Trợ giúp:Trang Mục lục

(Đổi hướng từ Trợ giúp:Trang mục lục)
Trợ giúp:Hiệu đính Trang Mục lục
Hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng trang Mục lục. Xem thêm Trợ giúp:Dành cho người mới bắt đầu: Trang Mục lục để có cái nhìn tổng quát về các trang Mục lục.

Trang Mục lục và không gian làm việc sửa

"Trang mục lục" là một trang nằm trong không gian tên Mục lục. Nó tương đương với một "hồ sơ danh mục" của một văn kiện trong thư viện. Không gian tên Mục lục chính là tiêu điểm của "bàn làm việc" nơi diễn ra công việc hiệu đính và chuyển tự. Mỗi trang mục lục đại diện cho một văn kiện cần được chuyển tự. Trang mục lục sẽ bao gồm danh sách các trang, liên kết đến từng trang trong văn kiện. Các liên kết này dẫn đến các trang trong không gian tên Trang (phần còn lại của bàn làm việc). Tựa trang trong không gian Mục lục và Trang hoàn toàn giống nhau.

Ví dụ

Nếu tựa đề của trang mục lục là "Mục lục:Sách.pdf", thì các trang sẽ liên kết đến:

  1. Trang:Sách.pdf/1
  2. Trang:Sách.pdf/2
  3. Trang:Sách.pdf/3
    v.v...

Thông thường, một trang mục lục được xây dựng trên một tập tin với định dạng DjVu hoặc PDF, nhưng nó cũng có thể được tạo ra trên nền các tập tin hình ảnh như JPEG, PNG v.v. Khi dựa trên một tập tin, tựa trang của trang mục lục phải trùng với tựa đề của tập tin.

Ví dụ

Nếu tên tập tin là "Tập tin:Sách.pdf" thì tên mục lục sẽ là "Mục lục:Sách.pdf"

Ngoài danh sách các trang, trang mục lục còn có các thông tin cơ bản về tác phẩm, như tựa đề, tác giả, năm xuất bản, v.v. Thông tin này rất hữu ích để tham khảo và có thể dùng trong tác phẩm cuối cùng đặt tại không gian chính.

Tạo trang Mục lục sửa

 
Trang mục lục với các trường văn bản.

Trước khi tạo được một trang mục lục, bạn phải tải lên một bản quét trước. Bản quét tác phẩm có thể là định dạng DjVu hoặc PDF. Các tập tin này cần được tải lên Wikimedia Commons thay vì Wikisource.

Một trang mục lục mới phải được tạo ra cho từng tác phẩm muốn chuyển tự. Khi tạo một trang mục lục từ tập tin quét, tên của trang phải trùng chính xác với tên tập tin ngoại trừ phần tiền tố không gian trang. Ví dụ, nếu tên của trang quét, sau khi tải lên, là "Tập tin:Sách của tôi.djvu" thì trang mục lục phải là "Mục lục:Sách của tôi.djvu". Lưu ý rằng chỉ có tiền tố là bị thay đổi (từ "Tập tin" sang "Mục lục"). Bất kỳ thay đổi nào khác cũng sẽ làm cho trang mục lục không hoạt động đúng.

Do đó, một số cách để tạo trang mục lục là:

  1. Từ trang tập tin (hãy chắc chắn bạn đang ở Wikisource chứ không phải Wikimedia Commons), thay tiền tố "Tập tin:" trong url thành "Mục lục:", đi đến trang đó và chọn "Tạo trang".
  2. Nhập tên trang mục lục vào ô tìm kiếm, trong kết quả tìm kiếm, nhấn vào liên kết đỏ với tên tựa đề.

Nếu bạn bật JavaScript trong trình duyệt, trang mục lục mới sẽ trông không giống như một trang wiki thông thường. Một loạt các ô để điền sẽ xuất hiện thay vì một hộp sửa đổi duy nhất (xem hình). Mỗi một ô văn bản là một tham số được mô tả bên dưới; phần lớn sẽ được để trống nhưng một số sẽ được điền sẵn tự động. Một số tham số sẽ thay đổi hoặc hỗ trợ cho quá trình chuyển tự và hiệu đính; các tham số khác chứa các thông tin cơ bản và liên kết để di chuyển giữa các trang.

Các mẫu khung điền này dựa trên bản mẫu mục lục. Nếu bạn tạo hoặc sửa đổi một trang khi tắt JavaScript, bạn sẽ thấy một hộp sửa đổi bình thường với bản mẫu mục lục. Bạn có thể điền và sử dụng bản mẫu như bất kỳ bản mẫu nào khác tại đây.

Giờ bạn đã có thể lưu trang mục lục. Bạn có thể điền vào bất kỳ ô nào trước khi lưu trang và thay đổi chúng nếu cần bằng cách sửa đổi chúng về sau.

Tham số sửa

Trang mục lục có những tham số chi tiết với một số thông tin có sẵn. Dưới đây là hướng dẫn cách sử dụng từng tham số.

Loại sách
Loại tác phẩm gốc. Mặc định là Sách, là loại tác phẩm phổ biến nhất tại Wikisource.
  • Tuyển tập dùng cho tuyển tập các nội dung phương tiện có liên quan đến nhau. Loại tác phẩm này không được khuyến khích ở Wikisource và từng tác phẩm trong tuyển tập nên được tải lên độc lập.
  • Tạp chí dùng cho số phát hành hoàn chỉnh của một tạp chí. Thường bao gồm nhiều bài viết hoặc bài báo, và sẽ được nhúng chéo riêng rẽ. Tải các bài viết riêng rẽ từ một tạp chí là điều không được khuyến khích. Tuy nhiên, để ý rằng một số tạp chí sẽ có các điều khoản bản quyền khác nhau đối với các bài viết được đăng.
  • Luận văn thường dùng cho các tác phẩm không được xuất bản một cách chính quy. Phải thật cẩn trọng với dạng tác phẩm thế này và đảm bảo là chúng thỏa mãn các tiêu chí đưa vào của Wikisource. Xem Wikisource:Những gì thuộc về Wikisource để biết thêm chi tiết.
  • Từ điển dùng cho sách sẽ được nhúng chéo theo từng phần rất nhỏ.
Tựa đề
Tựa đề của tác phẩm. Néu có phụ đề thì cũng nên ghi vào đây. Tựa đề nên được đặt liên kết wiki đến không gian tên chính. Không nên đặt phụ đề vào liên kết. Nếu có nhiều hơn một tác phẩm có cùng tên bạn sẽ cần phải tạo trang định hướng.
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ chính mà tác phẩm sử dụng, ghi bằng mã hai hoặc ba ký tự của ngôn ngữ. Tại Wikisource tiếng Việt, nó sẽ là vi.
Tập
Nếu Mục lục là một phần của một tác phẩm có nhiều tập, nhập số thứ tự tập vào ô này. Nếu các tập khác nhau sử dụng các trang con khác nhau, có thể đặt liên kết cho tham số này đến tập đó trong không gian tên Chính. Ví dụ [[Sách của tôi/Tập 01|tập 1]], nếu đây là tập đầu tiên của cuốn "Sách của tôi".
Tác giả
Tên của tác giả sẽ đặt ở đây. Cách làm phổ biến là đặt liên kết tên này đến trang của tác giả trong không gian tên Tác gia.
Dịch giả
Nếu tác phẩm gốc được xuất bản trong ngôn ngữ khác, ghi tên (các) dịch giả vào đây. Cũng nên đặt liên kết wiki đến không gian Tác gia.
Biên tập viên
Nếu là một tác phẩm có nhiều tác giả, như bách khoa toàn thư hoặc tạp chí, nhập tên các biên tập viên vào đây. Nên đặt liên kết wiki đến không gian Tác gia.
Họa sĩ minh họa
Nhập tên của (các) họa sĩ minh họa được ghi trong tác phẩm. Nên đặt liên kết wiki đến không gian Tác gia.
Trường
Chủ yếu áp dụng cho Luận văn. Cơ sở giáo dục nơi người viết tạo ra tác phẩm sẽ được ghi ở đây. Một cách dùng khác là dành cho tác phẩm cộng tác của các tác giả không tên là phụ tá cho một tác giả nào đó (nhóm tác giả...).
Nhà xuất bản
Tên nhà xuất bản ghi vào đây.
Nơi xuất bản
Tên địa điểm đặt nhà xuất bản.
Năm xuất bản
Năm xuất bản như ghi trên trang bìa, bìa lót, hoặc năm có giấy phép và nộp lưu chiểu.
Từ khóa
Nếu tên của trang Mục lục bắt đầu bằng một từ không có mấy ý nghĩa, tham số này có thể dùng để sắp xếp nó một cách đúng đắn trong các trang thể loại. Nó hoạt động như {{DEFAULTSORT}} cho trang Mục lục.
Bản quét
Chọn kiểu tập tin phù hợp từ danh sách thả xuống. Nó sẽ tạo ra liên kết wiki đến trang chứa bản quét trong không gian tên Tập tin. Nếu trường này để là "khác", sẽ không có liên kết wiki được tạo ra. Dựa trên các định dạng tập tin được hỗ trợ, nó nên là djvu hoặc pdf. Có thể ghi đè trường này nếu như trang mục lục được tạo thành từ các tập tin hình ảnh đơn lẻ (xem phía dưới).
Hình bìa
Trang tựa đề của tác phẩm. Con số trong ô văn bản là trang trong bản quét sẽ được hiển thị, mặc định là trang đầu tiên. Có thể ghi đè.
Tiến triển
Quản lý việc xếp loại các trang Mục lục. Nó sẽ là một trình đơn thả xuống, nhưng bạn cũng có thể gõ tay vào đó. Trong phần lớn trường hợp, trạng thái đầu tiên của một tác phẩm mới sẽ là "Cần hiệu đính". Bản mẫu ẩn bên trong trang mục lục sẽ ghi lại thiết lập bằng mã ký tự.
Tùy chọn của tham số Tiến triển
Trình đơn Tình trạng Giải thích Thể loại theo dõi
Hoàn tất T Hoàn tất. Tất cả các trang của tác phẩm đều đã được phê chuẩn Tất cả các trang trong tập tin có liên quan đến tác phẩm đều đã được phê chuẩn hoặc ghi "không nội dung". Không có trang nào có vấn đề. Việc nhập nội dung cho các trang quảng cáo là hoàn toàn tùy chọn trong tình trạng này. Sách đã được phê chuẩn
Cần phê chuẩn V Đã hiệu đính. Tất cả các trang của tác phẩm đều đã được hiệu đính, chưa được phê chuẩn toàn bộ Tất cả các trang trong tập tin có liên quan đến tác phẩm đều đã được hiệu đính ít nhất một lần và tác phẩm đã sẵn sàng để được phê chuẩn. Nó phải có mục lục và tất cả các trang. Hình ảnh có trong tác phẩm cần phải được chuyển. Việc nhập nội dung cho các trang quảng cáo là hoàn toàn tùy chọn trong tình trạng này. Sách đã được hiệu đính
Cần hiệu đính C Cần hiệu đính Có trang văn bản cần được hiệu đính. Tại thời điểm này, có thể tồn tại trang có vấn đề. Sách chưa được hiệu đính
Nội dung sách cần được chuyển thành văn bản OCR Nội dung sách cần được chuyển thành văn bản Tập tin của Mục lục này không có lớp văn bản và cần một biên tập viên có kinh nghiệm xem qua. Sách - Cần văn bản
Tập tin gốc bị sai (thiếu trang, trang sai trật tự, v.v.) L Tập tin gốc phải được sửa trước khi hiệu đính Tập tin gốc của Mục lục này có một hoặc nhiều lỗi về cấu trúc như bị thiếu trang, trang bị trùng, trang bị sai thứ tự hoặc các lỗi tương tự. Khi được phát hiện, tất cả công việc hiệu đính nên được dừng lại cho đến khi có biên tập viên có kinh nghiệm xem qua và giải quyết.

Dùng trang thảo luận Mục lục hoặc trường Tập để ghi chú các vấn đề. Nó sẽ giúp cho biên tập viên dễ xác định và giải quyết vấn đề.

Sách - Tập tin cần sửa
Cần pagelist để xác minh tập tin đã đủ và đúng trước khi hiệu đính X Tập tin gốc phải được kiểm tra trước khi bắt đầu hiệu đính Tập tin gốc đã được tải lên nhưng chưa được kiểm tra lỗi như thiếu trang hoặc trang sai thứ tự Sách - Tập tin cần kiểm
Một số nhỏ các trang mục lục không có trạng thái; nó thường xảy ra khi trang mục lục bị lỗi gì đó. Sách - Không rõ tiến triển
Các trang
Xem Đánh số trang trong không gian tên Mục lục

Trường này dùng để chứa phương tiện để tạo biểu diễn đồ họa của tất cả các vị trí (hoặc các trang quét) có trong một tập tin nguồn định dạng .DjVu hoặc .PDF. Nó sẽ được chiếu với số thứ tự trang được điều chỉnh để bù cho sự khác biệt giữa tập tin nguồn và cách biểu diễn đồ họa này. Sự đối chiếu này sẽ được liên kết đến các trang đích tương ứng trong không gian tên Trang: nơi nội dung chuyển tự sẽ được đặt kế bên ảnh quét.

Công cụ để thực hiện việc đối chiếu là thẻ <pagelist /> với một số tham số định sẵn. Trường Các trang sẽ được tự động tạo mặc định với thẻ <pagelist />, và nếu để nguyên, sẽ luôn tại ra phép chiếu "thứ tự vị trí tới thứ tự trang" cơ bản là 1-1 (tức là không có lùi số, không điều chỉnh, v.v.) cho đến hết tập tin nguồn.

Thẻ Pagelist

Thẻ <pagelist /> rất nhiều chức năng nhưng cũng khá đơn giản để mô tả phép chiếu từ vị trí sang số trang trong các tác phẩm. Bạn có thể xác định vị trí nào không nên đánh số; ví dụ, <pagelist 1to2=- 3=1 /> sẽ làm cho vị trí 1 và 2 hiện ra là trang không số (-), và đánh số trang bắt đầu từ vị trí thứ ba của tài liệu là trang số 1.

Bạn cũng có thể dùng văn bản để gắn nhãn vị trí. Ví dụ, <pagelist 1=Bìa 2to6=- 7=Tiêu đề 8=2 20="Khổ 1" />. Lưu ý dấu nháy kép (") là bắt buộc khi có khoảng trống trong nhãn.

Nếu một dãy các vị trí được đánh số bằng số La mã làm số trang trong bản in giấy, dùng <pagelist 5to10=roman 5=1 11=1 /> để chỉ ra điều đó. Nó sẽ đặt vị trí 5 là i, vị trí 6 là ii, v.v. Lưu ý 11=1. Nó dùng để bắt đầu đánh số Ả Rập tiếp sau loạt số La Mã. Thẻ tương đương cho số La Mã viết hoa là "highroman".

Lệnh <pagelist /> có thể gọi lên nhiều lần và sẽ hữu ích trong từ điển (xem en:Index:A Dictionary of Music and Musicians vol 4.djvu) hoặc khi tác phẩm gồm nhiều tác phẩm nhỏ hơn, mỗi cuốn lại có vị trí đến trang khác nhau (xem en:Index:Tracts for the Times Vol 1.djvu). Khi dùng nhiều pagelist, cú pháp sau sẽ được dùng: <pagelist from=147 to=185 />. mã này sẽ chỉ hiện các vị trí 147-185 mà thôi.

Lời khuyên chung khi ghi nhãn cho trang
Ghi nhãn cho bìa trước và bìa sau, nếu bản thân chúng có nội dung đáng kể, là "Bìa".

Ghi nhãn cho bìa lót là "bìa lót".

Phần đầu của tác phẩm nhưng chưa được đánh số trang hoặc chưa thuộc vào dãy số thứ tự trang trong tác phẩm gốc nên được đặt tên như: "Phụ đề", "Mục lục", v.v. Bất kỳ trang nào rơi vào dãy số thứ tự trang thì nên được đánh số theo số thứ tự của nó trong dãy số trang.

Trang toàn bộ là hình nhưng không được đánh số trang trong dãy thứ tự trang nên được đặt tên là "Hình". Hoặc có thể đặt theo số thứ tự hình. Ví dụ, "Hình_72", "Ảnh_6". Nếu còn chưa chắc chắn, thì nên đặt một nhãn riêng thay vì đặt lại một nhãn đã dùng.

Đối với trang toàn bộ là hình nhưng một phần của dãy thứ trang, thì đừng nên đặt tên gì khác ngoài số thứ trang. Nếu bạn không làm theo hướng dẫn này, thì bạn phải giải thích tại sao lại nên làm vậy.

Gắn nhãn cho các vị trí có quảng cáo là "Quảng cáo" ("qc").

Gắn nhãn cho những vị trí trang không có bất kỳ nội dung nào và không phải một phần của dãy đánh số trang bằng "-" ("–", "—"). Bất kỳ dấu gạch nối nào cũng có thể dùng được, nhưng cần nhất quán. "–" (En-dash) được ưa thích hơn ("-") (gạch thường) vì nó dễ thấy hơn khi dùng phông chữ nhỏ. Các vị trí này thường ở cuối quyển sách, nhưng cũng có thể là trang sau của một trang hình.

Vị trí trang trống nhưng một phần của dãy đánh số trang thì vẫn cần phải dùng số trang. Trang không nội dung sẽ được biểu diễn bằng cách khác trong tình trạng trang "Trống" khi hiệu đính.

Quy định cứng khi ghi nhãn cho trang
Tất cả các vị trí của sách quét, từ trang đầu cho đến trang cuối cùng, dù có chữ hay không có chữ, dù có được nhúng chéo hay không nhúng chéo, đều phải được gắn nhãn!!

Bỏ qua một phần vị trí trang hoặc bỏ đi một số vị trí trang nhất định khi chúng rõ ràng tồn tại trong tập tin gốc (thậm chí khi chúng chưa được tạo thành trang trong không gian Trang:) đều là những cách làm không thể chấp nhận được theo quy định của Wikisource. Nếu bạn muốn thực hiện điều chỉnh như vậy, hãy làm trong giai đoạn nhúng chéo trang vào không gian chính; hoặc thực hiện trực tiếp lên tập tin gốc trước khi tải lên.

Tạo ra các vị trí không ghi nhãn và/hoặc bỏ hoàn toàn việc ghi nhãn bằng <pagelist /> chỉ làm tăng thêm số trang mồ côi tại Wikisource trong khi cái được thì rất ít hoặc không có gì.

Việc sử dụng phương pháp như trên để nhằm can thiệp hoặc che giấu các vấn đề về cấu trúc tập tin nguồn, là một hành vi không bao giờ được chấp nhận.

Các tập khác
Nếu đây là tác phẩm thuộc một sê-ri, đặt liên kết đến các trang Mục lục của các tập khác ở đây.
Mục lục
Mục lục cho tác phẩm. Thường là liên kết đến một chương trong không gian Chính:.
Mục lục có thể được gõ trực tiếp ở đây, bằng mã wiki thường (danh sách, bảng, hoặc liên kết thông thường), hoặc bằng bản mẫu {{Mục lục bổ trợ}}. Tuy nhiên, nếu tác phẩm có một mục lục trong đó, nó nên được hiển thị ở đay thay vì phiên bản "nhúng" (dùng tên của từng trang, đặt trong cặp dấu ngoặc móc). Xem Mục lục:Xu Bac ky ngay nay.pdf để thấy ví dụ. Gợi ý: đừng để khoảng trắng hoặc xuống dòng giữa các trang khi làm cách này. Nó sẽ đảm bảo các trang được canh lề thống nhất.
Nếu mục lục quá dài, bạn có thể dùng cửa sổ cuốn, bằng cách đặt <div style="width: 95%; height: 700px; overflow: auto; border:thin grey solid; padding: 0px 5px 0px 20px;"> trước mục lục (và </div> ở sau nó).
Đôi khi mục lục trong tác phẩm rất phức tạp và có rất nhiều chi tiết, làm cho trang Mục lục trở nên quá dài. Trong trường hợp một mục lục ngắn gọn kèm với liên kết đến từng chương nên được tạo ra.
Độ phân giải hình (phóng)
Ghi đè độ phân giải mặc định (được phần mềm tự tính toán) khi hiển thị trang quét trong chế độ sửa đổi tại trang thuộc không gian tên Trang. Ví dụ, ghi 1000 sẽ tạo ra ảnh 1000 pixels.
Hiện tại, một số trình duyệt sẽ bị hiện tại gọi là "black-nail", viết tắt do "black thumbnail", tức là hình bị đen khi có lỗi. Hãy thử nghiệm với con số này bằng cách ghi một độ phân giải nhỏ hơn là con số mặc định, khoảng chừng từ 300 đến 1600.
Css (Cascading style sheet)
Nếu một trường có nội dung, nó sẽ tự động thêm kiểu CSS vào từng trang trong không gian tên Trang. Không khuyến khích sử dụng.
Đầu trang
Tham số này điều khiển phần đầu trang trên từng trang của không gian Trang của Mục lục. Phần đầu trang mỗi trang sẽ được điền sẵn bằng nội dung được nhập ở đây.
Đầu trang thường dùng để hiển thị tựa đề (của sách, chương, bài viết, v.v.) và số thứ tự trang, tức là bất cứ thứ gì ở đầu trang mà sẽ không được nhúng chéo vào không gian chính. Nếu một định dạng chung được lặp đi lặp lại trong suốt tác phẩm, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian khi ghi sẵn toàn bộ hoặc một phần định dạng đó ở tham số này.
Một trong những bản mẫu định dạng thường dùng tại tham số này là {{Chạy đầu trang}}. Bản mẫu này có ba tham số, sẽ tạo ra văn bản canh trái, giữa, và phải. Thần chú {{{pagenum}}} cũng rất hữu ích. Nó sẽ chép con số hoặc văn bản dùng trong liên kết trang được ghi trong pagelist. Nó cho phép tự động tạo ra số thứ tự trang, nếu như pagelist là đúng. Nếu sách có chứa ghi chú bên lề, bạn có thể kèm bản mẫu {{ghi chú bên lề đầu}} tại đây.
Phần đầu trang có thể được chỉnh sửa tại từng trang không gian tên Trang. Làm vậy không ảnh hưởng đến tham số đầu trang trong trang Mục lục cũng như bất kỳ trang nào khác trong không gian tên Trang. Phần đầu trang không bao giờ ảnh hưởng đến tác phẩm trong không gian chính.
Nhược điểm của tham số này đó là nó không phân biệt được phần đầu trang trái (trang lẻ) và trang phải (trang chẵn), và sẽ định dạng chúng theo cùng một cách. Một cách để xử lý điều này là đặt số thứ tự trang vào cả hai bên của bản mẫu chạy đầu trang và sau đó sẽ xóa đi phần không cần thiết khi hiệu đính. Ví dụ về kỹ thuật này có thể xem tại Mục lục:Xu Bac ky ngay nay.pdf: {{cdt|{{{pagenum}}}||{{{pagenum}}}}}
Chân trang
Tương tự như đầu trang, tham số này quản lý văn bản mặc định xuất hiện tại phần chân của các trang trong không gian tên Trang của Mục lục này.
Số thứ tự trang thường xuất hiện ở chân trang. Từ thần chú {{{pagenum}}} có thể được dùng để đơn giản hóa quy trình, cùng với bản mẫu {{Chạy đầu trang}}. Ngoài ra, thẻ <references />, hoặc {{reflist}}{{chú thích nhỏ}}, có thể được dùng để hiện cước chú. Nếu sách có chứa ghi chú bên lề, bạn có thể ghi {{ghi chú bên lề cuối}} vào đây.
Phần chân trang có thể được chỉnh sửa tại từng trang không gian tên Trang. Làm vậy không ảnh hưởng đến tham số chân trang trong trang Mục lục cũng như bất kỳ trang nào khác trong không gian tên Trang. Phần chân trang không bao giờ ảnh hưởng đến tác phẩm trong không gian chính.

Using individual image files sửa

Index can be made out of JPEGs, PNGs and other image files as well as container formats of scans like PDF and DjVu. This would cover, for example, individual photographs of pages or non-print works such as inscriptions or plaques. Due to the extra complexity and other drawbacks of this process, this is not recommended for anything other than very short works: such as single pages or works of just 2-3 pages in length.

The process is similar to the normal Index page process, with the following exceptions:

  1. Creating the page. Create a new page in the Index namespace as you would in any other namespace. If this page involves only one image, it is a good idea to use the filename for the pagename. For example: File:Inscription.jpg leads to Index:Inscription.jpg. If this page involves multiple files, use a pagename that makes sense. If the filenames of the page images have a common element, it may make sense to use that; using the filetype is optional. For example: Index:1900 Conservative political pamphlet.
  2. Parameters. Some of the parameters will need to be entered manually.
    • Scans: This parameter is a drop down list of file types. Choose the type of file you are using. If this is not available in the list, choose "other".
    • Cover image: No automatic cover image will be generated. Instead of a page number, the image needs to be entered manually with the complete image code. For example: [[File:Inscription.jpg|200px]]. If using multiple pages, use either the first source image or the one that best corresponds to a "cover image" for the work.
    • Pages: No automatic pagelist will be generated. Instead of the <pagelist /> tag, each page needs to be added manually. Each page should be a wikilink to a specific page in the Page namespace, using the name of the source files in the File namespace (replacing the "File:" prefix with a "Page:" prefix). For example:
      1. One image: If using Index:Inscription.jpg (based on (File:Inscription.jpg) the wikilink should be [[Page:Inscription.jpg|1]].
      2. Multiple images: These should be added in sequence. If using, for example, Index:1900 Conservative political pamphlet (based on different images), the wikilinks should be along the lines of: [[Page:1900 Conservative political pamphlet page 1.jpg|1]] [[Page:1900 Conservative political pamphlet page 2.jpg|2]] etc.

Please note that individual image files do not contain OCR text layers like PDF and DjVu files (although TIFF files can contain text, they are not usable in this process). The Google OCR tool may be used to request ad hoc OCR of individual page images. Otherwise, it will be necessary to transcribe the entire text from the image.

Examples sửa

When creating an index page in this way, it can help to have other examples for reference. Therefore, the following may be useful.

Single pages:

Multiple pages:

Index talk pages sửa

As the transcriptions of our works are a team-effort; where there is a style of formatting utilised from the style guide; or certain templates utilised; or other information that the original contributor wishes to convey to assisting transcribers, we encourage such information to be added to the Index: talk page. To assist transcribers to know that such information is available the Index: page will display the text:

Note that relevant formatting guidelines may have already been established.  Please check this Index's discussion page.

Proofreading and transclusion from the Index page sửa

Index pages are the focus of proofreading. Each page in the pagelist should be proofread and the progress parameter amended accordingly.

For more information, see:

Index page template sửa

The default layout of an index page is controlled by the Proofreadpage index template. Javascript must be enabled in the user's browser for the template to function. If javascript is disabled or not available, the user will just see the template itself in a normal edit window. It may be useful occasionally for a user to deliberately disable javascript in order to edit the template directly but this should be rare.

Tools sửa

On the index pages there are three tools that can be utilised

  • Book to scroll (icon  ) that enables the file to be viewed in a scrollable format, rather than the typical page at a time
  • Purge file tool (icon  ) that enables the djvu or pdf layers of the file to be refreshed at Commons.
  • Transclusion check tool (icon  ) that enables the checking the completeness of the transclusion of the work from Page: namespace to main namespace.