Hán văn độc tu 1932/Bài học thứ mười hai
I. Những câu vấn đáp
sửa1. 世 (thế là đời) 謂 五 倫 (luân là đấng), 其 目 若 (nhược là dường, là như) 何 ? 亦 有 別 名 否 (phủ là chăng, lời hỏi)? − Nghĩa: Đời gọi ngũ luân (hay năm đấng), cái mục nó dường nào? Cũng có tên khác chăng?
君 臣,父 子, 夫 妻,兄 弟,朋 友,謂 之 五 倫,亦 曰 五 品 (phẩm). − Nghĩa: Vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bậu bạn, gọi đó là ngũ luân; cũng nói rằng ngũ phẩm.
2. 何 謂 三 綱 (Cương, cang là giềng)? 其 說 何 自 始 (thỉ, thủy là đầu)? − Nghĩa: Gì gọi là tam cang? Cái thuyết của nó (hay nói cái thuyết ấy cũng được) bắt đầu từ hồi nào?
三 綱 者﹕ 君 爲 臣 綱,父 爲 子 綱,夫 爲 妻 綱,古 謂 此 (thử là ấy) 說 (thuyết); 有 之 自 漢 (Hán) 儒 (nho) 始. − Nghĩa: Tam cang ấy là: Vua làm giềng của tôi, cha làm giềng của con, chồng làm giềng của vợ. Đời xưa không (có) cái thuyết ấy; có đó, bắt đầu từ kẻ nho nhà Hán.
3. 何 謂 五 常 (thường)? 常 者, 何 也? − Nghĩa: Gì gọi là ngũ thường? Thường ấy là gì? 仁 (nhân, nhơn), 義 (nghĩa), 禮 (lễ), 智 (trí), 信 (tín) 謂 之 五 常,常 者,言﹕ 五 者 乃 人 性 (tánh) 所 常 有,亦 爲 人 所 常 行 之 道 也. − Nghĩa: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, gọi đó là ngũ thường. Thường ấy nghĩa là: năm điều đó là cái điều tánh người ta thường có, cũng là cái đạo người ta thường làm vậy.
4. 人 有 七 (thất là bảy) 情 (tình), 是 何 所 指 (chỉ)? − Nghĩa: Người ta có thất tình, ấy là chỉ về cái gì?
七 情, 是 指 喜 (hỉ là mừng), 怒 (nộ là giận), 哀 (ai là thương), 懼 (cụ là sợ), 愛 (ái là yêu), 惡 (ố là ghét), 欲 (dục là muốn) 而 言 也. − Nghĩa: Thất tình, ấy là chỉ sự mừng, sự giận, sự thương, sự sợ, sự yêu, sự ghét, sự muốn mà nói vậy.
5. 人 有 四 肢 (chi), 又 (hựu là lại) 云 (vân là rằng) 四 體 , 又 云 五 體 ,其 同 (đồng) 異 (dị là khác) 安 在 (tại)? − Nghĩa: Người ta có tứ chi, lại nói rằng tứ thể, lại nói rằng ngũ thể, sự đồng nhau và sự khác nhau của nó ở đâu?
人 有 兩 手 兩 足,謂 之 四 肢,亦 謂 之 四 體,是 其 同 也;手 足 加 首 爲 五 體,是 其 異 也. − Nghĩa: Người ta có hai tay hai chưn, gọi đó là tứ chi, cũng gọi đó là tứ thể: ấy là sự đồng của nó; hai tay hai chưn lại thêm cái đầu làm ngũ thể, ấy là sự khác của nó.
6. 何 謂 五 臟 ? 其 位 (vị là ngôi) 置 (trí là đặt) 何 在 乎 ? − Nghĩa: Gì gọi là ngũ tạng? Cái vị trí của nó ở đâu ư?
心, 肝 (can là gan), 脾 (tỳ là lá lách), 肺 (phế là phổi), 腎 (thận là trái cật), 是 謂 五 臟,其 位 置 皆 (dai là đều) 在 人 之 胸 (hung là ngực, ngang từ họng xuống đến trên bụng) 腹 (phúc là bụng) 中. − Nghĩa: Tim, gan, lá lách, phổi, trái cật, ấy gọi là ngũ tạng. Cái vị trí (place) của nó đều ở trong ngực và bụng của người ta!
II. Cắt nghĩa thêm
sửaHôm nay đổi câu hỏi có nhiều cách khác nhau.
世 đây là 世 人, người đời, làm sujet cho chữ 謂 cũng như chữ on appelle, không hệ trọng mấy.
Ta thường nói số mục (數 目). Mỗi một số đều có cái mục của nó. 目 đây là nghĩa như vậy, giống như chữ article (điều mục 條 目).
否 cũng là một tiếng négatif mà khác với 非, 不 một điều là nó làm ra interrogatif được. Như 是 否 là phải và chăng mà cũng có thể nói phải chăng? 可 否 là nên và chăng mà cũng có thể nói được nên chăng? Chữ 否 trong câu nầy đối với chữ 有, nghĩa là: cũng có tên khác hay là không có?
Chữ 品 đây nghĩa cũng như thứ (ordre).
其 說 tức là 三 綱 之 說, thế thì chữ 其 vẫn là của nó. Nhưng cho nó là adjectif demonstratif mà kể như chữ ce, cet, cette, ces cũng được; bởi vì thường hay nói 其 人,其 時,其 事 và nghĩa nó cũng chẳng khác gì 此 人,此 時,此 事.
Trong câu hỏi, nói kỳ thuyết, mà trong câu trả lời phải nói thử thuyết, không nói kỳ thuyết được, là vì cách với chữ tam cang xa quá, có ba câu nhỏ ngăn ra, không chỉ vói lên được, nên phải dùng chữ 此 (adjectif démonstratif) thì mới rõ nghĩa.
有 之, 自 漢 儒 始, phải hiểu là 自 漢 儒 始 有 之, tức là 始 有 此 說, chữ 之 thế cho 此 說. Để chữ 有 之 lên trên là bởi ý của câu cốt trọng ở đó; hễ trọng thì để lên trên.
Chữ 言 đây cũng như nói qui signifie.
Khi nào dùng chữ số để kể ra những tiếng nom ở trên chớ không chịu lắp lại những tiếng nom ấy, thì thường để dưới chữ số ấy một chữ 者. Như đây không chịu lắp lại nhân, nghĩa, lễ, trí, tín thì nói 五 者 vậy. Vậy từ 二 者 cho đến 十 者 đều nói được hết.
Chữ 乃 chưa phải là verbe mà cũng kể như verbe, trong mẹo chữ Hán kêu bằng chuẩn động tự (準 動 字) là nó với những chữ 有,無 ,非 ,似 (tợ là giống), 如, v.v... Chữ 乃 đây cũng như verbe auxiliaire être).
爲 人 所 常 行 之 道 vốn nghĩa là cái đường bị người ta thường đi, vì theo forme 爲 所 là verbe passif, song tiếng ta không thể nói được như vậy nên đổi mà nói cái đạo người ta thường làm.
Vậy thì trong câu đó, chữ 五 者 làm sujet cho verbe 乃 mà có hai cái attribut : một là 人 生 所 常 有 hai là 爲 人 所 常 行 之 道.
Chữ 所 là pronom, cũng như ce que, đã biết rồi. Nay nên biết thêm một luật nữa: khi nó đi sau chữ 何, chữ 有 thì coi cũng như adverbe de lieu. Vậy như: 汝 何 所 恃 = mầy cậy ở chỗ nào? 我 有 所 思 = Tôi có chỗ nhớ. (Lại còn chữ 所 tiếng nom, nghĩa là chỗ).
Chữ 云 cũng giống như chữ 曰.
Chữ 安 là bình an, đối với 危 học rồi. Đây nó là interrogatif, giống như chữ 焉 (yên), nghĩa là ở đâu. (Chữ 焉 sẽ học về sau). 安 hay 焉 cũng đều égale với chữ 於 何; vậy nói 安 在, tức là nói 在 於 何, nhưng câu hỏi thì phải đảo lên.
Lẽ đáng nói 在 人 之 胸 腹 之 中, nhưng đã bỏ bớt một chữ 之 dưới.
III. Văn pháp Chữ 何
sửaChữ 何 luôn luôn là interrogatif, nhưng có nhiều nghĩa, thuộc về nhiều mối khác nhau, đại khái có bốn cách đặt.
1. đặt trước tiếng nom, như 何 人 = người nào? 何 年 = năm nào? khi ấy nó là adjectif, như chữ quel, quelle.
2. đặt trước tiếng verbe, như:
a) 何 謂, đã học rồi; khi ấy nó giống với chữ comment.
b) 夫 子 何 爲 = phu tử làm chi? (câu trong “Luận ngữ”), khi ấy nó giống với chữ que pronom interrogatif.
c) 牛 何 之 = con bò đi đâu? (câu trong “Mạnh Tử”, (chữ 之 đây là verbe, cũng như chữ 往); khi ấy nó giống với chữ où nghĩa là quel endroit.
3. đặt trước một proposition để làm lời hỏi. Như 何 必 曰 利 = Sao lại phải nói lợi? 何 待 來 年 = Sao lại đợi năm sau? (hai câu đều ở “Mạnh Tử”). 必 曰 利 và 待 來 年 đều là một proposition, đặt chữ 何 lên trên làm lời hỏi vặn để tỏ ý không cần. Khi ấy nó cũng như chữ pourquoi.
4. đặt sau một proposition để làm lời hỏi. Khi ấy nó ít đứng một mình mà thường đi với một adverbe khác, như 何 也 ? 何 哉? 何 如? Đặt cách nầy thì nghĩa nó hoặc giống với pourquoi hoặc giống với comment, tùy theo từng chỗ.
Tóm lại có một điều nên nhớ là về điều thứ hai, chữ 何 luôn luôn phải đặt trước verbe chớ không được đặt sau, bởi vì nó là lời hỏi thì phải đảo. Vậy như mầy muốn gì? thì phải nói 汝 何 欲? chớ hễ nói 汝 欲 何 là trật đó.
IV. Thành ngữ dùng vào Quốc văn
sửa世 介 = Thế giới: Theo nghĩa gốc thì thế là đời (générations), giới là bờ cõi, thế nói về đời nọ sang đời kia, giới nói về xứ nọ sang xứ khác, thế thì thế giới nghĩa cũng như võ trụ. Song đã lâu người ta không còn hiểu như vậy nữa, mà chỉ hiểu như là thế gian vậy thôi.
父 傳 予 繼 = Phụ truyền dữ kế: cha truyền con nối.
盛 怒 = Thạnh nộ: Giận dữ lắm. Thạnh là thạnh vượng, đối với suy (衰), đây đem hình dung chữ nộ, chỉ nghĩa là giận dữ, giận lắm.
指 天 畫 地 = Chỉ thiên hoạch địa: Chỉ trời vạch đất. Nói về người nào nói chuyện chi mà ra bộ ra tịch, xăng xái lắm. (nguyên là tiếng nom, nghĩa là cái ngón tay, cũng dùng làm verbe, nghĩa là chỉ trỏ).
不 早 則 晚 = Bất tảo tắc vãn: Chẳng sớm thì muộn. 晚 nghĩa là buổi chiều, cũng có nghĩa là muộn.
無 所 可 否 = Vô sở khả phủ: không có điều gì là nên, là chăng. Nói về người không biết biện biệt sự phải quấy, coi giống gì như giống nấy.
VI. Tập đặt chữ 何
sửa1- Mầy nói gì? - 2. Nó muốn gì? - 3. Con chó ăn gì? - 4. Mầy biết gì? 5- Mầy sanh ở năm nào? - 6. Đây là ruộng của người nào? - 7. Câu ấy ra ở sách nào? 8- Xuân từ đâu đến? - 9. Cái thuyết ấy bắt đầu từ hồi nào? - 10. Mầy từ đâu đến đây? 11. Mầy sao không nói? - 12. Nó sao về muộn thế? - 13. Con chim sao mà bay được?
1. 汝 何 言? 2. 彼 何 欲? 3. 犬 何 食? 4. 汝 何 知?
5. 汝 生 於 何 年? 6. 此 乃 何 人 之 田 ? 7. 此 句 (cú là câu) 出 於 何 書 (thơ là sách)?
8. 春 從 何 來? 9. 此 說 何 自 始? 10. 汝 從 何 至 此?
11. 汝 何 不 言 ? 12. 彼 何 晚 歸 ? 13. 鳥 何 以 能 飛 (phi là bay)?
1-2-3-4 là tập đặt chữ 何 như chữ que (trong câu que voulez-vous?). 5-6-7 là tập đặt chữ 何 như chữ quel.
Những câu 1-2-3-4 đều là verbe transitif, nên chữ 何 ở liền trên verbe; còn ba câu 8-9-10, ba verbe 來,始,至 đều là intranstitif, nên phải có những préposition 從 (tùng cũng như 自) và 自 phụ theo, những préposition ấy hoặc đứng trước hoặc đứng sau chữ 何 đều có thể được cả. (Vậy nói 春 何 從 來 và 此 說 自 何 始 cũng được).
11-12-13 là tập đặt chữ như chữ pourquoi.
Câu 12 nói 彼 何 歸 之 晚, hoặc thêm chữ 也 vào cuối câu cũng được. Chữ 之 nầy để nối 晚 với 歸, khác với chữ 之 như chữ de.
Phụ theo − Lời hỏi người học
sửaSự tự học Hán văn nầy ví dụ cũng như leo lên một cái dốc. Chúng tôi định cả cuộc học là một trăm bài học, mà mỗi mười bài là tới một bậc, vậy cũng như chia cái dốc ấy làm mười cấp.
Theo cái kế hoạch ấy, từ bài một đến mười, khác nào đi chỗ dốc mà "lài" chỉ duy khi bước qua bài thứ mười một, hăm mốt, băm mốt... ấy mới là leo trèo đó.
Chỗ đó là chỗ quan hệ.
Làm thế nào cho khi bước tới một cấp đó, người khóc khỏi phải rán sức quá thể hay là khỏi phải đuối hơi, như thế mới là cái phương pháp tự tu có thể thiệt hành được vậy.
Chúng tôi hết sức dự bị cho người học từ mười bài trước hầu khi bước qua bài mười một là khi leo lên cấp cho khỏi lấy làm khó. Bởi vì, theo như hai bài mười một và mười hai mới rồi thì là đã cao hơn trước bộn bề. Dầu vậy, chúng tôi cũng chưa dám chắc là đã vừa với sức người học.
Vì cớ ấy, chúng tôi xin hỏi: Theo như hai bài học thứ mười một và mười hai đó, người học có cho là vừa sức chăng? Hoặc là cao quá chăng?
Ai là kẻ chăm học, xin trả lời cho chúng tôi biết để mà sửa lại, và cũng cho biết mà dọn những bài 21, 31, 41... về sau.
Chúng tôi rất mong những người nào từ trước chưa hề biết chữ Hán nào mà đã bắt đầu học với khoa Hán văn tự tu nầy, − người ấy sẽ trả lời cho chúng tôi, thì có lẽ là đúng hơn hết.
Thơ trả lời xin viết cho: Ông Phan Khôi, 28-315, Paul Blanchy, Saigon
Đáp lời hỏi về HÁN VĂN ĐỘC TU
sửa1. Bài học thứ tư nơi mục "Học tiếng đôi" có chữ 長 爪 mà chữ 爪 lại có cái phết nhỏ bên hữu là sai. Vậy hãy theo như trong bài học thứ hai, chữ 爪 không cái phết là phải.
2. Chữ 爪 (trảo) và chữ 瓜 (qua), nét bên hữu đó là cái mác chớ không phải cái quai vác.
3. Muốn phân biệt bộ ấp với bộ phụ thì hãy nhớ rằng bộ ấp luôn luôn ở bên hữu chữ, như chữ 都 (đô là kinh đô); còn bộ phụ luôn luôn ở bên tả chữ, như chữ 陸 (học rồi).
Bổ khuyết
sửaTrong bài học thứ tư, nơi mục "tập đặt" có chữ đuôi và chữ ghế là hai chữ chưa học bên chữ Hán, vậy nay xin bổ khuyết: 尾 (vĩ) là cái đuôi. 几 (kỷ) là cái ghế, ấy là theo nghĩa xưa. Còn đời nay thì: 几 là cái bàn nhỏ để đổ trà; 案 (án) là cái bàn; 桌 (trác) cũng là cái bàn; 椅 (ỷ) là cái ghế có bành dựa; 凳 (đẳng) là cái ghế không bành dựa. (Bởi vậy tiếng ta có nói ghế đẳng).
Chú ý: cái 几 đời xưa là dùng để nằm nghỉ hay là để dựa trong khi mỏi chớ không phải để ngồi thường. Cho nên cũng có chữ 長 几, là cái ghế dài để nằm.
Cải chánh
sửaTrong bài học thứ tám, nơi mục "tập dịch", câu thứ 5, có chữ 毛, là sai, xin sửa lại là chữ 互.
Trong bài học thứ mười, nơi mục "thành ngữ" có câu 不 足 與 爲, chữ 爲 ấy xin sửa lại là chữ 言; còn câu dưới nó có chữ 言 thì xin sửa lại là chữ 爲, đúng như bên Quốc ngữ.