Đề tài trên Thảo luận Thành viên:Vinhtantran/Lưu Thảo luận Cấu trúc 1

Tranminh360 (thảo luậnđóng góp)

Chiếu của Bảo Đại sau khi được tin Nhật Bản đầu hàng và hai tờ chiếu thoái vị của Bảo Đại ban cho quốc dân và hoàng tộc trong phần Phụ lục của Một cơn gió bụi không biết có tự do không vì Bảo Đại mất năm 1997?

Vinhtantran (thảo luậnđóng góp)

Bảo Đại viết các bức thư và chiếu với cương vị là Hoàng Đế, đại diện cho đất nước. Anh cho rằng có thể xem là tác phẩm của Chính phủ và thuộc PVCC. Tuy nhiên, phần Phụ lục do NXB đưa vào gồm các bài điếu đều không phù hợp với giấy phép bản quyền. Anh cũng đắn đo có nên cắt nó ra khỏi file PDF khi tải lên hay không, nhưng vẫn chưa dứt khoát được.

Tranminh360 (thảo luậnđóng góp)

Các tờ chiếu của Bảo Đại có thể dùng {{PVCC-Sắc lệnh CP}}.

Điếu văn của Nguyễn Hữu Trí Thủ hiến Bắc Việt đưa vào được, vì w:Nguyễn Hữu Trí (đảng Đại Việt) nói ông này mất năm 1954.

Bài truy điệu Trần Trọng Kim của Đông Hồ đưa vào được vì Đông Hồ mất năm 1969.

Riêng điếu văn của Nguyễn Đệ thì chẳng biết là ai, chắc không phải w:Nguyễn Đệ (trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam) đâu. Còn điếu văn của ông đại biểu Hội đồng toàn quốc (không rõ tên) và điếu văn của Hội Việt Nam Phật giáo có thể xem là tác phẩm khuyết danh thì phải 75 năm sau công bố lần đầu tiên mới hết hạn, nhưng ta có thể tính là công bố lần đầu tiên năm 1953 lúc diễn ra lễ tang Trần Trọng Kim không nhỉ?

Vinhtantran (thảo luậnđóng góp)

Em đã cất công tìm hiểu như vậy rồi thì cũng có đủ cơ sở để lựa tác phẩm nào để chuyển vào Wikisource rồi đấy.

Anh sẽ xem lại cái Hội đồng toàn quốc gì đó, còn Hội Việt Nam Phật giáo thì cần tính là 75 năm từ khi công bố. Các loại diễn văn công khai như vậy thì thời điểm công bố rõ ràng là khi nó được đọc lần đầu rồi.

Tranminh360 (thảo luậnđóng góp)

Điếu văn của Nguyễn Đệ có câu: thay mặt Văn Vỏ (sic) Phòng Đức Quốc Trưởng. Nguồn có nói đến ông Nguyễn Đệ - Đổng lý Văn võ phòng Đức Quốc trưởng Bảo Đại - người chỉ huy công việc  tại Văn võ phòng, được vua Bảo Đại giao trọng trách “Khâm mạng Hoàng đế”. Nguồn Hồi ký Việt Nam máu lửa quê hương tôi của tác giả Hoành Linh Đỗ Mậu nói rằng Đệ là ông Nguyễn Đệ, nguyên Đổng lý văn phòng của Quốc trưởng Bảo Đại. Trong hồi ký Le Dragon d'Annam, Bảo Đại cũng cho biết ông Đệ và ông Diệm là đôi bạn thân, khi ông Diệm từ chức Thượng thư Bộ Lại thì ông Đệ cũng từ quan luôn. Ông Đệ hiện ở Pháp – Ghi chú của tác giả. Cuốn hồi ký này được tác giả Hoành Linh Đỗ Mậu viết năm 1985, xuất bản lần đầu tiên năm 1986 ở miền nam California, Hoa Kỳ , vậy vào thời điểm 1985-1986 ông Nguyễn Đệ chắc vẫn còn sống ở Pháp nên không đưa bài điếu văn của ông này vào được.

Điếu văn của ông đại biểu Hội đồng toàn quốc thì nói: Nhân danh một nhóm đại biểu trong Hội nghị Toàn quốc có mặt nơi đây, chúng tôi xin bộc bạch vài lời kính viếng... Vậy đây là một nhóm tác giả, chẳng biết là ai thì cho tác phẩm khuyết danh thôi.

Riêng Một cơn gió bụi/Lời nhà xuất bản nếu cho là tác phẩm khuyết danh, công bố lần đầu tiên năm 1969 thì chưa hết hạn bản quyền, phải đến ngày 1-1-2045 mới tự do (75 năm sau khi công bố lần đầu tiên).

Hình Trần Trọng Kim ở Trang:Mot con gio bui.pdf/6Trang:Mot con gio bui.pdf/65 không biết công bố lần đầu tiên năm nào, chứ nếu công bố lần đầu tiên năm 1969 thì cũng chưa hết hạn bản quyền, phải đến ngày 1-1-2045 mới tự do (75 năm sau khi công bố lần đầu tiên).

Vinhtantran (thảo luậnđóng góp)

Anh đồng ý với các ý kiến phân tích của em. Chỉ có hình ở trang 6 là đã xuất hiện trong cuốn Việt Nam sử lược/Quyển I, chỉ sửa cái gì đó ở ngực áo, nên có thể dùng không có vấn đề gì.

Vinhtantran (thảo luậnđóng góp)

Anh vừa đọc phần Điếu do ông Nguyễn Đệ đọc. Thật ra đấy là điếu văn của Bảo Đại với danh nghĩa là Quốc trưởng, Nguyễn Đệ chỉ có nhiệm vụ mang vào đọc. Ngoài phần đó, ông ta có thêm 1 dòng chào vĩnh biệt với danh nghĩa người bạn, không đáng kể.