Sử ký của Tư Mã Thiên, do Nhượng Tống dịch
Lời bình của Lâm Tây Trọng

Lơi bình của Lâm Tây Trọng

Vua Triệu bị giam ở trong quân Yên. Tướng Yên ý muốn chia đất Triệu. Trước đó hơn chục bọn sang xin cho vua về, bất cứ nói năng ra sao, đều không làm đổi được lòng tướng Yên. Tên lính chăn ngựa vốn không phải là sứ-giả, lại chưa vâng mạnh Trương, Trần, thình-lình sang trại Yên, thong-thả đặt câu hỏi; vờ làm như người đứng ngoài cuộc, đau, ngứa không cần gì cả! Ấy là đã tự định lấy chỗ đứng rồi! Rồi đó kể đến Trương, Trần mấy lần sai sứ sang, ý cốt mong cho Yên giết vua Triệu, để thừa cơ chia nước Triệu mà làm vua; để cho Tướng Yên biết giết vua Triệu cũng không được đất Triệu, mà lại mang tiếng không hay, vậy giam mà làm chi! Đó là lối « sắp muốn lấy nó, hãy tạm cho nó »... Tấn bắt vua Trịnh, Trịnh lập ngay vua mới; Tần bắt vua Tấn, Tấn lập ngay Thái-Tử; đều dùng đạo ấy mà làm cho vua được về cả. Lời văn gẫy gọn, cứng-cáp, chả cần phải nói.