đốt nón lá, xé áo tơi, nay chính là đến lúc rồi đó. Dám xin bỏ bờ đập Phò-nham, ném cần câu Vị-thủy, đừng để uổng hoài khát-vọng của bao kẻ thương sinh.
Tiều-phu nói:
— Kẻ sỉ ai có chí nấy, hà tất phải vậy! Cho nên Nghiêm-Tử-Lăng không đem chức Gián-nghị ở đông-đô, đánh đổi khỏi sóng Đồng-thủy[1], Khương Bá-Hoài không đem bức tranh vẽ của Thiên-tử, làm nhơ non nước Bành-thành[1]. Tài ta tuy kém, so với người xưa chưa bằng được. Nhưng may lại giàu hơn Kiềm-Lâu[2], thọ hơn Vệ-Giới[3], no hơn Viên-Tinh[4], đạt hơn Phụng-Thiến[5], kể thì cũng đã được trời đất ban cho khá nhiều. Nếu lại còn tham cầu những cái ở ngoài phận mình, len-lỏi vào đường sĩ tiến, chẳng những xấu-hổ với các bậc tiền hiền, lại còn phụ-bạc với vượn hạc ở trong núi nữa. Vậy xin ông đi đi, đừng nói lôi thôi gì nữa.
Trương nói:
— Ngài cho là hiện-thời không đủ để cho ngài làm việc được chăng? Nay có đấng Thánh-nhân ngự-trị, bốn bể đều ngóng trông, người Chiêm dâng đất mà xưng thần, quân Minh nộp lễ để xin
- ▲ a ă Đã chua ở phần đầu: «Nguyễn-Dữ với Truyền-Kỳ Mạn-Lục».
- ▲ Kiềm-Lâu là một bậc cao-sĩ nhà nghèo, lúc chết chỉ có một cái áo che kín đầu thì hở chân, che kín chân thì hở đầu.
- ▲ Vệ-Giới đời Tấn, người đẹp văn hay, thọ được 27 tuổi thì mất.
- ▲ Viên-Tinh là một người học-trò, nghèo cùng chết đói ở dọc đường.
- ▲ Tuân-Sán đời Ngụy tên tự là Phụng-Thiến, có người vợ đẹp lắm. Sau người vợ ốm chết, Phụng-Thiến cũng chết theo.