Hán văn độc tu 1932/Bài học thứ mười một

Bài đăng trên Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 174 (27. 10. 1932) 

I. Những câu vấn đáp

sửa

1.  何 謂 三 (tam là ba) ? − Nghĩa: Gì gọi là tam tài? (Hay là: Tam tài là gì?)

三 才 者﹕ 天,地,人 。− Nghĩa: Tam tài ấy là: Trời, đất, người ta.

2.  何 謂 三 光 (quang là sáng)? − Nghĩa: Gì gọi là tam quang (ba sự sáng)?

三 光 者﹕ 日, 月, 星 (tinh là sao). − Nghĩa: Tam quang ấy là: mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao.

3.  何 謂 五 (ngũ là năm) ? − Nghĩa: Gì gọi là ngũ hành?

水,木 ,火 ,土 ,金 : 是 (thị là ấy) 謂 五 行。− Nghĩa: Thủy, mộc, hỏa, thổ, kim, ấy gọi là ngũ hành.

4. 何 謂 四 (tứ, là bốn)  ? − Nghĩa: Gì gọi là bốn phương?

(đông), 西 (tây), (nam), 北 , 是 謂 四 方。 − Nghĩa: Đông, tây, nam, bắc, ấy gọi là bốn phương.

5.  何 謂 宇 (vũ, võ)? 何 謂 宙 (trụ)? − Nghĩa: Gì gọi là võ? gì gọi là trụ?

(thượngtrên), (hạdưới), 四 方 曰 宇 , 往 古 (cổxưa), 來 今 (kimnay) 曰 宙 。− Nghĩa: trên, dưới và bốn phương là ; đời xưa qua rồi và đời nay sẽ đến là trụ.

6. 何 謂 四 時 (thì, thờimùa)? − Nghĩa: Gì gọi là bốn mùa?

春,夏 (hạ), (thu), (đông), 謂 四 時. − Nghĩa: Xuân, hạ, thu, đông, gọi đó là bốn mùa.

II. Cắt nghĩa thêm

sửa

Hôm nay học những câu vấn đáp nầy cốt có hai sự ích: một để cho biết cách hỏi và trả lời trong Hán văn như thế nào; một để cho biết các danh từ về thường thức, như tam tài là gì, ngũ hành là gì, v.v....

Trong những câu hỏi có 何 謂, ấy là nó gón đi; nếu nói cho đủ ý thì phải nói dài hơn nữa. Vậy như câu 何 謂 三 才 ? nếu nói dài ra thì như vầy:

所 謂 三 才 者 何 也 ?

Như thế nghĩa là: Cái điều kêu bằng tam tài, là gì?

Tách ra từng chữ thì như vầy:

所 ... 者 tức là cái điều, cũng như ce que; tức là kêu bằng, cũng như appeler; 何 也 tức là là gì, cũng như comment.

Sở dĩ phải truy nguyên ra mà hiểu đến như thế là vì nếu không hiểu đến thế thì sẽ không tài nào hiểu được chữ trong câu trả lời.

Trong câu trả lời: 三 才 者﹕ 天,地,人 chữ đó là thừa tiếp chữ đã bị lược đi trong câu hỏi; và cũng lại nói gón nữa, nếu nói dài ra thì phải nói như vầy:

所 謂 三 才 者﹕ 天,地,人 是 也

Như thế nghĩa là: Cái điều kêu bằng tam tài: trời, đất, người, phải vậy. (Chữ đây là phải, đối với chữ chẳng phải).

Như vậy, ta nên hiểu rằng câu hỏi và câu trả lời đó đều đã trải qua một sự gón bớt (abrégé) rồi.

Chữ  trong câu 是 謂 五 行 cùng câu dưới đều nghĩa là ấy, để tóm lại các cái đã nói ở trên, giống như chữ ce trong khi nói c'est hay là ce sont.

Chữ trong câu 謂 之 四 時  tức là chữ   pronom đã học, để chỉ lại ở trên.

Chữ là tài (talent), tài năng, nhưng trong khi nói tam tài thì không có thể hiểu nghĩa là gì cho đúng được. Chữ trong khi nói ngũ hành cũng vậy. Tự điển cũng không thấy giải rõ.

Chữ là phương, học rồi; đây lại là phương hướng, tiếng nom.

Cũng có nói 五 方, ấy là thêm một phương trung ương 中 央 nữa. Còn bốn góc: đông nam, đông bắc, tây nam, tây bắc thì gọi là tứ giáp 四 夾.

, bây giờ ta hay gọi là không gian (espace); trụthời gian (temps).

III. Văn pháp

sửa

所 一 所 ........ 者 一 所 謂 ........ 者

Chữ , tục ta quen cắt nghĩa là thửa hay sửa, dầu thửa dầu sửa cũng chẳng hiểu là gì; bây giờ phải cắt nghĩa nó lại là cái điều, giống như chữ ce que trong tiếng Pháp.

Như nói:

1. 汝 所 言, 吾 已 知 之 = Cái điều mầy nói, ta đã biết (đó) rồi.

2. 我 將 行 子 所 請 = Ta sẽ làm cái điều nhà ngươi xin.

Trong hai câu đó nếu đặt bằng tiếng Pháp thì đều dùng chữ ce que được hết.

Khi một câu có hai propositionproposition sau để thuyết minh (explique) proposition trước, khi ấy, nếu proposition trước không dùng chữ thì thôi, chớ hễ đã dùng thì phải thêm chữ vào sau verbe kề chữ  , thành ra  所 ... 者. Như nói:

1. 彼 所 欲 (dục là muốn) 得 者, 吾 財 耳  = Cái điều nó muốn được, (ấy là) của cải của ta mà thôi.

2. 人 所 恃 (thị là cậy) 以 生 者, 食 也 = Cái điều người ta cậy để mà sống, ấy là sự ăn.

Như vậy, nó muốn được gì? nó muốn được của cải; người ta cậy gì? cậy sự ăn: proposition sau là để thuyết minh proposition trước, thì phải đặt chữ luôn luôn theo sau chữ .

(Cái thí dụ hồi nãy: 汝 所 言, 吾 已 知 之 cũng hai proposition, nhưng proposition sau không phải để thuyết minh proposition trước, cho nên không cần có chữ sau chữ ; câu nầy nếu thêm  vào lại trật).

Trong câu chẳng những có ý thuyết minh mà lại là giải thích rõ ràng, thì cũng theo luật ấy. Tức như những câu có dùng chữ 所 謂 để cắt nghĩa điều gì thì phải có chữ theo sau.

Như “Đại học” nói:

所 謂 誠 (thành là thật) 其 意 (ý) 者,無 自 欺 (khidối) = Cái điều gọi rằng thật ý mình, ấy là không dối mình.

“Luận ngữ” nói:

所 謂 大 臣 (thầntôi) 者, 以 道 (đạo) (sựthờ, servir) 君,不 可 則 (tắc là thời) (chỉthôi). = Cái điều gọi rằng đại thần, ấy là lấy đạo thờ vua, chẳng khá thì thôi.

Thế thì khi thấy trong câu trên có chữ , cách dưới đó có chữ , thì phải hiểu nhập hai chữ vào một và coi nó cũng như chữ ce que.

Chẳng những thế thôi, mà trong những câu hỏi cũng có dùng chữ 所 ... 者 nữa, như:

1.  所 以 者 何 ?  = Điều đó cớ tại làm sao?

2. 所 以 然 (nhiênvậy, thế) 者 何 也 ? = Tại sao mà sanh ra như vậy?

IV. Văn liệu

sửa

行 田 = Hành điền: Đi dạo ruộng; đi thăm ruộng.

互 相 水 火 = Hỗ tương thủy hỏa: Thù địch và hãm hại lẫn nhau, như nước thì làm cho lửa tắt đi, lửa thì làm cho nước sôi trào và tan thành hơi.

南 面 = Nam diện: Trở mặt phương nam, chỉ nghĩa làm vua.

北 面 = Bắc diện: Xây mặt phương bắc, chỉ nghĩa làm tôi.

星 奔 = Tinh bôn: Chạy mau như sao băng. Chỉ nghĩa đi việc gì gấp lắm, hoặc việc quan cần cấp, hoặc ở ngoài nghe tin cha mẹ chết mà về.

V. Giải trí

sửa

Theo học thuyết nhà Nho, ngũ hành là một cái lẽ gốc, cho nên đem phối tứ tung: về không gian thì phối với ngũ phương, về thời gian thì phối với tứ thời, về nhân thân thì phối với ngũ tạng, mà hỏi ra sở dĩ tại sao phối như vậy, phối như vậy để làm gì, thì chẳng sách nào nói nghe cho ráo lẽ hết.

Phối với ngũ phương: Đông thuộc mộc, tây thuộc kim, nam thuộc hỏa, bắc thuộc thủy, trung ương thuộc thổ.

Phối với tứ thời: Xuân thuộc mộc, hạ thuộc hỏa, thu thuộc kim, đông thuộc thủy, thổ vượng tứ quý (tứ quý nghĩa là bốn tháng cuối cùng của bốn mùa, như tháng ba là xuân quý, tháng sáu là hạ quý...)

Phối với ngũ tạng: tâm thuộc hỏa, can thuộc mộc, tỳ thuộc thổ, phế thuộc kim, thận thuộc thủy.

Còn phối nhiều cái khác nữa, song hẵng biết sơ qua như trên đó. Người đời nay không thể tin những cái thuyết không có căn cứ ấy, tuy vậy cũng phải biết qua.

Nhơn dịp kể một chuyện nầy làm trò cười. Số là trong bạch thoại Tàu dùng chữ 東 西 mà thế cho chữ (vật), khi mua vật gì, không nói (mãi là mua) mà lại nói 買 東 西. Có một ông vua ở về nhà Minh thấy vậy lấy làm lạ, bèn đem hỏi một vị hàn lâm:

– Tại sao không nói "mãi vật" mà lại nó "mãi đông tây"?

Quan học sĩ tâu rằng;

– Nam thuộc hỏa, bắc thuộc thủy, mà theo sách Mạnh Tử nói: Hôn mộ khấu nhân chi môn hộ, cầu thủy hỏa, vô bất dữ giả (昏 墓 叩 人 之 門 戶 求 水 火 ,無 不 與 者 = Đêm tối gõ cửa ngõ người ta mà xin nước và lửa, thì không ai mà chẳng cho) thế thì nam bắc là vật hời hợt lắm, có cần gì phải mua, bởi vậy người ta chỉ nói mua đông tây.

Vua nghe, cho là bặt thiệp, có tài ứng đối. Song le, theo thật mà nói thì câu trả lời ấy là câu xuyên tạc chớ không đúng.

Trong tiếng Tàu kêu "đông tây" bất kỳ vật gì, chớ không phải vật nào bỏ tiền ra mua thì mới nói "đông tây". Song bởi tại câu hỏi của vua là hỏi luôn ba chữ "mãi đông tây", thành ra quan học sĩ trả lời như vậy nghe cũng có lẽ.

Đó, người ta ứng dụng cái nguyên lý ngũ hành vào đến việc như thế!

PHAN KHÔI