Quốc văn trích diễm/114
III
114 — ÔNG NGUỄN-VĂN-TRÌNH
Ông Nguyễn-văn-Trình là người huyện Quỳnh-lưu thuộc về tỉnh Nghệ-an, thờ mẹ rất hiếu. Mẹ phải chứng đau bụng, uống thuốc lâu năm không lành. Thầy thuốc bảo rằng: « Phải kiếm một cái dạ dày của con nhím thì mới lành được. » Nhà ông ấy ở gần núi mà núi ấy thường có thú dữ, ông ấy không lấy làm sợ, ngày nào cũng vào núi bắt nhím, mà bắt không được.
Có một đêm nằm chiêm-bao thấy có một người bảo[1] rằng: « Ngày mai mày ra phía đông cái miếu của làng thì sẽ bắt được. » Đã mà ông ấy theo như lời nói ấy, quả là bắt được con nhím, đem về lấy cái dạ dầy nó mà chữa cho mẹ, từ đó bệnh mẹ mới lành. Niên-hiệu Minh-Mệnh[2] năm thứ ba, cha ông ấy phải giặc bắt, đòi chuộc 150 lạng bạc, ông ấy bán hết gia-sản, chỉ được 90 lạng, đưa chuộc cho cha; giặc nói giận rằng: bạc không được đủ số, toan đem giết đi. Ông ấy khóc xin chịu thay mà chết. Giặc thấy ông ấy là người hiếu, tha cả cha con cho về. Từ đó ông ấy đem cha ra ở phủ Diễn-châu, buôn bán mà nuôi, đến khi cha ông ấy mất mới đem về chôn ở làng. Việc này chép ở Đại-Nam liệt-truyện.
⁂
Lấy con mà thờ cha mẹ, khi tật bệnh thì phải nên hết sức, đừng thấy khó mà không làm. Bởi khó cũng có thể mà dễ; khi hoạn nạn thì phải nên liều mình, không nên lấy làm nguy mà không cứu, bởi nguy cũng có thể mà an.
Như ông Nguyễn-văn-Trình hết công tìm thuốc mà chũa cho mẹ, liều mình chịu thác mà cứu cho cha, cũng là cầu hết bổn phận làm con mà thôi. Thế mà bởi lòng hiếu mà sinh ra chiêm-bao, dẫu chiêm-bao cũng có sự thực, lấy lòng hiếu mà hóa loài giặc cướp, dẫu giặc cướp cũng có lòng lành.
Người đời xưa có nói rằng: « Sự hiếu ấy hay cảm động cho lòng người. »
Than ơi! Vẫn thực như thế!
Chú thích