Vịnh người ăn mày
của Lê Thánh Tông

Lê Thánh Tông là tổ sư của loại thơ văn "khẩu khí": lấy đề tài là một thứ hèn mọn song lại cách điệu lên thành một hình tượng kì vĩ (ví dụ: thằng mõ, người ăn mày, người dệt cửi, con cóc, người nhặt phân, người thợ nhuộm, người bán nước chè v.v...). Tính hài hước, hóm hỉnh rất đặc sắc, ít ai bằng.

Góp giang sơn xách một quai[1],
Lượng[2] bằng sông biển chẳng từ ai!
Vườn đào ngõ mận từng len lỏi[3],
Gác tía lầu son mặc nghỉ ngơi.
No biết thế tình mùi mặn nhạt[4],
Quản bao nhật nguyệt (ngày tháng) bữa đầy vơi!
Vương tôn thuở trước làm sao tá ?
Bái tướng phong hầu, ấy những ai[5] ?

   




Chú thích

  1. Nghĩa đen: Gom cơ nghiệp vừa đủ một quai xách (một bị). Nghĩa bóng: cả giang sơn đất nước mà xách nhẹ bằng một quai, rõ là người hùng trong thiên hạ
  2. Lượng: Lương dung chứa người thế gian (!)
  3. Từng lui tới những nơi quyền quý
  4. Nghĩa đen: Biết đủ mùi mặn nhạt, tùy theo thức ăn người ta bố thí mặn hay nhạt. Nghĩa bóng: biết hết tình người đời đối xử với mình nồng mặn hay nhạt nhẽo (!)
  5. Điển: Hàn Tín (đại tướng của Bái công Lưu Bang) thuở hàn vi từng phải đi ăn xin bà Phiếu Mẫu một bát cơm