CHƯƠNG THỨ MƯỜI BẢY


Cuộc giao-tế của xứ Bắc-kỳ đối với năm xứ Đông-Pháp


Xưa người bản-xứ mà đi ra khỏi làng nhà là chỉ để đi chợ búa ở các làng láng giềng mà thôi, không mấy người đi ra khỏi địa-hạt tỉnh nhà. Cuộc buôn bán với các tỉnh lân-bang, và nơi kinh-thành cùng là nơi trung-du và thượng-du thì đều thuộc về tay người Trung-hoa cả.

Không mấy người là phiêu lưu ra khỏi cõi xứ Bắc-kỳ, không biết đâu là Trung-kỳ, Nam-kỳ, Laos cùng là Cao-miên.

Ngày nay nhờ về cuộc hòa-bình, cùng là cuộc trị-an trong toàn cõi, lại nhờ về lắm đường giao-thông cùng là đường xe-lửa, cho nên người bản-xứ đã quen đi tới những xứ xa xôi. Những người buôn bán năng đi những miền Chợ-bờ, Lao-kay. Cao-bằng thuộc về xứ Bắc-kỳ thì không lấy làm trở ngại gì cả. Dù đi miền Thanh-Nghệ, cho tới Badon ở Trung-kỳ thì cũng vậy. Các nhà thầu-khoán Bắc-kỳ, thì nhận công-việc cả ở miền bắc Trung-kỳ và ở miền Laos nữa. Người Bắc-kỳ đi vào Nam-kỳ thì ngày càng nhiều mãi ra, chẳng phải là chỉ đi làm thợ hay làm phu ở các đồn điền mà thôi, cái phần nhiều thì đi buôn bán, nhất là để bán các hàng xuất-sản ở bản-xứ. Mấy năm trước cuộc chiến-tranh vừa rồi thì toàn thể thương-trường xứ Nam-kỳ, dù những cách buôn bán rất hèn mọn cũng đều thuộc về tay người Trung-hoa cả. Nhất thiết là không có một cửa hàng nhỏ mọn nào của người bản-xứ. Khi bấy giờ có mấy người Nam-kỳ sản ra những bài văn tuyệt tác để hô hào về việc này, thế nhưng lại tưởng là hô hào bằng văn-chương thì đã đủ rồi. Dần dần trong khoảng mươi lăm năm giời, người Bắc-kỳ kế tiếp nhau vô Nam-kỳ mà sinh nghiệp, hiện nay ở thành-phố Saigon, đã trông thấy nhiều cửa hàng buôn của người Bắc-kỳ. Sau thì có những tàu buôn của các nhà buôn tầu bản-xứ vô cảng Saigon nữa. Người Bắc-kỳ càng đem vô Nam-kỳ được nhiều các hàng hóa xuất-sản ở bản-xứ thì lại càng bán rất lợi, hoặc là tự đem hàng để bán chuyến, hoặc là để người bà con thân thuộc ở tại Saigon mở ra hãng buôn, cho nên dần dần tiếm lấn được một phần cái địa-vị của người Trung-hoa trong những thương-lợi xứ Nam-kỳ.

Một cái chùa ở Laos.

Nay ở xứ Laos cũng có nhiều người Bắc-kỳ. Xứ Laos có nhiều ruộng đất thực tốt mà bỏ hoang, không cầy cấy gì cả, xưa nay không sản ra một vật gì khả dĩ làm thương lợi cả. Xưa kia thì đường đi sang Laos rất là hiểm trở. Ngày nay đi đường Vinh và Đông-hà thì có thể đi ô-tô sang tới Laos được. Hiện đã có nhiều người bản-xứ nhờ về những con đường này mà gây nên những cuộc mậu-dịch rất quan trọng ở xứ Laos, như là buôn những thứ tơ rất tốt, những loài súc-sinh, những lợn con mà đem về xứ nhà để chăn nuôi. Chính-phủ Đại-pháp bảo-hộ xứ Laos cũng như bản-xứ. Người Laos tính hiền-lành, ôn hòa, thường lại nhút nhát. Chính-phủ Đại-pháp không để cho người An-nam được hành-hạ người Laos. Thế nhưng người An-nam vốn chính-trực lại có lượng đối với người Laos, bởi vậy trong khi đến sinh-nghiệp tại xứ Laos thì được lòng người bản-hạt. Tại hạt Đarlac và Kontum, dân-cư toàn là người Mọï. Dân này không phải là một dân-đoàn văn-minh, vốn rất ngu độn lại nhút nhát. Vậy đối đãi với họ thì phải kiên-nhẫn và phải ôn-nhu, mà chớ nên quá ư lợi-dụng sự ngu-độn của họ. Nước Đại-pháp nay chủ-trương đem sự văn-minh mà khai-hóa cho những dân ấy. Bởi vậy đặt ra lệ rằng người nào muốn đi vào những hạt này thì phải xin phép riêng. Chính-phủ chỉ phát giấy phép cho những người có danh-tiếng trong xã-hội, lại có tư-cách là người công-bằng chính trực mà thôi. Vào tới những hạt này thì phải đối-đãi với thổ-dân như người đồng trủng thuộc về hạng yếu hèn, người nào có cái tư-cách như thế thì có thể mở cuộc buôn bán rất lợi, đem muối đến mà đổi lấy mật, hoặc đem các chế-hóa-hạng thông-thường đến mà đổi lấy những lâm-sản có giá-trị ở thị-trường.