Một chiều say  (1941) 
của Nguyễn Bính

In trong tập thơ Mười hai bến nước do nhà xuất bản Hương Sơn ấn hành vào năm 1942.

Gửi chị Trúc

Ở đây có nước sông Hương
Có cây núi Ngự, có đường Nam Giao
Bồng bồng sáu nhịp cầu cao
Thờ ơ bóng mát nơi nào cũng xanh
Thâm u một giải hoàng thành
Đình suông con én chưa đành bay đi
Ở đây... lưu luyến làm gì
Thương về Hà Nội, nhớ về Hà Đông
Tình đời nớt nả sang sông
Chị tôi buộc thắm, giam hồng lênh đênh
Chiều nay thương nhớ vào thành
Ngất ngây rượu uống một mình cũng say
Nón mề ai ghé qua đây?
Áo kia ai tím? Môi này ai tươi?
Có lần em tính, chị ơi
Làm quà cho chị một người em dâu!
Nhưng mà làm lỡ duyên nhau
Thì em hẹn đến kiếp sau cho đành
Song le, chưa nỡ, chưa đành
Lại mang mấy tiếng bạc tình vào em
Bao giờ công chúa hoàn Phiên[1]
Ô Ly với tấm thân mềm đổi nhau
Em nghèo, thưa chị, lấy đâu
Vấn danh một lễ hai châu đất liền
Đầu xanh tay trắng hồn nhiên
Nên quà cho chị đành quên gửi về
Bồ hồi em lắng mà nghe
Tiếng ca ngoài nội vọng về hồn si
"Nước non ngàn dặm ra đi"...


Huế 1941

   




Chú thích

  1. Ngụ ý chuyện công chúa Huyền Trân gả cho chồng là Quốc vương Chiêm Thành để đổi lấy đất châu Lý (Huế ngày nay) và châu Ô.

 

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì thời hạn bảo hộ bản quyền của nó đã hết ở Việt Nam. Nếu là tác phẩm khuyết danh, nó đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1960. Đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1974. (Theo Điều 27, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009 bắt đầu có hiệu lực từ năm 2010 và điều khoản kéo dài bản quyền đối với tác phẩm khuyết danh từ 50 thành 75 năm nhưng không hồi tố)


Ngoài ra, một tác phẩm của Việt Nam thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam theo quy định này cũng thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ chỉ nếu nó thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 12 năm 1998, tức là: tác phẩm khuyết danh đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1948; đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1948 tác phẩm chưa bao giờ được xuất bản tại Hoa Kỳ trước ngày 23 tháng 12 năm 1998. (Theo Tuyên cáo 7161 của Tổng thống Bill Clinton áp dụng Đạo luật Thỏa thuận Vòng đàm phán Uruguay (URAA) đối với các tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên tại Việt Nam)