CHƯƠNG THỨ MƯỜI MỘT


Các đồn-điền của người Đại-pháp


Khi người Đại-pháp mới tới xứ Bắc-kỳ này lần thứ nhất thì ở bản-xứ có rất nhiều đất bỏ hoang. Những nơi ấy, vốn xưa có lắm giặc cướp quấy nhiễu, cho nên người bản-xứ không cầy cấy gì cả. Chính-phủ để cho người Đại-pháp khẩn những khu đất hoang ấy làm đồn điền; những người khẩn-đất phần nhiều là những cựu-binh-sĩ. Các điền-chủ bèn chiêu tập dân nhà-quê, (có khi những người này vốn trước đã sinh nghiệp ở những hạt đó) bởi thế những đất bỏ hoang dần dần lại giồng giọt, dân-cư có vẻ trù-mật xầm-uất vì có nhà-nước bảo-hộ cho, mọi người được hưởng cuộc hòa-bình mà xiêng năng về đường lao-động. Những nhà điền-chủ thứ nhất đều cố sức chấn-hưng việc canh-nông; có nhiều người tổ-chức những công cuộc giẫn thủy nhập điền, cùng là đem những loài gia-súc tốt đẹp ở ngoại-quốc vào trong cõi để gây giống. Những nhà điền-chủ thứ nhất ấy, nay thì phần nhiều đã quá cố rồi, những đồn điền để lại thì nhà-nước đem cấp phát cho dân nhà-quê ở bản-hạt, hoặc là đem bán lại cho những điền-chủ bản-xứ.

Thế nhưng còn nhiều những khu đất khác mà người bản xứ không hề cầy cấy bao giờ cả, vì là những đất gần núi, không thể nào cấy lúa được. Dân Mường ở những hạt này, dù cầy cấy thì cũng không được mấy chút. Lại gặp nỗi giặc cướp nhũng nhiễu; nỗi loài cọp, loài báo, hươu, nai, lợn rừng, phá hại thóc lúa, cho nên dân-cư khó lòng sinh-nghiệp được, vả toàn là những xứ hay có bệnh sốt. Người Đại-pháp can-đảm thì mới khẩn đất ở những hạt này, vốn là những khu đất không có giá-trị gì, cho nên ai xin khẩn thì được chính-phủ thuận ngay.

Nhiều người nhà-quê ta đi theo những người Đại-pháp can-đảm, không sợ gì bệnh sốt mà cũng chẳng lo gì cọp với báo. Vả các nhà điền-chủ ở những hạt này, hễ có người làm bị đau yếu thì hết sức chăm nom, săn sóc. Nhờ có những điền-chủ Đại-pháp đỡ đầu cho mà dân nhà-quê ta cùng là dân Mường đều ra sức khai phá nơi rừng rậm, cỏ cây thì đào tới gốc để giồng những thứ cây lạ mà ở bản-xứ không hề trông thấy bao giờ.
Con gái hái café, một tay mang rổ đầy trái café, và tay cầm cành café có quả.
Thứ cây này lấy giống ở xứ thuộc-địa nước Pháp, là xứ Réunion, tức là cây cà-phê. Giồng cà-phê thì phải biết cách, lại phải bón sới rất cẩn-thận; nhất là phải trừ những loài sâu-bọ. Đất giồng cà-phê thì cần phải bón sới, mà xứ Bắc-kỳ này vốn đất xấu, cho nên lại càng phải bón phân. Vì thế các điền-chủ Đại-pháp phải khai phá những đồng cỏ thành ra những cánh đồng để chăn nuôi các loài gia-súc mà lấy phân bón đất. Những nơi thung-lũng bùn lầy ở dưới khe núi thì làm thành ra những ruộng lúa cho người bản-xứ cùng là người Mường. Café là một thứ mà người Âu-châu tiêu-thụ nhiều lắm. Hàng năm, bản-xứ tải ca-fé sang Đại-pháp rất nhiều. Café đem pha với nước sôi, thành ra một vị để uống rất ngon và rất bổ.
Xay café bằng cối xay ta cho rập vỏ
Người bản-xứ, nay lắm người đã dùng café. Một ngày kia, người bản-xứ giồng café cũng nhiều như là giồng cau và giồng trè, café sẽ thành ra một món đồ uống thông dụng trong nước.
Trong Đồn-điền café: hạt café đương phơi khô.
Ngày nay đi vào một đồn-điền giồng café thì trông thấy một cái quang cảnh rất lớn lao, rất đẹp mắt. Giả sử đem xo-xánh biết bao nhiêu khu đất bỏ hoang với những đồn-điền tốt đẹp: bên thì dơ bẩn, chướng-khí, cọp báo chỉ dình hại người, địa-sản không có một thức gì mà người ta có thể lợi-dụng được, người trung-châu không tới đó sinh nghiệp bao giờ, chỉ lơ thơ có một vài nóc nhà của dân Mường rất nghèo khổ mà thôi. Bên kia thì những trại rộng mênh mang, luống cây ca-phê rất phẳng phắn, vui vẻ, luống nào cũng thẳng hàng, không có một cây cỏ nào mọc sen vào cả; kể hàng trăm phu đàn-bà tấp nập hái những trái ca-phê đỏ ói; lại nào là phu đàn ông thì nhặt cỏ, vun sới cây, hoặc thấy gốc cây nào có tật thì nhổ đi mà giồng cây tốt lành thay vào, nào là sới đất, nào là bón phân, suốt ngày đều vui vẻ. Ở trên cái đồi cao thì có tòa nhà Tây, xung quanh có truồng trâu, tầu bò, cùng là những kho chứa các thức hoa-lợi và sản-vật. Tầu bò thì không phải là những con bò cái nhỏ gầy, vắt không có sữa đâu, bò đực cũng không phải là những con yếu còm, toàn là những thứ bò béo mập, lấy giống ở Đại-pháp, ở Ấn-độ, ở Anh-cát-lợi và ở Úc-tỷ-lợi-á đem sang. Lợn thì lớn bằng hai những lợn đồng lúa ở miền nhà-quê ta, thế mà chăn nuôi giống lợn béo tốt này,
Con ngựa Etoile. Ngựa ta để lấy giống của M. Nguyễn-huy-Hợi.
cho ăn cũng không tổn hơn giống lợn ta đâu. Giả sử nhà điền-chủ thấy người cai đến xin sữa bò cho con ăn, thì vui cười mà nghĩ bụng rằng: « Được lắm, đã quen ăn sữa như thế, tất rồi An-nam ngày càng nhiều người ưa dùng sữa; trẻ con mà nuôi bằng sữa tốt, rồi ra trở nên những người lao-động sức lực. »
Bò Đông-Pháp để làm thịt của Mme Nguyễn-thị-Nghĩa.
Giả sử làng nào bên láng-giềng mà đến mua con lợn con, hay con lợn xề để lấy giống thì nhà điền-chủ cũng vui lòng mà bán lại cho, thường khi lại cho không. Cái thái-độ các nhà điền-chủ Đại-pháp, thực là khác hẳn với người Trung-hoa. Người Trung-hoa xưa nay đem những lợn con vào bản-xứ, giống tốt thì đem hoạn đi, như vậy người bản-xứ chỉ có thể nuôi lợn cho béo tốt mà thôi, chứ không thể nào lấy giống được. Như vậy, bao giờ cũng phải mua lợn con của người khách đem về mà chăn nuôi. Thực là một sự hạnh-phúc cho những làng được ở gần những đồn-điền người Đại-pháp. Một ngày kia người bản-xứ sẽ nghiệm thấy như thế. Hiện nay những nhà cự-phú bản-xứ đã am-hiểu lẽ đó, cho nên đều xin khẩn những đất hoang ở miền Trung-du để khai phá làm đồn-điền như là người Đại-pháp. Nhà soạn sách này, khi đi qua xứ Trung-kỳ, đã thừa dịp vào xem đồn-điền của ông Bùi-huy-Tín tại gần Phúc-Trạch.

Các nhà điền-chủ tức là nhà hòa-binh chiến-thắng. Mỗi năm lại tiến thêm đường đất vào nơi rừng rậm, kẻ thù của những nhà chiến-thắng này không phải là người đâu, chính là bệnh sốt, cọp báo, cỏ hoang, cùng là sâu-bọ. Mỗi năm lại làm cho bờ cõi rộng lớn ra, đất cầy cấy ngày càng thêm giới-hạn để cho dân bản-xứ ngày nhiều cách sinh lợi. Xưa kia ở lắm hạt thì người bản-xứ không thể nói rằng: xứ này là của ta, vì xưa là xứ của cọp, của báo, của hươu, của nai, của lợn rừng, của các bệnh lam-chướng và của những loài sâu-bọ.

Ngày nay người Đại-pháp dạy bảo người bản-xứ để thắng được cõi sơn-lâm. Đó là cái chức-vụ của các nhà Lâm-nghiệp chuyên-môn vậy.

Lợn của M. Marius chăn nuôi.