tập viên có thể sử dụng hợp pháp một tài khoản (thay thế) thứ hai. Một tài khoản thứ hai được dùng để đánh lừa gọi là tài khoản con rối. Wikisource:Tài khoản thay thế có hướng dẫn về việc sử dụng nhiều tài khoản một cách thích hợp/có thể chấp nhận được.
Việc lạm dụng tài khoản thứ hai được xem là sự vi phạm nghiêm trọng sự tin tưởng của cộng đồng, và có thể dẫn đến một quyết định cấm hoặc cấm chỉ, liên đới công khai đến bất kỳ tài khoản hoặc địa chỉ IP khác mà bạn đã sử dụng trên Wikimedia và các dự án của Wikimedia, và (có khả năng) dẫn đến các thảo luận công khai của các biên tập viên khác về các hoạt động của bạn trong thế giới thực và các thông tin cá nhân khác có liên quan đến sửa đổi của bạn. Lạm dụng nhiều tài khoản có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến những gì mà sếp, bạn bè, đồng nghiệp và nhà báo có thể nhìn thấy khi tìm kiếm tên bạn hoặc nickname trên mạng của bạn trong tương lai. Đừng làm con rối.
Bot
sửaBot phải được nhận được sự chấp nhận của cộng đồng tại Wikisource:Thảo luận, và phải được kiểm tra rất cẩn thận để đảm bảo rằng chúng không có những hoạt động bất thường. Bảo quản viên có thể cấm bất kỳ bot nào nếu chúng vượt khỏi tầm kiểm soát.
Các bot bán tự động — bot hoạt động dưới sự giám sát của một người — chỉ được phép khi chúng được nhận dạng rõ ràng như vậy (trong tóm lược sửa đổi hoặc tên tài khoản) và được giám sát cẩn thận. Bot bán tự động có thể bị cấm nếu chúng hoạt động thất thường hoặc vượt ra ngoài hướng dẫn sửa đổi thông thường.
Proxy vô danh hoặc mở rộng
sửaCác proxy mở hoặc proxy server sẽ bị cấm ngay lập tức và không được khiếu nại.
Xem: [WikiEN-l] "Anonymous proxies (was Re: Desysop Morwen)" (Jimmy Wales Mon Feb 16 21:52:11 UTC 2004). Lưu ý rằng "Wikipedia" có nghĩa là bao gồm tất cả các dự án Wikimedia.
Vi phạm quy định
sửaThành viên có thể bị cấm do liên tục vi phạm quy định sau khi đã được cảnh báo rằng họ đang vi phạm. Các lệnh cấm này sẽ được thông báo trên trang tin nhắn cho bảo quản viên.
Những ảnh hưởng do bị cấm
sửaThành viên bị cấm và địa chỉ IP vẫn có thể xem được mọi trang ở Wikisource, nhưng liên kết "Sửa đổi trang này" sẽ dẫn đến trang "Thành viên bị cấm" giải thích lý do cấm và cung cấp thông tin về cách yêu cầu bỏ cấm. Trang này chứa cả thông báo "lý do" của bảo quản viên đã đặt lệnh cấm. Liên kết và bản mẫu được hiển thị bình thường trong phần "lý do".
Thời hạn cấm tùy thuộc vào thời gian hết hạn được thiết lập khi cấm, có thể là "không xác định" hoặc "vô hạn" (tức là cho đến khi được bỏ cấm).
Khi một thành viên bị cấm cố gắng sửa đổi, IP mà thành viên đó dùng để sửa đổi sẽ bị "tự động cấm", do đó thành viên không thể thực hiện sửa đổi vô danh hoặc dưới một tên thành viên khác. Có một biến hết hạn tự động cấm nội bộ, được đặt là 24 giờ, có nghĩa là khi một thành viên bị cấm vô thời hạn, IP của họ sẽ được tự động bỏ cấm trong vòng 24 giờ sau lần cuối cùng thành viên đó truy cập trang.
Đối với bảo quản viên và hành chính viên, bị cấm cũng hạn chế khả năng lùi sửa, xóa và phục hồi trang, khóa và mở khóa trang. Họ vẫn có thể cấm và bỏ cấm, và hành chính viên vẫn có thể phong cấp bảo quản viên cho thành viên khác.
Cấm ngẫu nhiên
sửaĐôi khi thành viên sử dụng IP động phát hiện ra rằng mình bị cấm một cách ngẫu nhiên, bởi vì địa chỉ IP hiện nay của họ đã được một thành viên phá hoại hoặc bị cấm chỉ trước đó sử dụng. Các lệnh cấm này sẽ biến mất nếu thay đổi địa chỉ IP. Nếu điều đó là không thể, nên báo cáo lệnh cấm này với một bảo quản viên gần nhất mà bạn biết thông qua thư điện tử—xem danh sách các bảo quản viên để chọn một số ứng cử viên thích hợp.
Khi nào không cấm
sửaĐặc biệt nghiêm cấm việc cấm thành viên để giành lợi thế trong một cuộc tranh cãi về nội dung. Tương tự, bảo quản viên không nên cấm các thành viên đang tham gia vào một cuộc xung đột trong việc sửa đổi bài viết với bảo quản viên đó. Cần phải hết sức thận trọng trước khi cấm thành viên vì họ có thể hành động do thiện ý.
Đặc biệt nghiêm cấm việc cấm thành viên theo lời tự yêu cầu để nghỉ Wiki hoặc để ra đi. Bảo quản viên cũng không nên thử tự cấm mình trừ khi họ sử dụng IP tĩnh vì kết quả "tự động cấm" có thể ảnh hưởng đến các thành viên khác.
Hướng dẫn dành cho bảo quản viên
sửaCách cấm thành viên
sửaBảo quản viên vào trang Các trang đặc biệt và bấm vào liên kết "Cấm thành viên/địa chỉ IP". Liên kết này dẫn tới trang Đặc biệt:Cấm IP, trang này sẽ hướng dẫn thêm. Cũng có thể truy cập Đặc biệt:Cấm IP thông qua liên kết [cấm] xuất hiện bên cạnh mỗi thành viên không đăng nhập trong trang thay đổi gần đây.
"Lý do" mà bảo quản viên ghi vào sẽ hiển thị đối với thành viên bị cấm khi họ cố gắng sửa đổi, đồng thời xuất hiện trong nhật trình cấm và danh sách cấm. Nếu không có lý do rõ ràng, hoặc cần nhiều hơn một dòng để giải thích lệnh cấm, bảo quản viên có thể ghi lại lệnh cấm tại trang tin nhắn cho bảo quản viên.
Thành viên sẽ được thông báo về lệnh cấm trên trang thảo luận của họ. Bằng cách này, các biên tập viên khác sẽ biết rằng thành viên đó bị cấm, và sẽ không chờ đợi hồi âm các ý kiến trên trang thảo luận. Trong một số trường hợp, một IP có thể được dùng chung bởi các bảo quản viên và họ yêu cầu được thông báo trước khi đặt lệnh cấm chúng (để họ có thể hoàn thành công việc bảo quản mà họ đang thực hiện). Vì lý do này, cần kiểm tra trang thảo luận của IP khi các yêu cầu như vậy được đưa ra.
Thời gian hết hạn cấm và áp dụng
sửaThời gian hết hạn cấm được nhập vào bằng định dạng chuẩn GNU, được mô tả trong hướng dẫn về tar. Ngoài ra, một lệnh cấm có thể là "vô thời hạn" hoặc "vô hạn", có nghĩa lệnh cấm này là vĩnh viễn, cho đến khi một bảo quản viên bỏ cấm tài khoản. Nếu không nhập thời gian hết hạn cấm, hệ thống sẽ hiển thị một thông báo lỗi.
Một thành viên có thể bị cấm bởi nhiều hơn một bảo quản viên trong cùng một lúc. Trong trường hợp này, thành viên sẽ bị cấm đến khi lệnh cấm ngắn nhất hết hạn. Chẳng hạn, nếu một bảo quản viên cấm một thành viên trong thời gian một ngày, và một bảo quản viên khác cấm thành viên đó trong thời gian hai ngày, thì thành viên đó sẽ bị cấm trong thời gian một ngày, giả định rằng các lệnh cấm được đưa ra cùng lúc.
Cấm dải IP
sửaCấm dải IP đôi lúc được sử dụng khi một thành viên phá hoại hoặc gây rối đã bị cấm IP nhiều lần nhưng phản ứng bằng cách dùng địa chỉ IP khác. Trong hầu hết trường hợp, cấm dải IP sẽ ảnh hưởng đến một số thành viên hợp pháp. Do đó, chỉ nên cấm dải IP khi hành vi phá hoại là thường xuyên và nghiêm trọng, đủ làm cho các phương pháp khác không có hiệu quả. Đây là vấn đề phán đoán, và cần xem xét đến số lượng thành viên hợp pháp có thể bị ảnh hưởng. Khi sử dụng, dải IP bị cấm càng ngắn càng tốt.
Tính năng cấm dải IP khó sử dụng chính xác vì nó đòi hỏi phải hiểu biết về số học nhị phân. Nó có những hạn chế vốn có khi thực hiện, yêu cầu các địa chỉ bắt đầu và kết thúc là một bội số chính xác của khoảng cách giữa chúng, phải là lũy thừa của hai. Để biết thêm chi tiết, xem Cấm dải IP.
Bỏ cấm
sửaĐặc biệt:Danh sách cấm có chứa danh sách các thành viên và IP hiện đang bị cấm. Bảo quản viên sẽ nhìn thấy một liên kết ([bỏ cấm]) ở bên cạnh mỗi thành viên. Sau khi bấm vào đó, họ cần gõ lý do bỏ cấm và bấm vào nút Bỏ cấm địa chỉ này.
Các bảo quản viên có thể bỏ cấm họ về mặt kỹ thuật bằng cách này, nhưng tuyệt đối không nên làm như vậy, trừ khi họ bị cấm tự động do dùng chung IP với một số thành viên (hoặc bot) bị cấm. Nếu không, nếu bảo quản viên cảm thấy mình bị cấm mà không có lý do hợp lệ, họ nên liên hệ với bảo quản viên đã đặt lệnh cấm, hoặc một bảo quản viên khác, hoặc qua danh sách thư và yêu cầu bỏ cấm.
Nếu bạn không đồng ý với lệnh cấm
sửaNếu bạn không đồng ý với lệnh cấm của một bảo quản viên, xin hãy liên hệ với bảo quản viên đó để thảo luận về vấn đề này. Một số lý do bạn muốn bỏ cấm có thể là:
- Việc cấm thành viên vi phạm quy định này
- Lý do cấm không còn được áp dụng
Nên nhớ rằng các thành viên thường gửi thư điện tử đến một số bảo quản viên và cho rằng mình là nạn nhân bị các bảo quản viên đối xử bất công và thiên vị. Bởi vì vấn đề không phải luôn rõ ràng từ lịch sử sửa đổi của thành viên bị cấm, đây là vấn đề lịch sự và giữ ý thức chung khi tham khảo ý kiến của bảo quản viên đặt lệnh cấm, chứ không phải thực hiện việc bỏ cấm cho mình.
Ngoại lệ nếu một sai sót rõ ràng được phát hiện (không phải là phỏng đoán) và bảo quản viên đặt lệnh cấm không có mặt: ví dụ, một thành viên bị cấm do vi phạm quy định ba lần hồi sửa, nhưng rõ ràng anh ta chỉ hồi sửa ba lần. Nếu bạn cảm thấy rằng việc cấm là sai, và bảo quản viên đặt lệnh cấm không có mặt, bạn phải thông báo cho bảo quản viên đã đặt lệnh cấm trên trang thảo luận của bảo quản viên đó và các bảo quản viên còn lại ở trang Tin nhắn cho bảo quản viên rằng bạn đang bỏ cấm một thành viên bị cấm, trước khi thực hiện điều đó.
Các bảo quản viên nên cẩn thận không bỏ cấm chính họ để phá vỡ một lệnh cấm (trừ khi đó là lệnh cấm IP để ngăn chặn phá hoại), vì thu hồi tạm thời quyền bảo quản viên ("desysopping") là cách duy nhất để đảm bảo rằng việc này không tiếp diễn.
Các quyết định cấm gây tranh cãi
sửaTrong khi việc cấm địa chỉ IP đối với các phá hoại vô danh và rõ ràng diễn ra thường xuyên, thì nhiều quyết định cấm IP và thành viên khác gây tranh cãi. Khi khó đạt được sự đồng thuận, các quyết định cấm như vậy gây tổn hại cho cộng đồng.
Các quyết định cấm gây tranh cãi nhất là:
- cấm các "con rối" hoặc "hóa thân" bị nghi ngờ là của các thành viên bị cấm
- cấm các thành viên đăng nhập có lịch sử đáng kể các đóng góp hợp lệ, bất chấp lý do cấm
- cấm theo điều khoản tổn hại của quy định cấm.
- lệnh cấm có thể đúng đắn nhưng thiếu cơ sở quy định.
Khi bạn tin rằng quyết định cấm là xác đáng, thủ tục được khuyến cáo đối với các quyết định cấm gây tranh cãi là:
- Kiểm tra sự việc một cách cẩn trọng.
- Đọc lại các phần thích hợp của quy định cấm này.
- Nếu có thể, hãy liên hệ với các bảo quản viên khác một cách không chính thức để đảm bảo rằng có những người khác đồng ý với lập luận của bạn. Tin nhắn cho bảo quản viên, kênh IRC (#wikisource) và thư điện tử là những công cụ hiệu quả cho việc này.
- Đặt lệnh cấm, cẩn trọng khi dùng từ ngữ trong thông báo "lý do", và bao gồm một liên kết đến trang thành viên của thành viên bị cấm
- Đặt một thông báo cấm trên trang thảo luận của thành viên bị ảnh hưởng, với lý do bổ sung và phần quy định cấm mà bạn muốn áp dụng.
- Sẵn sàng thảo luận về quyết định cấm với các thành viên Wikisource khác.
Xung đột về việc cấm, trong đó một thành viên bị cấm và bỏ cấm liên tục, là cực kỳ nguy hại. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự chán nản và thất vọng của nhiều thành viên Wikisource lâu năm và có xu hướng khuyến khích cách hành xử xấu của một bộ phận thành viên bị cấm. Hãy tránh làm điều này. Nếu bạn không đồng ý với một quyết định cấm, hãy thảo luận vấn đề với bảo quản viên đã đặt lệnh cấm và với những người khác, và cố gắng đạt được sự đồng thuận thay vì bỏ cấm. Hãy nhớ rằng bảo quản viên đặt lệnh cấm có thể biết rõ tình hình hơn bạn.
Xem thêm
sửa- MediaWiki:Blockedtext, thông báo hiển thị đối với thành viên bị cấm.