Đông Dương ngày xưa và ngày nay/Chương III

   

CHƯƠNG THỨ III

Tình hình xã-hội trong xứ về năm 1860.

V giữa thế-kỷ trước những dân-tộc lập thành cõi Đông-Pháp thì đều suy-đồi cả, hoặc ít hoặc nhiều. Cái dân-tộc cần-mẫn nhất thì trong sự bành-trướng[1] của mình, một đằng sợ sung-đột với người Xiêm đang cải-cách theo phương-pháp Âu-châu, một đằng sợ sự sinh-hoạt eo-hẹp của mình vì chỉ ở trong nơi đất thấp nghĩa là một phần rất ít trong xứ. Thật vậy, có cái đại-danh mập-mờ đối với các dân-tộc nhỏ ở lân-cận không phải là làm chủ được họ.

Như sau đây xin nói đến một vài việc có thể biết được tình-hình xã-hội trong những xứ ở cõi Đông-Dương vào giữa lúc vua Gia-Long tức-vị[2] với việc tiếm-địa của người Pháp.

Nước Nam. — Về thời-kỳ ấy, ở nước Nam chia ra hai hạng người: những người có quyền-hành sai-khiến là quan-trường và nhà nho, và những người tuân-lệnh là người nhà quê. Thi-cử thì hạng người nào đi thi cũng được. Điều này thì không phải là không thật, nhưng những người thi đỗ với những người không có học cách xa nhau đến một vực một trời.

Những quyền-hành của quan-trường cũng có thể sánh như quyền hành của người trưởng-tộc. Theo cổ tục An-nam thì người trưởng-tộc có một cái quyền-hành hầu như tuyệt-đối[3] và độc nhất vô nhị, khi nào không có sự hà-lạm không thể tha thứ thì gánh lấy cái quyền-hành ấy rất là dễ chịu. Nhân-dân thì tự coi mình như trẻ con, bao giờ cũng phải có người bảo-hộ trông nom và rất là tùng-phục người có quyền-hành. Họ bị roi vọt đánh đập hình như họ cho là một sự tự-nhiên của họ rồi. Có nhiều kẻ nếu không dùng đến roi vọt thì không bắt họ vâng lời được.

Về đời vua Gia-Long năm 1807 có ông Bít-sa-se (Bissachère) viết sách ghi chép một vài điều về phong tục An-nam.

« Các hạng người ở xã-hội từ trên đến dưới đều dùng roi vọt cả, và chỉ nhờ có roi vọt mới thu được thuế dân.

« Chỉ có vua là giầu có, còn nhân-dân thì rất là khổ-sở, vì những sự tham-nhũng của những viên quan lại nho nhỏ. Những viên quan này lại bị những viên quan lớn hành-hạ và xâu-xé. Còn vua thì sai chém những
La Cathédrale de Phat-Diem, Province de Ninh-Binh (Tonkin).
Một cái nhà thờ ở Phát-diệm, tỉnh Ninh-Bình (Bắc-kỳ).
viên quan tham-nhũng rồi chiếm lấy những gia-tài điền-sản của họ. Sự trừng-phạt độc-ác ấy cũng không làm bớt được những sự nhũng-nhiễu của quan-trường.

« Những nghề-nghiệp thì như là bị cấm. Nếu có người nào có biệt-tài trong nghề của mình thì phải bắt vào kinh làm việc cơm không cho nhà vua. Thần-dân có đồ vật gì đẹp đẽ là vua chiếm lấy.

« Xây thành và mở tỉnh thì bắt phu làm, những lúc này thì thật là một dịp rất may cho quan-lại nhũng-nhiễu nhân-dân. Dân-tình rất là khổ-sở.

« Chính-phủ thì hèn yếu, rút dát và không được lòng yêu-mến của dân-gian vì chính-phủ muốn hãm nhân-dân ở trong vòng cực-khổ để giấu người ngoại-quốc sự phong-phú[4] trong nước.

Bẩy mươi lăm năm về sau, về năm 1875 quan thủy-binh Đuy-tơi-đờ-ranh (Dutreuil de Rhins) sang nước Nam định giúp người bản-xứ tổ-chức lại thủy-binh An-nam thì thấy đoàn thủy-binh này bị hư hỏng cả. Trong việc cai-quản đoàn thủy-binh này thì có những viên quan dốt nát, lười biếng và rút dát, đánh đập lính-thủy luôn luôn và để tầu rỉ nát hư hỏng cả. Khi muốn trở chiến-thuyền thì người bản-xứ phải nhờ đến bọn thủy-thủ Tàu.

Viên quan võ ấy nhận được rằng người Tàu đã chiếm lấy những sự buôn bán to ở nước Nam và họ đối đãi nhân-dân bản-xứ một cách khinh bỉ, sự buôn-bán của người bản-xứ thì nhỏ-nhặt khốn-nạn lắm, những thợ thuyền và thợ tài-khéo thì phải làm việc cho quan-trường và vua chúa, lại bị đánh đập luôn, sự học-thức của bọn quan-liêu chỉ là việc thông biết chữ nho thôi, còn như cái gì ở ngoại-quốc và chính như sử-ký về cận-đại[5] trong nước họ cũng ù-ù cạc-cạc không biết gì cả.

Sau hết nhà văn-sĩ ấy kết-luận rằng: « Dưới quyền cai-trị người An-nam trong xứ còn biết bao nhiêu của cải không sinh-sôi nảy-nở ra được. Cái chính-phủ An-nam cũng giống như một người sắp chết, người ta đem thuốc đến cho uống may ra cứu sống lại được ít lâu ngày thì đem đẩy thuốc đi »

Xứ Cao-mên. — Cái dân-tộc cao-trọng[6] Ca-me, vì nền mỹ-thuật của mình mà có danh tiếng, ngày nay nền mỹ-thuật ấy đã đổ nát cả, chỉ còn dấu-tích lại thôi! Cái dân-tộc này vì sự hiền lành và vì sự tử-tế của nhân-dân nên lại càng đáng quí trọng nữa. Về năm 1863 là lúc dân-tộc này sắp phải chịu như cái số phận người Chàm thì nước Pháp đến giữ quyền bảo-hộ. Nếu cái dân-tộc này có phải chịu như cái số-phận người Chàm thì hoặc là về tay người Xiêm, hoặc là về tay người An-nam, sau khi hai dân-tộc này giao-chiến với nhau trong một vụ lâu giài. Cuộc chiến-tranh này không xảy ra. Người An-nam, lấy sự cần-cù của mình mà xâm-chiếm những khu đất bỏ hoang, đối-đãi người Cao-mên trong những tỉnh lấy được một cách tử-tế.

Người An-nam nhờ sự thái-bình và sự thịnh-vượng nên đến sinh-cơ lập-nghiệp ở những nơi này càng ngày càng đông đúc.

Người bộ-hành Pháp tên là Mu-hê (Mouhet) tả cái thống-khổ xứ Cao-mên về hồi đó, nói rằng chính vua cũng phải ăn ở một cách nghèo-nàn, còn nhân-dân thì thật là nhu-nhược vì không có nghệ-thuật, không có khoa-học, không có lòng tin cậy về tương-lai gì nữa.

Xứ Lào. — Về thời-kỳ ấy xứ Lào vào tay người Xiêm, họ chiếm và tàn-phá kinh-thành Vạn-tượng (Vientiane) về năm 1827, và bắt nhân-dân trong thành sang bên hữu-ngạn sông Cửu-long. Về năm 1827 những miền xa thành Bàn-cổ có loạn tứ-tung. Giặc cướp hoành-hành trên dòng sông Cửu-long. Bọn người Hồ ở bên Tầu tràn sang tàn-phá phía Bắc. Lúc ấy người An-nam yếu-thế lắm không có quyền-hành gì ở xứ Lào cả. Người Xiêm xâm-chiếm xứ Lào, đi tới đến biên-thùy nước Nam.

Xứ Anh-đô-nê-diên. — Cái miền Mọi ở có thể sánh với Phi-châu trung-ương (Afrique centrale) về thế-kỷ trước là lúc đức Hồng-y La-vi-dơ-ri (Lavigerie) ở bên Âu-châu đang khuyến-khích nhân-dân quyết-chiến với việc buôn người làm nô-lệ.

Mãi đến khoảng năm 1890 trong miền cũng còn nhiều cuộc binh-đao ghê-gớm, làng nọ đánh làng kia. Hết đánh nhau lại cướp người đem bán làm nô-lệ cho người Xiêm, người Lào và người Cao-mên. Dân Mọi thường hay cướp phá những làng An-nam để cướp đàn-bà và trai trẻ rồi đem bán cho lái buôn nô-lệ.

Người An-nam không dám đi vào trong miền Mọi ở, chỉ trừ ra một vài người lái-buôn là dám đi thôi. Những người này không phải là ở trong hạng thượng-lưu, thường cũng bị hại là vị họ hà-lạm cái lòng quá tin và sự ngu dốt của dân Mọi.

Nói tóm lại, lúc nước Pháp đến làm cho các nòi giống ấy được thái-bình thì cái tình-thế trong xứ rất là nguy-hiểm cho tất cả mọi người.

Nhất là nước Nam, lúc ấy rất là suy-yếu vì người trong nước gây ra trận mạc giết hại lẫn nhau và vì sự mập mờ của bọn nhà nho, họ thấy cái gì mới lạ ở nước ngoài là họ nhất-quyết phản-đối[7]. Họ lại muốn làm cho nước Nam thành một nước đóng cửa kín mít, không giao-thiệp với nước ngoài nào cả.

Ở về cái thời-kỳ này, một xứ nhất là một xứ giáp bể không tài nào có thể đóng cửa mà không giao-thiệp với các nước ngoài. Trong lúc
Danseuses Cambodgiennes, devant Angkor-Temple.
Con hát múa Cao-mên đứng trước đền Đế-thiên Đế-thích.
này thì cũng không có dân-tộc nào là hẳn được độc-lập.[8] Tất cả các dân-tộc đều dựa vào nhau, hoặc ít hoặc nhiều. Những nước lớn như nước Pháp, nước Anh phải tuân luật vạn-quốc và nhất là tuân những điều-ước nó giàng buộc nước nọ với nước kia. Cũng có những nền cai-trị chung của vạn-quốc như là việc liên-hợp bưu-điện[9] của vạn-quốc vậy. Xem như thế thì cái giấc mộng của quan-trường nước Nam lúc ấy không thể thực-hành được. Vả, chính những viên quan này mơ-màng muốn những sự không thể có được, nên nước Pháp mới phải can-thiệp vào việc xứ này vậy.
Tourane: Grottes de Marbre. Pagode de Huyen Không Bong.
Hàn: Động Ngũ-hành-sơn. Chùa Huyền-không-bồng.
Irrigations du Thanh-Hoa (Annam): Construction d’un barrage et d’une écluse de navigation.
Công việc dẫn thủy nhập điền ở Thanh-hóa (Trung-kỳ). Công việc xây một cái cống ngăn nước và cống thang nước về việc dẫn thủy.
Construction d’un pont sur le Mékong à Godauha (Cochinchine).
Xây cầu trên sông Cửu-long-giang ở Go-dau-Ha (Nam-kỳ).



Chú thích

  1. Bành-trướng = lan rộng ra.
  2. Tức-vị = lên ngôi.
  3. Tuyệt-đối = không có giới han.
  4. Phong-phú = sự giầu có, của cải.
  5. Cận-đại = gần đây.
  6. Cao-trọng = cao sang, có danh tiếng tốt.
  7. Phản-đối = làm trái lại.
  8. Độc-lập = không phải thuộc quyền cai-trị của nước ngoài.
  9. Liên-hợp bưu-điện = việc gửi thơ từ, thông tin-tức chung của các nước.