Trợ giúp:Hiệu đính Nhúng chéo
Trang này giúp người dùng "nhúng" các văn bản đã được hiệu đính từ nơi làm việc (không gian tên Mục lục và Trang) vào không gian bài viết chính, nơi độc giả của Wikisource sẽ nhìn thấy.
Xem thêm: Trợ giúp:Ngắt trang

Nhúng chéo là phương pháp đưa nội dung của một trang này vào một trang khác mà không cần phải sao chép nội dung và giữ cho nội dung luôn được đồng bộ khi có thay đổi tại trang gốc. Hãy so sánh nội dung của Trang:Viet Nam Su Luoc 1.djvu/7Việt Nam sử lược/Quyển I/Tựa. Sau khi các trang riêng lẻ của Mục lục:Viet Nam Su Luoc 1.djvu được gõ trong không gian "Trang:", văn bản này sẽ được tổng hợp vào các phần tương ứng bằng cách nhúng chéo. Cách dùng phổ biến nhất của phương pháp Nhúng chéo là để tạo ra những phần hoặc chương sách bằng cách nhúng nhiều văn bản từ các trang quét.

Trang trợ giúp này đầu tiên sẽ giải thích các phương pháp nhúng chéo thường dùng nhất để bạn có thể dùng ngay lập tức. Sau đó sẽ là phần giải thích các phương pháp ít dùng và nâng cao. Cuối cùng, nó giải thích một cách chi tiết hai phương pháp nhúng chéo có tại Wikisource. Nếu bạn vẫn còn câu hỏi, vui lòng đặt chúng tại Wikisource:Yêu cầu giúp đỡ để một thành viên có kinh nghiệm giúp đỡ bạn.

Nhúng chéo toàn bộ trang

sửa

Cách dùng phổ biến nhất là khi bạn muốn nhúng nhiều trang khác nhau trong không gian Trang: vào một trang tại không gian tên chính, giống như ví dụ tại Việt Nam sử lược/Quyển I/Tựa. Có hai cách để nhúng toàn bộ trang vào trang khác: sử dụng tính năng <pages/> và cách cũ là dùng bản mẫu {{Trang}}. Nói chung, thẻ <pages/> là cách tốt nhất để nhúng chéo, nhưng nếu bạn đang sửa các văn kiện cũ, có thể bạn sẽ gặp cách dùng bản mẫu.

Nếu nội dung trang muốn nhúng sẽ được đặt trong một thẻ khác ví dụ như <ref></ref>, bạn nên dùng từ thần chú #tag:pages, với nội dung trong thẻ được chuyển thành tham số tương ứng của từ.

Cú pháp của <pages/> như sau:

<pages index="tên tập tin.djvu" from=x to=y/>
  • "tên tập tin.djvu" sẽ được thay bằng tên của Mục lục mà bạn muốn nhúng.
  • Thay chữ số sau dấu suyệt (/) trong tập tin của trang đầu tiên mà bạn muốn nhúng vào vị trí "x".
  • Thay chữ số sau dấu suyệt (/) trong tập tin của trang cuối cùng mà bạn muốn nhúng vào vị trí "y".

Ví dụ

Để hiển thị nội dung như đã nhúng trong Việt Nam sử lược/Quyển I/Tựa, bạn sẽ gõ:

<pages index="Viet Nam Su Luoc 1.djvu" from=7 to=12 />

Dùng được, nhưng không khuyên dùng

sửa

Đây là một cách khác, nhưng không nên dùng trừ khi phải có lý do thật đặc biệt không thể dùng được thẻ <pages/>.

Cú pháp của {{Trang}} như sau:

{{Trang|file name.djvu/x|số=z}}
  • "tên tập tin.djvu" sẽ được thay bằng tên của Mục lục mà bạn muốn nhúng.
  • Thay chữ số sau dấu suyệt (/) trong tập tin của trang đầu tiên mà bạn muốn nhúng vào vị trí "x".
  • Số trang tương ứng trong tác phẩm gốc sẽ được thay vào "z".
  • Chú ý rằng bản mẫu này chỉ có thể nhúng một lần một trang

Ví dụ

Để hiển thị nội dung như đã nhúng trong Việt Nam sử lược/Quyển I/Tựa, bạn sẽ gõ:

{{Trang|Viet Nam Su Luoc 1.djvu/7|num=vii}}
{{Trang|Viet Nam Su Luoc 1.djvu/8|num=viii}}
{{Trang|Viet Nam Su Luoc 1.djvu/9|num=ix}}
... 
{{Trang|Viet Nam Su Luoc 1.djvu/12|num=xii}}

Nhúng chéo một phần trang

sửa

Có lúc bạn sẽ không muốn nhúng toàn bộ trang sách vào không gian chính, ví dụ như Trang:Tieu lam an nam 1.pdf/8. Khi hai chương hoặc hai phần tách biệt một cách lôgíc nằm trên cùng một trang sách, thay vì nhúng toàn bộ trang, bạn sẽ cần một cách khác để chỉ nhúng một phần thích hợp của trang vào không gian chính. Trang ví dụ vừa rồi sẽ được nhúng thành Tiếu lâm An Nam/2. Công cụ để làm điều này là Labeled Section Transclusion (LST - nhúng chéo phần được dán nhãn). Một dạng từ khóa "mỏ neo" sẽ được dùng để đánh dấu nơi ngắt đoạn trong không gian tên Trang:. Bằng cách chỉ rõ các mỏ neo này khi nhúng, sẽ chỉ có những phần phù hợp được nhúng thay vì toàn bộ trang.

Gắn nhãn cho từng phần

sửa

Để đánh dấu ngắt phần trong bản quét (không gian tên Trang:), chèn cú pháp sau vào phần văn bản đã được gõ và hiệu đính vào đầu mỗi đoạn mới[1]:

## nhãn ##

Cách thứ hai là dùng các nhãn bắt đầu <section begin="nhãn" /> và kết thúc <section end="nhãn" /> ở vị trí đầu và cuối trong văn bản.

Chú ý:

  • Tên nhãn nên được để vào trong cặp dấu nháy kép "nhãn" để tránh nhầm lẫn.
  • Tuy bạn có thể đặt bất cứ tên gì cho nhãn, bạn nên dùng tên nhãn có ý nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
  • Chỉ nên dùng ký tự và chữ số cho tên nhãn, các ký tự đặc biệt khác có thể tạo ra lỗi khi nhúng chéo.
  • Mỗi phần cần có tên nhãn riêng, để có thể dễ dàng tách ra về sau.
  • Nếu bạn dùng thẻ đánh dấu bài thơ <poem>, xin nhớ mở và đóng chúng bên trong thẻ section, nếu không, nội dung sẽ không hiển thị đúng khi nhúng chéo.

Nhúng vào không gian chính

sửa

Khi một phần kết thúc ở giữa trang sách

sửa

Bạn cần thêm một tham số nữa, |tosection=, trong <pages> để ra dấu ngừng nhúng chéo tại một điểm neo. Cú pháp như sau:

<pages index="tên tập tin.djvu" from=x to=y tosection="nhãn" /> "tên tập tin.djvu"


  • tên tập tin.djvu sẽ được thay bằng tên của Mục lục mà bạn muốn nhúng.
  • Thay chữ số sau dấu suyệt (/) trong tập tin của trang đầu tiên mà bạn muốn nhúng vào vị trí x.
  • Thay chữ số sau dấu suyệt (/) trong tập tin của trang cuối cùng mà bạn muốn nhúng vào vị trí y.
  • nhãn được thay thế bằng tên điểm neo mà bạn đã chèn vào trang sách.

Ví dụ

Để hiển thị nội dung nhúng giống như tại Giọt máu chung tình/Hồi thứ nhứt bạn cần phải gõ:

<pages index="Giot Mau Chung Tinh - Cuon 1.pdf" from=7 to=10 tosection="hoi1" />

Khi một phần bắt đầu ở giữa trang sách

sửa

Để bắt đầu trang đầu tiên của một chương hay một phần mới tại điểm neo, bạn cần tham số |fromsection=. Như sau:

<pages index="tên tập tin.djvu" from=x to=y fromsection="nhãn" />

Ví dụ

Để hiển thị nội dung nhúng giống như tại Gia Long tẩu quốc/Hồi thứ mười một bạn cần phải gõ:

<pages index="Tân Dân Tử, Gia Long Tẩu Quốc, Quyển 2.pdf" from=61 to=73 tosection="hoi11" />

Khi một phần bắt đầu lẫn kết thúc ở giữa trang sách

sửa

Nếu một phần bắt đầu ở giữa trang này và kết thúc ở giữa một trang khác, thì bạn cần phải dùng cả hai tham số |fromsection=|tosection=:

<pages index="tên tập tin.djvu" from=x to=y fromsection="nhãn" tosection="nhãn"/>

Lưu ý, tên nhãn "fromsection" và "tosection" không nhất thiết phải giống nhau. Giống nhau thì dễ quản lý hơn, nhưng điều đó không bắt buộc.

Ví dụ

Để hiển thị chỉ Mục số 22 tại "Cổ nhân đàm luận/22":

<pages index="Conhandamluan.pdf" from=17 to=18 fromsection="muc22" tosection="muc22" />

Khi một phần bắt đầu và kết thúc trong cùng một trang sách

sửa

Để nhúng chỉ một phần duy nhất nằm trọn trong một trang sách, bạn có thể dùng tham số |include=|onlysection=:

<pages index="tên tập tin.djvu" include=X onlysection="nhãn" />

Ví dụ

Để nhúng truyện Sóc-thiên-vương trong Trang:Nam Hai di nhan liet truyen.pdf/113, dùng cú pháp sau:

<pages index="Nam Hai di nhan liet truyen.pdf" include=113 onlysection="stv" />

Nhúng chéo mà không dùng thẻ pages

sửa

Cách dùng thẻ <pages .../> như trình bày ở trên nên luôn được ưu tiên sử dụng. Tuy nhiên, thẻ này không thể dùng được trong các trang ở không gian tên Trang: hay Mục lục:. Tại các trang như vậy, bạn có thể dùng trực tiếp Nhúng chéo phần được dán nhãn để nhúng chéo một đoạn:

Khi đó, cú pháp sẽ dùng là:

  • {{#section:TựaTrang|đoạnA}}
  • TựaTrang thay bằng trang bạn muốn nhúng từ đó (có cả không gian tên Trang: và hậu tố số trang /số nếu cần)
  • đoạnA là phân đoạn mà muốn nhúng vào.

Cách lỗi thời dùng {{Trang}}

Một cách khác, đã cũ và không còn được khuyên dùng, là bản mẫu {{trang}}. Bạn sẽ thỉnh thoảng thấy nó tại Wikisource khi bạn xem các văn kiện đăng lên từ lâu, nhưng hiện nay đã không còn được sử dụng.

Dùng bản mẫu {{Trang}} như sau, thay djvu bằng tên tập tin quét và # bằng số trang:

  • {{Trang|djvu/#|phần=nhãnA}}

Cách để đặt hình ảnh chung với văn bản nhúng

sửa

Phương pháp được ưu tiên để đặt một hình ảnh vào không gian trang chính là tải hình ảnh đã được cắt lên Wikimedia Commons làm một hình ảnh riêng biệt, ví dụ như thành một tập tin png hoặc jpeg.

  • [[Tập tin:Tựa đề số trang và chủ đề.png|frameless|center]]

Trang hình ảnh cũng có thể được hiển thị trong không gian Wikisource của cuốn sách như ở Xứ Bắc kỳ ngày nay/Bản đồ, dùng:

  • [[Tập tin:Xu Bac ky ngay nay.pdf|trang=85|500px]]

Cách dùng nâng cao

sửa

Nhúng trang còn phục vụ cho mục đích trình bày nội dung văn kiện theo một cách khác mà không phải mất công hiệu đính và phê chuẩn lần thứ hai. Bình Ngô đại cáo (Trần Trọng Kim dịch) là tác phẩm dịch riêng rẽ. Trong khi đó, Việt Nam sử lược/Quyển I/Phần III/Chương XIV cũng chứa đúng bản dịch đó nhưng được đặt trong một Chương của một cuốn sách, cùng với những phần khác về bối cảnh và liên kết đến chương trước và chương sau của cuốn sách. Trên thực tế, tại Wikisource, đôi khi không nhất thiết phải tách các tác phẩm riêng rẽ trong một tuyển tập thành các trang riêng, cũng như không cần phải chia một bài luận thành nhiều trang nhỏ để tương ứng với cách in trong tạp chí mà nó xuất hiện. Tuy vậy, cả hai cách làm này đều khả dĩ về mặt kỹ thuật, vì chỉ cần nhúng cùng một văn kiện đã phê chuẩn bằng nhiều cách khác nhau. Nguyên tắc chung tại Wikisource là người biên tập có quyền lựa chọn cách nhúng chéo mà mình cảm thấy phù hợp nhất.

Dùng hàm <pages/>

sửa

Với đa số các trường hợp, thẻ <pages/> là cách tốt nhất để nhúng chéo. Nó chỉ bắt buộc phải có một tham số, là index=. Nếu không có trường này, sẽ không có gì xảy ra cả. Cách dùng chính xác như sau: <pages index="tên tập tin.djvu"/> trong đó tên tên tập tin.djvu là nơi để thay vào tên tập tin mà bạn đang hiệu đính.

Nếu trang cần nhúng sẽ được đặt trong một thẻ khác, ví dụ như cặp <ref></ref>, hãy dùng Từ thần chú #tag:pages, với các tham số phù hợp được chuyển qua tương ứng. Các tham số sẽ có cùng giá trị và tác dụng.

Hãy thử với một tập tin thật sự: Chép

<pages index="Thề non nước.pdf"/>

vào tại đây và lưu trang. Có một cách khác để viết cú pháp mà vẫn cho ra cùng kết quả. Hãy thử <pages index=Thề_non_nước.pdf/>. Cùng kết quả. Điểm mấu chốt ở đây là <pages index=Thề non nước.pdf/> sẽ không hoạt động. Nếu bạn có khoảng trắng trong tên trường, bạn phải đặt nó trong cặp dấu nháy kép ("), nếu không nó sẽ không hoạt động.

Tuy lúc nào bạn cũng phải có trường index=, nếu bạn không cung cấp thêm tham số nào khác, cú pháp này sẽ chỉ nhúng mục lục của trang mà thôi. Bất cứ khi nào bạn thêm một vài tham số tùy chọn, các tham số đó đều sẽ ảnh hưởng lên index. Một số tham số tùy chọn phải đi cùng nhau thì mới có tác dụng. Những con số dùng trong các trường đó chính là số trang giấy nằm phía sau dấu / trong không gian tên Trang:. Các tham số tùy chọn gồm có:

  • include= để chỉ ra trang nào sẽ được nhúng chéo
  • from= (kèm với to=) để chỉ ra số thứ tự của trang đầu tiên được nhúng
  • to= (kèm với from=) để chi ra số thứ tự của trang cuối cùng được nhúng
  • fromsection= (kèm với from=/to= hoặc include= hoặc exclude= ) để chỉ ra điểm neo khởi đầu của phần cần nhúng tại trang đầu tiên
  • tosection= (kèm với from=/to= hoặc include= hoặc exclude=) để chỉ ra điểm neo cuối cùng của phần cần nhúng tại trang cuối
  • onlysection= (kèm với from=/to= hoặc include= hoặc exclude=) để chỉ ra điểm neo dùng để đánh dấu phần riêng rẽ để nhúng
  • step= (kèm với from=/to= hoặc include= hoặc exclude=) để chỉ ra số giãn cách giữa các trang muốn nhúng.
Nhúng các trang cách nhau n trang. Ví dụ : <pages from=1 to=10 step="2" /> sẽ nhúng các trang số 1, 3, 5, 7 và 9.
  • include
Nhúng các trang sau. Tham số cho phép nhúng các trang tùy ý. Ví dụ: <pages include="2-5,9" /> sẽ nhúng các trang 2, 3, 4, 5 và 9.
  • exclude
Không nhúng các trang sau. Ví dụ : <pages from=1 to=10 exclude="2-5,9" /> sẽ nhúng các trang 1, 6, 7, 8 và 10.

Dĩ nhiên, bạn có thể dùng toàn bộ thuộc tính trong cùng một thẻ. Ví dụ <pages from=1 to=10 include="31" exclude="2-4" step="2" /> sẽ nhúng các trang 1, 5, 7, 9 và 31.

Lưu ý: Kinh nghiệm cho thấy nên đặt nội dung trong thẻ <pages> trong cặp dấu nháy. Đừng bao giờ để một trường trống mà không có dấu nháy bên trong thẻ, do đó hãy đóng nháy trường trống (""), hoặc bỏ các tham số không cần thiết đi.

Những điều cần xem xét đối với nội dung nhúng

sửa

Một số mã định dạng (như cú pháp Bảng biểu) phải luôn cân đối bên trong phần Thân của trang cần nhúng. Nó có nghĩa là các mã định dạng này phải hoặc là được chứa hoàn toàn bên trong phần thân trang sách hoặc dùng một trong những cách được hướng dẫn tại Trợ giúp:Ngắt trang.

Xem thêm

sửa
  1. Cú pháp này dùng tiện ích EasyLST để đơn giản hóa cú pháp. Tiện ích này được bật mặc định.