Lệ-thần TRẦN TRỌNG KIM

儒 教

NHO-GIÁO

LES ÉCOLES CONFUCÉENNES DE LA PÉRIODE DES HÁN
LES ÉCOLES CONFUCÉENNES DE LA PÉRIODE DE TAM-QUỐC
ET DE LỤC-TRIỀU. LES ÉCOLES CONFUCÉENNES DE LA
PÉRIODE DE TÙY (SOEI) ET DE ĐƯỜNG (TANG)
LES ÉCOLES CONFUCÉENNES DE LA PÉRIODE DE TỐNG (SONG

QUYỂN III

Tái bản lần thứ hai
Sửa lại rất cẩn thận
Nghìn thứ nhất

子曰吾道一以 
 貫之(論語) 

ÉDITIONS LÊ THĂNG
Imprimerie du Nord, 133-135, Rue du Coton
HANOI


儒 教
NHO-GIÁO


Người làm sách giữ bản quyền

TỰA

Nho-giáo quyển thứ ba và quyển thứ tư này nói tóm hết các học-thuyết của chư nho kể từ đời Tây-Hán đến hiện thời bây giờ. Trong khoảng hơn hai nghìn năm ấy các học-giả đều lấy tứ Thư và ngũ Kinh làm cốt-tử cho sự học-vấn. Song mỗi thời-đại có một cái học-thuật đặc-biệt và mỗi học-giả theo một cái tôn-chỉ riêng. Vì vậy cho nên cái học của Nho-giáo tuy nói là giản-dị mà kỳ thực rất phồn-tạp. Nếu không thu-thập hết các học-thuyết lại, rồi đem phân-tích ra mà xét cho rõ các mối đồng dị, thì sự học của Nho-giáo thật là khó hiểu đến nơi đến chốn được. Bởi cái chủ kiến ấy cho nên ta chia Nho-giáo ra từng thời-đại, như: Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, rồi trong mỗi một thời-đại lại xét xem sự nho-học thịnh suy thế nào và chọn lấy mấy người danh-nho rất chính đáng để làm đại-biểu cho các học-thuyết.

Từ đời Lưỡng-Hán đến đời Lục-Triều, các nho-giả chú-trọng ở huấn-hỗ-học, là cái học chỉ cốt tìm cho rõ nghĩa từng chữ từng câu trong các Kinh Truyện, tức là cái học chương cú, ít có cái tư-tưởng siêu việt. Tựu trung có những người như Đổng Trọng-Thư, Dương Hùng và Vương Sung, không chịu ở trong cái phạm-vi huấn-hỗ, đem cái sở đắc của mình mà đề-xướng lên, nhưng cái ảnh-hưởng không biến được cái tư-trào của tục học. Cho nên bước sang đời Tùy, đời Đường, sự học không thay đổi là mấy, mà các học-giả cũng không phát huy ra được cái học-thuyết nào khác, hỉ chăm chăm theo những lời chú-thích của Hán-nho, tức là cái học chú-sớ vậy. Bởi thế, thời bấy giờ về đường văn-chương thì rất thịnh, mà về đường tư-tưởng thì rất kém. Tuy có những danh-nho như Vương Thông và Hàn Dụ, song cũng không nâng cao được cái trình-độ của Nho-giáo.

Vật cùng tắc biến, cái học huấn-hỗ và chú-sớ của Nho-giáo truyền đến đời Tống, bị cái ảnh-hưởng Lão-học và Phật-học mới biến ra cái học nghĩa lý. Thủa ấy nhờ có những danh-nho như Chu Liêm-khê, Thiệu Khang-tiết, Trương Hoành-cừ và hai anh em họ Trình, cho nên phái Lý-học mới thành-lập và cái học của Nho-giáo mới cao lên. Sau lại có bọn Chu Hối-am và Lục Tượng-sơn, mỗi người đứng về một phương-diện, chia phái Lý-học ra làm hai, là: phái đạo-học và phái tâm-học. Phái đạo-học thì vụ lấy tìm cái lý ở các sự vật, cho nên cái tôn-chỉ là phải cùng lý; phái tâm-học thì vụ lấy tìm cái lý ở trong tâm, cho nên cái tôn-chỉ là phải duy-tinh duy-nhất ở bản tâm.

Cái học bàn về tâm và tính đã do Mạnh-tử phát-huy ra từ đời Chiến-quốc nhưng mãi đến Lục Tượng sơn đời Tống mới lập thành ra một học-thuyết, rồi đến đời Minh có Vương Dương-minh mới thật thịnh-hành. Song về sau vì học-giả trong phái ấy có nhiều người thiên về Thiền-học bên Phật, làm sai mất cái tôn-chỉ của Nho-giáo, cho nên qua sang đời Thanh chư nho có nhiều người lại quay về theo lối Hán-học.

Trong đời Thanh, Nho-giáo chia ra phái Hán-học, Phái Tống-học, rồi đến đời Thanh-mạt, vì có ảnh-hưởng Tây-học lại thành ra phái Tân-học.

Đại để, Nho-giáo biến-thiên hoặc theo Kinh-học, hoặc theo Lý-học, tùy mỗi thời-đại có một cái đặc-sắc và có cái tư-tưởng cao thấp, thâm thiển khác nhau, nhưng bao giờ cũng có cái kết-quả rất hay về đường giáo-hóa, là gây thành cái nhân-cách rất tôn-quí. Đó là chỗ độc-giả sách Nho-giáo nên chú-ý mà thể-nhận cho rõ.

Sách này làm theo cái mục-đích đã định, là muốn vẽ cho đúng cái chân-tướng của Nho-giáo trải qua các thời đại. Cái mục-đích ấy có đạt tới được hay không, chưa dám nói quyết, nhưng dù thế nào mặc lòng, ta đem tấm lòng thành thực mà thuật lại cái đạo của thánh hiền, để học-giả có thể nhân đó mà kê-cứu, mà phê-bình, cho khỏi sai lầm. Miễn là cái công-phu này có bổ-ích cho sự học của nước nhà được một đôi chút, ấy là cái sở nguyện của ta vậy.

Trần trọng Kim

MỤC-LỤC


Trang
Thiên I.
.  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .
15
Thiên II.
.  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .
.  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .
30
.  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .
60
.  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .
78
Thiên III.
.  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .
97
Thiên IV.
.  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .
106
.  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .
115
.  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .
122
Thiên V.
.  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .
132
Thiên VI.
.  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .
141
.  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .
149
.  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .
160
.  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .
175
.  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .
194
.  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .
203
.  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .
218
.  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .
249


Sách này in xong ngày
1er Février 1943, tại nhà
in Bắc-Thành (Impri-
merie du Nord) Hanoi