Anh ơi, em muốn hỏi là bản quyền các tác phẩm của Việt Nam Cộng hòa có thuộc PVCC không ạ? Lệ Xuân từng nói là không vì bản quyền các tác phẩm đó được chính phủ Việt Nam "kế tục" nhưng em cũng từng đọc đâu đó là chính phủ VN từ chối kế tục và xem các tác phẩm đó là "phi pháp". Ngoài ra, anh có hiểu nội dung bản mẫu này không thì giải thích cho em với ạ.
Đề tài trên Thảo luận Thành viên:Vinhtantran/Lưu Thảo luận Cấu trúc 1
@Băng Tỏa: Tôi không rõ là thành viên Donald Trung căn cứ vào đâu để tạo ra c:Template:PD-South VietnamGov, tôi không hề thấy có căn cứ pháp lý nào cả và trong bản mẫu đó cũng không hề dẫn chiếu văn bản quy phạm pháp luật nào của Việt Nam.
Luật Sở hữu trí tuệ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005 (sửa đổi, bổ sung 2019) không có quy định về các tác phẩm của VNCH, nhưng Luật Xuất bản nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2012 thì có. Theo Luật Xuất bản nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2012#Điều 24. Tác phẩm, tài liệu phải thẩm định nội dung trước khi tái bản:
Tác phẩm, tài liệu sau đây nếu nội dung có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này thì nhà xuất bản phải tổ chức thẩm định trước khi đăng ký xuất bản để tái bản:
1. Tác phẩm, tài liệu xuất bản trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945; tác phẩm, tài liệu xuất bản từ năm 1945 đến năm 1954 trong vùng bị tạm chiếm;
2. Tác phẩm, tài liệu xuất bản từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 ở miền Nam Việt Nam không do Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cho phép;
3. Tác phẩm, tài liệu xuất bản ở nước ngoài.
1. Nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung sau đây:
a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
b) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
d) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Có nghĩa là những tác phẩm của VNCH có nội dung tuyên truyền chống cộng thì sẽ không được xuất bản ở Việt Nam. Ví dụ như cuốn hồi ký Một cơn gió bụi của Trần Trọng Kim, xuất bản ở Việt Nam năm 2017 nhưng sau đó bị thu hồi vì có nội dung tuyên truyền chống cộng.
Nhưng đây là nói về lĩnh vực xuất bản thôi, còn bản quyền thì tôi không biết. Liệu một tác phẩm bị cấm xuất bản ở Việt Nam có được Nhà nước Việt Nam bảo hộ bản quyền?
2. Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Vậy ta có thể hiểu là Nhà nước Việt Nam sẽ không bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước rồi; cụ thể là các tác phẩm của VNCH có nội dung chống cộng thì Nhà nước Việt Nam sẽ không bảo hộ bản quyền, vì nó "xâm phạm lợi ích của Nhà nước".
Luật Sở hữu trí tuệ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005 (sửa đổi, bổ sung 2019)#Điều 8. Chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ: 1. Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.
Theo tư vấn của công ty luật Phan Law Vietnam thì: "theo pháp luật hiện hành, tác phẩm có nội dung phản động sẽ không được bảo hộ". Em đã thêm nội dung điều 8 của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam vào {{PVCC-CPNVN}}.
Tôi muốn hỏi lại @Băng Tỏa cho rõ về ý câu hỏi của bạn. Ý của bạn là các tác phẩm của chính phủ VNCH đúng không? Nếu tác phẩm là của một cá nhân xuất bản, thì nó sẽ vẫn tiếp tục được bảo vệ bản quyền theo luật hiện tại vì một luật của quốc gia phải bảo vệ cho công dân của quốc gia đó dù trước đó họ thuộc chính thể nào.
Còn về tác phẩm của chính phủ VNCH, như @Tranminh360 nói, tôi không hiểu tại sao Donald Trung lại đi tạo một bản mẫu tại Commons thay vì thảo luận tại Wikipedia hoặc dự án này, nơi có khả năng sử dụng bản mẫu đó nhất. Người đó nghĩ sẽ không ai đủ hiểu biết và rành rẽ tiếng Anh hoặc Commons để phản đối?
Theo tôi nghĩ, bản mẫu đó được tạo ra dựa trên những gì luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản liên quan của CHXHCNVN KHÔNG đề cập tới, với ý nghĩa nếu chính phủ không đưa anh vào diện được bảo vệ, thì đương nhiên anh sẽ thuộc về một nơi mà ai muốn làm gì thì làm.
Tôi rất lưỡng lự về giấy phép như thế nào như các tác phẩm kiểu như Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1967. Sử dụng {{PVCC-CPVN}} thì không hợp với nội dung của luật mà bản mẫu chỉ đến, trong khi sử dụng bản mẫu như Donald Trung tạo ra thì liệu đã có tiền lệ nào ở Commons hoặc Wikimedia hay chưa? Tôi không đủ lý lẽ hoặc kinh nghiệm để sử dụng bản mẫu như thế.
Hiện nay chưa có tập tin nào trên Commons sử dụng c:Template:PD-South VietnamGov.
Ý tôi là tiền lệ về một giấy phép tồn tại vì nó không được bảo vệ bản quyền theo luật địa phương.
Em đã tạo {{PVCC-CPNVN}}, không biết có dùng được không?
@Tranminh360 Nếu vậy thì các tác phẩm không có nội dung chống cộng thì vẫn sẽ được chính phủ Việt Nam hiện nay bảo hộ bản quyền ạ? Ngoài ra, em có thể mời bạn Donald Trung sang đây thảo luận nhưng bạn ấy chỉ dùng tiếng Anh. Hai anh thấy thế nào ạ?
Nếu bạn này có thể thảo luận được thì mình sẵn lòng. Tiếng Anh cũng không sao.
Mình đã đặt câu hỏi tại Village Pump của Wikimedia Commons (The_eligibility_of_{{PD-South_VietnamGov}}_copyright_tag). Hy vọng sẽ có thêm ý kiến bổ ích từ những người có kinh nghiệm về thẻ bản quyền tại Commons.
Căn bản CPVN coi mấy chính quyền này là "bất hợp pháp", "phản động", tuy nhiên về mặt pháp lý thì CHXHCNVN vẫn là chính thể kế tục từ CHMNVN, một chính thể kế tục khác của VNCH. Nếu thực sự xảy ra một số vấn đề liên quan đến tranh chấp bản quyền thì tôi nghĩ là "tính kế thừa" sẽ được áp dụng, thay vì những câu sáo rỗng kiểu "phản động", "phản cách mạng". Những câu này chỉ dùng để tuyên truyền trong nước. Thực tế là CHMNVN đã kế tục vai trò của VNCH ở các tổ chức quốc tế sau khi nó bị giải thể, và kế tục cả chủ quyền của QĐ Hoàng Sa (sau này CHXHCNVN kế tục). Nhạc sĩ Giao Tiên từng bị các hãng đĩa hải ngoại sao chép và chỉnh sửa bản quyền nhiều tác phẩm của mình, cho đến khi Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc phía Nam vào cuộc (xem bài báo). Điều này có nghĩa là tác phẩm âm nhạc phát hành dưới chính thể VNCH vẫn được CPVN bảo hộ bản quyền (theo luật pháp hiện hành). Ở một diễn biến khác, Công ty Văn hóa Phương Nam phải trả tiền để mua lại các tác phẩm của Bà Tùng Long, nghĩa là các tác phẩm văn học của bà vẫn được bảo hộ bản quyền theo luật định và Phương Nam phải trả tiền nhuận bút cho nhà văn này. Như vậy, nếu một tác phẩm âm nhạc, văn học phát hành ở VNCH được CPVN bảo hộ bản quyền thì không lý nào các tác phẩm như hình ảnh, mỹ thuật, kiến trúc, điêu khắc... khác lại không được bảo hộ.
Bạn phải phân biệt rõ giữa tác phẩm do 1 tác giả sáng tác và tác phẩm do một chính phủ tạo ra. Các ví dụ bạn kể ở trên đều là của cá nhân, chuyện cho phát hành hay không cho phát hành là về nội dung, còn bản thân một người khi được chính thể mới công nhận là công dân Việt Nam thì đều được Luật pháp bảo vệ. Cái đang bàn ở đây là tác phẩm của chính thể cũ, ví dụ như Hiến pháp, luật, sắc lệnh, ấn bản tuyên truyền,... mà tác giả không phải là cá nhân. Cái đó nó mới nhập nhằng. Còn riêng về chuyện kế tục, CHXHCNVN không thừa nhận kế tục VNCH. Ngay cả vấn đề Hoàng Sa, nếu phải nhắc tới thì chỉ gọi là Chính quyền Sài Gòn, và nhiều luật gia cũng nói việc không thừa nhận là một yếu tố cản trở trong việc tuyên bố chủ quyền.
Tôi thêm liên kết đến Báo Tuổi trẻ về vấn đề thừa nhận hay không thừa nhận.
Okay. Nãy tôi đọc hơi vội nên quên việc bản mẫu này chỉ áp dụng cho tác phẩm của chính phủ VNCH.
Xem c:Commons:Village pump/Copyright/Archive/2021/07#What constitutes copyright? (Vietnamese law of 1994) thì té ra họ căn cứ vào Điều 7 của Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994. Pháp lệnh đã hết hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1996 theo Nghị quyết thi hành Bộ luật Dân sự năm 1995. Bản thân Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1995 cũng đã hết hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2006 (Điều 749 của Bộ luật này có quy định giống Điều 7 của Pháp lệnh 1994), Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2015 mới là Bộ luật Dân sự hiện hành và nó không quy định gì về sở hữu trí tuệ cả.
Nhờ anh Tân giải thích cho thành viên Donald Trung biết rằng Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994 và Bộ luật Dân sự năm 1995 đều đã hết hiệu lực, không thể căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực để tạo thẻ bản quyền.
Donald trả lời dựa theo nguyên tắc không hồi tố. Anh trả lời rằng nguyên tắc không hồi tố áp dụng khi nó có lợi cho bị can. Ở đây việc được bảo vệ bản quyền không phải là điều có hại, nên tất nhiên nó sẽ hồi tố.
Ở Đề tài:Uwz6z8gcc8zg3mhe anh nói rằng: Không hồi tố nếu luật gây bất lợi cho chủ thể, ở đây anh lại nói không hồi tố áp dụng khi nó có lợi cho bị can là sao? Anh có thể cung cấp nguồn cho phát biểu của mình?
Theo Nghị quyết số 41/2017/QH14:
2. Kể từ ngày Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (sau đây gọi là Luật số 12/2017/QH14) được công bố, tiếp tục thực hiện các quy định sau đây:
a) Không áp dụng hình phạt tử hình khi xét xử người phạm tội mà Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bỏ hình phạt tử hình hoặc đối với người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử;
b) Hình phạt tử hình đã tuyên đối với người thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này nhưng chưa thi hành án thì không thi hành và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân;
c) Đối với người đã bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành án mà có đủ các điều kiện quy định tại điểm c khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì không thi hành án và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân;
d) Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định là tội phạm nhưng Bộ luật Hình sự năm 2015 không quy định là tội phạm, bao gồm: tảo hôn; báo cáo sai trong quản lý kinh tế; vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng; không chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính; hành vi theo Bộ luật Hình sự năm 1999 (được hướng dẫn thi hành trong các văn bản quy phạm pháp luật) là tội phạm nhưng do có sửa đổi, bổ sung, thay đổi các yếu tố cấu thành tội phạm nên hành vi đó không cấu thành tội phạm nữa. Nếu vụ án đã khởi tố, đang điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại; trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt;
đ) Đối với các trường hợp đã áp dụng quy định có lợi của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 theo Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Quốc hội về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử mà Luật số 12/2017/QH14 không quy định là tội phạm nữa: nếu vụ án đã khởi tố, đang điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại; trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt;
e) Không xử lý về hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi về tội phạm không được quy định tại khoản 2 Điều 12 và khoản 3 Điều 14 của Bộ luật Hình sự năm 2015, đối với người thực hiện hành vi chuẩn bị phạm các tội mà không được quy định tại khoản 2 Điều 14 của Bộ luật Hình sự năm 2015; nếu vụ án đã khởi tố, đang điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trường hợp người đó đã bị kết án và đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại; trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt;
g) Người đã chấp hành xong hình phạt hoặc được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt hoặc phần hình phạt còn lại theo quy định tại các điểm d, đ và e khoản này thì đương nhiên được xóa án tích;
h) Thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 7 của Bộ luật Hình sự năm 2015; điểm b khoản 1 Điều này;
i) Áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 để thi hành quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và các quy định khác của Bộ luật Hình sự năm 2015 có lợi cho người phạm tội.
Đấy chẳng phải là hồi tố để có lợi cho bị can thì là gì?
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung năm 2020 (bản hợp nhất):
Điều 152. Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật
1. Chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước.
2. Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây:
a) Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;
b) Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
3. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt không được quy định hiệu lực trở về trước.
Đây là quy định về việc "hồi tố" trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Có nghĩa là muốn biết văn bản quy phạm pháp luật có hồi tố hay không thì phải xem quy định trong luật chứ không thể đoán mò. Ví dụ Luật sửa đổi, bổ sung một số điểu của Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí tuệ năm 2019 là có hồi tố, vì luật được thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2019, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 2019, nhưng một số quy định của luật lại có hiệu lực từ ngày 14 tháng 1 năm 2019 theo khoản 4, Điều 3 của luật, nghĩa là trước thời điểm luật được thông qua.
1. Quyền tác giả, quyền liên quan được bảo hộ theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực trước ngày Luật này có hiệu lực, nếu còn thời hạn bảo hộ vào ngày Luật này có hiệu lực thì được tiếp tục bảo hộ theo quy định của Luật này.
Vậy có phải những tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ theo Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1995: Điều 749. Tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ: a) Chống lại Nhà nước Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân; b) Tuyên truyền bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hoá phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục; c) Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và các bí mật khác do pháp luật quy định; d) Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân thì cũng sẽ không được Luật Sở hữu trí tuệ 2005 bảo hộ phải không?
Em thấy có thành viên trên Commons phản đối lập luận của anh.
Đáng chú ý là theo Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1995:
Điều 748. Các đối tượng được bảo hộ theo quy định riêng của pháp luật
Các tác phẩm, văn bản, tài liệu sau đây được Nhà nước bảo hộ theo quy định riêng:
1- Tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian;
2- Văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và bản dịch của những văn bản đó;
3- Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
Có nghĩa là theo Bộ luật Dân sự 1995 thì văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và bản dịch của những văn bản đó là có bản quyền, trong khi Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định các văn bản này không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền. Nếu Luật Sở hữu trí tuệ 2005 không hồi tố thì các văn bản được ban hành từ 1 tháng 7 năm 1996 đến 31 tháng 12 năm 2005 (thời điểm Bộ luật Dân sự 1995 có hiệu lực) là có bản quyền phải không?
Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994:
Điều 17
4- Quyền tác giả quy định tại các khoản 1, 4, 5 và 6 Điều 10 của Pháp lệnh này, sau khi hết thời hạn bảo hộ thuộc về Nhà nước.
Có nghĩa là theo Pháp lệnh này thì không có khái niệm tác phẩm thuộc về công chúng mà tác phẩm sau khi hết thời hạn bảo hộ thuộc về Nhà nước.
Theo Nghị quyết thi hành Bộ luật Dân sự 1995: Đối với các giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật dân sự có hiệu lực mà nội dung và hình thức khác với quy định của Bộ luật dân sự nhưng không vi phạm điều cấm hoặc không trái với đạo đức xã hội theo quy định của Bộ luật dân sự, thì được thực hiện theo quy định của pháp luật khi giao dịch dân sự đó được xác lập, nghĩa là không có hồi tố. Có nghĩa là các tác phẩm đã hết hạn bản quyền từ 2 tháng 12 năm 1994 đến 30 tháng 6 năm 1996 (thời điểm Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả 1994 có hiệu lực) thì đều thuộc về Nhà nước chứ không thuộc về công chúng? --> Nếu tác giả chết trong 2 năm 1944, 1945 hoặc tác phẩm khuyết danh được công bố trong 2 năm 1944, 1945 thì bản quyền thuộc về Nhà nước?