Sử ký của Tư Mã Thiên, do Nhượng Tống dịch
Lời bình của Lâm Tây Trọng

Lời bình của Lâm Tây Trọng

Biết chết cần can-đảm. Chọn chết cần kiến thức. Việc Lạn-Tương-Như giữ được viên ngọc bích đem về nước Triệu, phi có đủ mười phần can đảm, quyết làm không nổi. Đến khi lái xe tránh Liêm-Pha, phi có đủ mười phần kiến-thức, quyết nhịn không xong. Xem một câu nói « Quốc gia trước mà thù riêng sau », thủy-chung đều là vì nước Tần. Cái ý sở-dĩ không khinh chết sau đó, tức là cái ý sở-dĩ dám liều chết trước kia, không phải là có khác! Cách xử-sự toàn là do học-hỏi mà ra cả. Cho nên trong chuyện chép chung cả Liêm, Lạn, Triệu, Lý, mà riêng tán có Lạn, há lại không phải vì bản-lĩnh của Lạn có chỗ cao hơn ba người kia đó sao? Tôi thường bảo Nễ-Hành mắng Tào-Tháo, ví-phỏng ngay bấy giờ bị giết, thì tức là hạng người vào bậc nhất trong đời Tam Quốc, chết còn thừa vẻ-vang. Kịp khi ra mắt Lưu Biểu, Hoàng Tổ, chỉ nên giả câm giả điếc, đừng nói câu gì, vì bọn đó xoàng-xĩnh, nào đáng cho ta chửi!

Cớ chi đem cái nỏ nghìn cân, bật lẫy bắn con chuột nhắt! Có can đảm mà không kiến-thức, chắc ngày thường cũng chưa từng để ý đến việc chọn cái chết đó thôi! Càng thấy Lạn là người ta không thể theo kịp!