Gia Long tẩu quốc/Hồi thứ mười một

HỒI THỨ MƯỜI MỘT

Đổ thanh-Nhơn chinh phục Cao-man

Hoàng-Nặc-Vinh vĩnh biệt Băng-Nhả


Đức Nguyển-Ánh nghe Chiêu-căng-Mu nói, thì day lại hõi rằng:

— Bây giờ Hoàng-Hậu và Hoàng-Tữ ở đâu?

— Bẩm đại Nguyên-soái. Hoàng-Hậu và Hoàng-Tử của tôi, còn ở tại Long-xuyên trú ngụ.

Đức Nguyển-Ánh nói: vậy thì Hoàng-Hậu và cung-quyến phãi ở tại Saigon tạm trú ít ngày, đặng chờ ta dẹp yên quân nghịch là Nặc-Vinh, rồi chừng ấy ta sẽ cho đưa về rước, nói rồi liền truyền cho quan lể-bộ, phãi sắm sửa một chổ cung viện trong thành, và bão rước Hoàng-Hậu cùng cung-quyến vào thành ngơi nghỉ, rồi hạ lịnh sai quan chưỡng-dinh là Đổ-thanh-Nhơn, Dương-công-Trừng, với Hồ-văn-Lân đem ba ngàn binh mả tấn lên Cao-man, còn Chiêu căng-Mu, lảnh một đội quân làm tiền phong dẫn lộ. Lúc nầy nằm tháng sáu năm Kỷ-hợi (1779).

Chiêu-căng-Mu thấy Đức Nguyễn-Ánh chịu cho cứu binh, và tiếp đãi Hoàng-Hậu cùng cung-quyến cách lể nghi tữ tế, thì hết lòng khâm phục rồi khấu đầu cãm ơn.

Đổ-thanh Nhơn lãnh mạng tấn binh lên Cao-man, chẳng đầy năm ngày, đả tới Nam-vang địa phận.

Nặc Vinh nghe Đổ-thanh-Nhơn lên, thì lập tức đem binh kháng cự, bị Đỗ-thanh-Nhơn đánh một trận, giết chết chẳng biết bao nhiêu, binh Cao-man đều táng đỡm kinh tâm, rồi kéo nhau chạy hoãn.

Nặc-Vinh thấy quân của Đổ-thanh-Nhơn đều là binh cường tướng dõng, ào ào lước tới như hổ như lang, thì khiếp vía kinh hồn, liền đem thân quyến và ít trăm quân nhơn, nửa đem lén ra ngoài thành rồi chạy tuốt về Ô-Đông mà trốn.

Đổ-thanh-Nhơn đem binh rược theo, khi tới Ô-Đông, bỗng thấy một tướng Cao-man, tên là Thạch-an-Non, hình thù cao lớn, vóc dạng dình dàng, trên đầu đội một cái mão lông công, rè ra hai bên mép tai như hình cây quạt, giựa ngực nịt một tấm yểm-tâm bằng thiết, có vẻ một mặt rất dử như mặt Bà-Chằn, tay cầm một cây chà-gạt rất dài, lưng vận một cái chăn vàng vén lên khõi gối, và dắc một ngọn dao sáng lòa bên vai, ngồi trên lưng voi rồi kéo binh xốc tới cự địch.

Hồ-văn-Lân liền đốc quân xốc lại hổn chiến một trận rất dử, tướng ấy ngồi trên lưng voi, hươi chà-gạt, chuyển gồng đánh với Hồ-văn-Lân một hồi, Hồ-văn-Lân liền giục ngựa chạy dang ít bước; Tướng ấy giục voi rược theo, rồi hai chơn đứng trên lưng voi, hai tay hươi chà-gạt đánh tới rất dử.

Hồ-văn-Lân quày ngựa né qua, rồi chạy thẵng ra ngoài đồng trống.

Tướng ấy lai giục voi rược theo, quyết giết Hồ-văn-Lân cho được.

Hồ-văn-Lân liền rút cây súng tiểu-thương máng bên yên ngựa, day lại nhắm tướng ấy bắn ra một mũi, té nhào xuống voi rồi chết.

Nặc-Vinh thấy Thạch-an-Non bị Hồ-văn-Lân bắn chết, tức thì vào thành dắc nàng Chất-băng-Nhả chen lộn theo quân đặng kiếm đường đào tỵ.

Kế đó Dương-công-Trừng đốc binh áp tới, lớp tên bắn, lớp thương đâm, giết quân Caoman một trận, thây nằm đầy đất, máu chãy đõ đồng, quân Cao-man thất kinh rùng rùng kéo nhau chạy hết.

Khi Nặc-Vinh dắc nàng Chất-băng-Nhả chạy ra gần khõi vòng binh, thì trời đã tối, bốn phía tiếng quân ó ré, hai bên cây cỏ lờ mờ, thình lình nghe nàng Chất-băng-Nhả la lên một tiếng châu-ôi, rồi tức thì xiểu xuống; Nặc-Vinh hoãn kinh lật đật lại đở nàng dậy, thấy một mũi tên gâm ngang bàn tang, máu ra lai láng.

Nặc Vinh thấy vậy rất thảm thiết đau lòng, liền nắm mũi tên rút ra, Chất-bang-Nhả la lên một tiếng trời ôi, rồi nhào lăng mà bất tỉnh.

Nặc-Vinh vội vả hai tay ôm nàng đở lên, và cỏng nàng trên lưng, rồi chạy tuông vào rừng kiếm chổ mà trốn lánh quân giặc; chạy đặng một đổi, nghe đã vắn tiếng binh mả rược theo, Nặc-Vinh ngó ra chung quanh, bổng thấy trên gò kia có một đống rơm khô, liền cỏng Chất-băng-Nhã chạy tuốt lên gò, rồi để nàng nằm trên đống rơm mà nghỉ, thì nàng đã mệt đúi, phần chổ thương tích làm cho nhức nhối đang đớn vô cùng.

Chất-băng-Nhã nằm xiểu trên đống rơm, rên la than khóc nghe rất thãm thiết.

Nặc-Vinh lúc bấy giờ đã rối loạn tâm thần, phần sợ quân giặc rược theo, phần thấy chổ thương của Chất-băng-Nhả rất nặng, máu chảy dầm dề, liền chạy xuống suối gần đó, lấy khăn nhúng nước, chạy lên rữa chậm chổ thương, chùi máu sạch sẻ, rồi xét vạt áo nịt lại và hỏi rằng:

Nàng ôi! chổ thương ấy có bớt nhức chăng? trong mình nàng bây giờ có khỏe chăng?

Nàng Chất-băng-Nhả nghe hõi mỡ mắt ra ngó Nặc-Vinh, rồi rưng tưng hai hàng giọt lụy và lắt đầu đáp rằng:

Chàng ôi! thế nầy thì thiếp không còn trông mong sống đặng, vậy thì chàng hảy để thiếp ở đây, đặng chàng lo mà tìm phương lánh nan đi cho kíp, nếu chàng bịn rịn theo thiếp đây, thì e chẵng khỏi vào tay quân nghịch, nói rồi liền nhắm mắt lại và vật mình xiểu trên đống rơm.

Nặc-Vinh thấy vậy liền quì một bên nàng, rồi lật đật đỡ nàng nằm trên bấp chơn, và nói rằng:

— Vương-phi nàng ôi! sự nầy là tại nơi ta làm cho nàng ngày nay phải bị nhằm thương tích, và ra thân thãm khổ đau đớn như vầy, thì ta nở lòng nào bỏ nàng lại đây một mình, mà tìm phương lánh nạn cho đặng.

Vương-phi nàng ôi! nàng ráng gượng dậy, cho ta cỏng ra khỏi rừng, mà trốn lánh quân giặc, rồi sẻ kiếm thuốc nịt cứu chổ thương; nàng ôi! ta khấn vái phật trời cho nàng mạnh giõi mà thoát khõi nạn nầy, thà ta chịu chết giữa chốn vạn nhẩn thiên đao, nhưng mà ta không nở nào đánh bỏ nàng giửa chốn cõ rậm rừng hoang nầy đâu, nàng ráng gượng dậy cho ta cõng đi, vì tại ta mà nàng phãi lâm nhằm đường tên mũi đạn, củng vì tại ta mà ngày nay nàng phải nuốt thãm ăn sầu, xin nàng hãy tha thứ tội lỗi cho ta, vì bụng ta làm thì dạ ta phải chịu, nàng ôi! nàng hảy gượng dậy cho ta cỏng đi.

Nàng Chất-băng-Nhả nằm dựa nơi gối Nặc-Vinh, lăng qua trở lại, tay ôm lấy đầu rồi mỡ mắt ngó lên, thì hai tròng thu ba, chứa chan giọt lụy mà nói rằng:

— Hoàng-đệ chàng ôi! chàng có tội chi, mà phòng xin tha thứ, cái tội lổi ấy chính là tội của thiếp đây, thiếp xin nhận lấy, vì thiếp đã mang môt tội nặng, là tội thất trinh thất tiếc cùng chồng, phận thiếp làm một người đàn bà con gái, mà không giữ đặng tiếc hạnh, không trọn đặng ân tình cùng chùng, thì nhục nhơ nào còn hơn cái nhục nhơ ấy đặng. Vì vậy nên ngày nay trời phật khiến cho thiếp phải chịu cái họa đường tên mũi đạn, thảm khổ đau đớn như vầy, đặng mà trừng phạt thiếp về tội trái luật luân thường, vậy thì thiếp xin nhận lấy tội ấy cùng phật trời, dầu thiếp chẵng may mà chết bụi nằm bờ, thì thiếp củng cam lòng, chẳng hề dám đổ tội ấy cho chàng đâu, và củng chẳng có đền chi phiền trách chàng hết, chàng hảy để thiếp nơi đây, đặng chàng mau tìm phương mà lánh nạn.

Hoàng-đệ chàng ôi! thiếp củng cầu xin cho chàng ra khõi vòng binh trận giặc, mai sau chàng có nhớ đến thiếp là kẽ nghĩa củ tình xưa, thì xin kiếm thiếp nơi chổ đống cỏ gò rơm nầy, là chỗ thiếp vùi xương gởi xác, và là chổ phần mộ của đứa gái bạc mạng hồng nhan nầy, mà chàng nhểu một giọt nước mắt xuống đây, gọi là chút tình thương nhau trong cơn tử biệt, nói rồi hai tay ôm đầu xiểu xuống.

Nặc-Vinh nghe nàng Chất-băng-Nhả than thỉ mấy lời rất thãm thiết, thì ruột héo gan xàu, và động lòng hối hận mà đáp rằng:

— Vương-phi nàng ôi! ta là một đấng nam nhi khí phách, tội ta đã làm, thì tự ta phãi nhận, ta là một đứa đã mắc bốn đều đại tội, ta phải khai ngay, không còn dấu diếm ai nữa; tội ta khi mang trời phật thánh thần, mà làm sự gian dâm tàn ngược, tội ta gây loạn cho quốc gia xã-hội, mà làm cho trong nước sanh linh đồ thán, dấy động can qua, tội ta giết anh ta mà soán ngôi, làm cho vặn-loạn cang-thường, thương tàn cốt-nhục, và ta mắt một tội với nàng, là tội ta làm cho nàng phãi thất trinh thất tiếc cùng chồng, đến đổi ngày nay nàng phải bị đường tên mũi đạn, ra thân khổ sở như vầy, thì ta còn chối gì nữa đặng.

Nàng ôi! thật ta bây giờ là một đứa đại-ác tội-nhơn, ta tự nhận tội ta với phật trời, và ta tự cáo lỗi ta cùng nàng, xin nàng tha thứ; nói tới đây thì nàng Chất-băng-Nhả té xiểu vào mình Nặc-Vinh, rồi mê mẫn tâm thần, mình nóng hừng hực như lữa.

Nàng Chất-băng-Nhả, bấy giờ lúc rên lúc khóc, cơn tỉnh cơn mê, Nặc-Vinh quì một bên, tay ôm lấy nàng, mà ruột đau đòi đoạn, một lát nàng lại rên lên, hơi thở thoi thóp, và nói tiếng thãm thiết rằng:

Chàng ôi! tội chàng thiếp đã thứ cho, mà tội thiếp thì trời không dung đặng, thế thì thiếp cùng chàng phải vỉnh biệt trong lúc bây giờ, không còn thấy nhau đặng nữa.

Chàng ôi! tội thiếp đã đáng rồi, chàng đừng buồn rầu thương tiếc chi nữa, thiếp sống thì thêm hổ thẹn lương tâm, đọa đày xát thịt. Trời phật kia ôi! tội thiếp đã đáng rồi, xin hảy bắt hồn thiếp đi, thiếp chẵng dám phàn nàn than trách chi hết; nói tới đây, thì tiếng đã khan, hơi đã đúi, cổ đã nghẹt, hồn đã mê, hai mắt trao tráo trực thị lên trời, dường như có ý trông ngài, ngó ngài, mà coi ngài xử định lẻ nào, trong cái giờ cúi cùng nầy, là giờ của nàng đã ăn-năn sấm-hối.

Nặc-Vinh lúc nầy đôi mắt nhìn nàng, mà giọt lệ thương tâm, suồi sục tràn ra, tợ hồ một lưởi thanh gươm ai đã đâm sấn vào lòng, làm cho ruột tầm đứt ra từng đoạn, bèn ôm nàng để xuống, thì tay chơn đã lần lần lạnh ngắc, rồi một mảnh tâm hồn của nàng, đã từ giả xát thịt bay đi, vởn vởn vơ vơ, phưởng phất theo lối ngọn gió đường mây, dật dờ theo chốn rừng cây cụm cỏ.

Nặc-Vinh thấy một cuộc tang thương thảm trạng hiện ra trước mắt, thì nghỉ mà động tình ly hận, xót dạ ân tình, rồi kêu nàng một tiếng mà nói rằng:

Chất-băng-Nhả nàng ôi! cũng vì ta mà nàng phải chết tức tưởi như vầy, giửa chốn cõ rậm rừng hoang nầy, ta biết lấy chi mà mai táng nàng đặng? Chất-băng-Nhả nàng ôi! ta khấn vái phật trời cho linh hồn nàng sống thì khôn thác thì thiên, đặng theo cùng phật trời mà tiêu diêu nơi miền lạc thổ, nói rồi bèn lấy rơm vấn thây nàng lại, rồi bẻ ít nhánh cây đậy lên, đó là chổ phần mộ của nàng, một giấc yêm điềm, hương tàng khói lạnh; thãm thay, từ đây chỉ thấy quạ viếng dều thăm, kiến bu ruồi đậu.

Thật là: Tới lui bịn rịn hơi ruồi kiến,
Thăm viếng lăng xăng lủ quạ dều.

Nặc-Vinh lấy rơm đấp điếm cho nàng xong rồi, liền lước bụi băng rừng, tìm đường trốn lánh quân giặc, chạy đi một hồi, đã mỏi mệt tinh thần, mà trời còn khuya khoắt, bổng thấy một cái Tha-la[1] dựa đường, Nặc-Vinh liền vào ngồi dựa bên cột mà nghỉ, tưởng tới cái cãnh ngộ khổ nảo gian truân chừng nào, thì trong lòng càng thêm buồn thãm, rồi hai mắt liêm diêm, bổng thấy một người gái mặt mày dử tợn, tóc bõ xù xụ hai bên, mình mẫy đen như thang hầm, hình trạng xem rất kỳ quái, tay cầm một cái trành vầm đứng trước Tha-la, chỉ ngay vào mặ Nặc-Vinh mà nói: Nặc-Vinh, mi là một đứa đại ác sát nhơn, ta là một kẻ vô tội, sao mi nở đem độc dược giết ta, rồi bõ ta vào cấm-cung đốt cho phồng da cháy thịt, đặng cứu nàng Chất-băng-Nhã đem đi

Mi hãy thường mạng cho ta, bằng không thì ta giết mi mà trã hận, nói rồi xốc lại, lấy trành-vầm nhắm ngay đầu Nặc-Vinh đánh xuống một cái rất mạnh.

Nặc-Vinh thất kinh la lên một tiếng, rồi giựt mình mở mắt thì chẳng thấy ai, Nặc-Vinh nhớ lại khi trước có giết một đứa tỹ-tất, đem đến bõ vô cấm-cung, đặng cứu nàng Chất-băng-Nhả, và thiêu hủy cấm-cung, làm cho con tỷ-tất nầy da phồng thịt nám; nhớ đến đó thì bắt rởn óc rùng mình, rồi dớn giác ngó quanh, thấy một bóng đen thắp thoán sau lưng, thì hoản vía kinh hồn, liền nhãy ra khỏi Tha-la rồi đâm đầu vụt chạy, vừa chạy vừa ngó lại, thấy bóng đen rược theo. Nặc-Vinh tuông bờ lước bụi, chạy chừng nào, thì sau lưng nghe tiếng thình thịch rược theo chừng nấy, chạy một hồi mắt đổ hào quang, tai bùng con ráy, thấy hai bên cây cỏ hiện lên phưởng phất như quỉ như ma, nghe phía đàng sau, bờ bụi ào ào như giông như gió, làm cho chàng ta chạy đả sảng hoần, bất kể bờ bụi chông gai, không nài nổng gò hầm hố, chạy đặng hồi lâu, kế trới rựng sáng, bao nhiêu những bóng tối tâm mờ mịt lần lần tang đi.

Nặc-Vinh lúc bấy giờ mới định tỉnh tâm-hồn, rồi ngồi dựa mé rừng, hào hễn thở dốc, ngó xuống thấy hai chơn bị gai đâm chông xóc, máu chảy dầm dề, lại thấy quần áo đều rách tả tơi, mảo văn một nơi, giày văn một ngã, và nghỉ lại khi ngồi tại Tha-la, thấy một bóng đen quái gở rược theo, thì dởn óc dùng mình, trống ngực nổi lên một trận phập phồng, đánh nghe thình thịch; cái bóng oan-hồn uổng-tử ấy cứ theo phưởng phất tưởng tượng trong trí Nặc-Vinh, làm cho Nặc-Vinh đi đâu nghe như bóng ấy rược theo bên lưng, ngó đâu như thấy hình ấy hiện ra trước mặt, đó rồi lần lần tìm đường mà đi nhưng trong ngực trái tim cứn hãy xoi xói.

Khi đi đặng một đổi, bổng tới mé sông, ngó ra thấy sóng lặng gió êm, thinh thoan một giải trường giang, nước trong trắng giả, sông nầy ỡ trên biễn-hồ chảy xuống Nam-vang, rồi nhập với sông Cửu-long chảy ra biễn lớn.

Nặc-Vinh lần xuống mé sông, hai tay bụm nước uống cho giãi khát, xảy thấy một chiếc ghe đương đi giửa sông, thì lòng rất mừng rở, bèn kêu ghe ấy xin cho quá giang, đặng qua Vủng-xà-Năn[2] rồi tuốt lên Biển-Hồ mà đào nạn.

Người đứng trên muôi ghe ấy, thấy Nặc-Vinh xin quá giang, thì châm châm mắt ngó Nặc-Vinh một hồi, rồi quày ghe vào mé.

Nặc-Vinh thấy ghe vào mé, liền mừng rở bước lại nói cách nhỏ nhẻ rằng:

— Ta đi lở đường tới đây, xin ngươi làm ơn đưa ta qua sông, tiền công bao nhiêu ta sẽ trã đủ.

Hai người dưới ghe đứng nhìn Nặc-Vinh châm chỉ từ trên tới dưới, rồi đáp rằng:

— Ghe chúng ta chẵng phải là ghe đưa hành khách qua sông, song ngươi lở bước tới đây, thì chúng ta làm ơn đưa giùm, không cần tiền bạc chi hết.

Nặc-Vinh nghe nói thì đáp rằng: nếu hai người có lòng tử tế như vậy, thì ta rất cám ơn; nói rồi liền bước xuống ghe, hai người ấy tức thì nhổ sào dang ra, rồi nhắm ngay giữa sông đi tới, khi ghe ra khõi mé một đỗi xa xa, người đứng sau lái ngó Nặc-Vinh và nghiêm sắc mặt mà nói rằng:

— Nặc-Vinh, ngươi đến đây là chỗ cùng đồ tuyệt mạng, gặp nhằm bọn ta thì ngươi phải bó tay chịu tội cho rồi, người đã lọt vào cái bẫy rạp của ta, dẩu ngươi có tài độn địa thăng thiên, củng không thế gì thoát đặng.

Nặc-Vinh nghe nói thì sững sờ, và rất nên kinh ngạc, rồi ngó sững người ấy mà hỏi rằng:

— Ngươi là ai mà dám bảo ta bó tay chịu tội?

Người kia cười gằn một tiếng và nói rằng:

— Người có mắt mà chẳng có con ngươi, ta là tướng của đại Nguyên-soái Nguyễn-Ánh, ta tên Dương-công-Trừng, vâng lịnh chủ tướng Đổ-thanh-Nhơn đặng đến đây đón ngươi mà bắt, nói rồi lấy tay chỉ người đứng một bên và nói tiếp rằng:

— Còn người nầy là Chiêu-căng Mu, ở một triều một nước cùng ngươi, mà ngươi không biết sao? Nói vừa dứt lời, thì người ấy liền lấy nón xuống, và dở khăn bao mặt ra.

Nặc-Vinh nhìn thấy rỏ ràng là Chiêu-căng-Mu, và nghe nói tướng của Đổ-thanh-Nhơn, thì ba hồn bãy vía đều bay đi, tức thì đâm đầu xuống sông cái đùng rồi lặng mất.

Dương-công-Trừng liền nhảy theo, đó rồi người lặng kẻ hụp, rược nhau ào ào dưới sông, lội như con rái, còn Chiêu-căng-Mu cũng chèo ghe rược theo tiếp bắt.

Nặc-Vinh lặng dưới nước một hồi, rồi nổi lên, thấy Dương-công-Trừng lội theo, thì lại ngấm xuống.

Dương-công-Trừng biết Nặc-Vinh muốn kiếm đường vào bờ, bèn lặng theo đón ngăn phía trong mé sông, còn Chiêu-căng-Mu chèo thuyền ngăn cản phía ngoài mà đón bắt.

Nặc-Vinh lặng một hồi nữa rồi nỗi lên, thấy Dương-công-Trừng lội tới chận đầu, Nặc-Vinh quày lại lội ra ngoài khơi, thì Chiêu-căng-Mu lại bơi thuyền rược tới, Nặc-Vinh tức thì ngấm xuống.

Dương-công-Trừng bèn kêu Chiêu-căng-Mu bão phãi coi chừng nó lặng vô bờ. Chiêu-căng Mu liền chèo ghe dọc theo mé bờ, rồi hai người đón một hồi lâu, mà không thấy tăm dạng Nặc-Vinh nỗi lên đâu hết.

Dương-công-Trừng lấy làm lạ, nói với Chiêu-căng-Mu rằng:

— Thằng khốn nầy thế nó đã chết chìm giữa sông rồi sao, mà không thây nổi lên mặt nước? Nói rồi liền leo lên ghe, hai người chèo dọc theo mé sông mà coi chừng, bổng thấy một về cỏ rất to, đương lêu bêu trôi trên mặt nước.

Dương công-Trừng bèn ngó châm chĩ về cỏ ấy một hồi, thấy chính giữa về cỏ có hơi động dạng, liền day lại nói nhỏ với Chiêu-căng-Mu rằng:

— Chắc thằng khốn nầy núp dưới về cỏ đó chẵng sai, nói rồi liền tuột xuống sông, sẻ lén lặng lại về cỏ, khi lội lại gần thấy quã thật Nặc-Vinh đương đeo theo dưới về cỏ mà núp, Dương-công-Trừng lật đật lội lại chụp nó một cái, nhưng chụp vừa tới thì nó đã vuột ra khõi rồi tức tốc lội đi.

Chiêu-căng-Mu ở trên ghe thấy Nặc-Vinh đương lặng dưới nước, bèn kêu Dương công-Trừng nói rằng:

— Thằng Nặc-Vinh thế nó muốn lặng vô bờ, tướng quân phải lội tới cho mau mà chận nó lại.

Dương-công-Trừng nghe nói tức thì lội theo, còn Chiêu-căng-Mu ỡ trên thuyền rược tới, hai người đón ví một hồi làm cho Nặc-Vinh lội lặng đả mệt sức đuối hơi, tay chơn đều bủng rủng, rồi lửng đững giửa sông, bị Dương-công-Trừng rược theo, bắt đặng đem lên trói lại để nằm dưới khoang, rồi hai người chèo ghe trở về, đem Nặc-Vinh nạp cho Đổ-thanh-Nhơn phát lạc.

Bửa sau Đỗ-thanh-Nhơn hội các văn võ bá quan Annam và Cao-man tại thành Ô-đông, nghị xữ Nặc-Vinh về tội tữ hình, rồi hạ lịnh cho đao phủ quân đem ra trước viên môn trảm thủ.

Chiêu-căng-Mu xin lấy đầu Nặc-Vinh bêu trước cữa thành và đem thây bỏ ngoài đồng nội, đó rồi tư tờ cho đức Nguyễn-Ánh hay, xin rước Hoàng-hậu và cung-quyến về, tôn Hoàng-tử Nặc-In lên ngôi, phong Chiêu-căng-Mu làm nhiếp chánh, và đễ Hồ-văn Lân ỡ tại thành đô Nam-vang mà bão hộ nước Cao-man.

Còn Đổ-thanh-Nhơn rút binh về Saigon, từ đây nước Cao-man thuộc về đức Nguyễn-Anh bão hộ.


   




Chú thích

  1. Tha-la là cái chòi nhỏ của Cao-man cất dựa bên đường để cho hành khách nghĩ mát.
  2. Vủng xà năn, là kompôngchnang.