Nhớ (I)
Ví chăng nhớ có như tơ nhỉ,
Em thử quay xem được mấy vòng?
Ví chăng nhớ có như vừng nhỉ,
Em thử lào xem được mấy thưng!
Anh ơi! Em nhớ, em không nói,
Nhớ cứ đầy lên, cứ rối lên.
Từ đấy về đây xa lắm nhỉ!
Đường đi bằng ngựa hay bằng thuyền?
Gieo thoi, gieo thoi, lại gieo thoi,
Nhớ nhớ, mong mong mãi mãi rồi!
Thoi ạ! làm sao thoi lại cứ
Đi về, giăng mắc để trêu tôi?
Hôm qua chim khách đậu trên cành
Kêu mãi, làm em cứ tưởng anh
Nội nhật hôm qua về tới chốn,
Ai ngờ chim khách cũng không linh.
Ngưu Lang, Chức Nữ trên trời cao,
Họ nhớ mong nhau đến bực nào,
Cũng chẳng bằng em mong nhớ được,
Vì hai năm lẻ cách xa nhau!
Đêm đêm từng cặp vợ chồng son,
Gối lẫn tay nhau chuyện nỉ non.
Em gối đầu tay em tủi tủi...
Cuối thôn gà gáy lại đầu thôn.
Anh bốn mùa hoa, em một bề,
Anh muôn quán trọ, em thâm khuê.
Chỉ còn hơn được ai sương phụ,
Là nhớ người đi có thể về.
Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì thời hạn bảo hộ bản quyền của nó đã hết ở Việt Nam. Nếu là tác phẩm khuyết danh, nó đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1960. Đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1974. (Theo Điều 27, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009 bắt đầu có hiệu lực từ năm 2010 và điều khoản kéo dài bản quyền đối với tác phẩm khuyết danh từ 50 thành 75 năm nhưng không hồi tố)
Ngoài ra, một tác phẩm của Việt Nam thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam theo quy định này cũng thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ chỉ nếu nó thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 12 năm 1998, tức là: tác phẩm khuyết danh đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1948; đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1948 và tác phẩm chưa bao giờ được xuất bản tại Hoa Kỳ trước ngày 23 tháng 12 năm 1998. (Theo Tuyên cáo 7161 của Tổng thống Bill Clinton áp dụng Đạo luật Thỏa thuận Vòng đàm phán Uruguay (URAA) đối với các tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên tại Việt Nam)