cách đánh họ, thuận mà đừng chống, ngầm giữ chỗ lợi, cắt đứt đường lương, sợ có kỳ binh, ẩn mà đừng hiện, khiến tay cung nỏ đều giữ yên chỗ». (Xét họ Hà dẫn đoạn văn này, cũng nói là « Binh pháp nói rằng » thì biết lời vấn đáp cũng ở trong số 82 thiên).
Trở lên thấy ở lời chua của họ Hà.
Xét đây đều là giải thích nghĩa thiên Cửu-địa, lời ý rất tường cho nên thiên, quyển, không thể không nhiều.
Ngô-vương hỏi Tôn-Vũ rằng: « quân địch mạnh hung hăng, kiêu mà không sợ, binh nhiều mà khỏe, đồ tính thế nào? » Vũ nói: « chị u khuất mà đợi thuận theo ý họ, đừng khiến họ biết rõ, để càng thêm trễ nải, nhân theo quân địch mà xê dịch, ngầm phục để đợi, đi trước họ không trông, đi sau họ không đoái, mình đánh sấn vào khoảng giữa, tuy họ nhiều mình cũng có thể thắng được, cái cách đánh kẻ kiêu, không nên tranh phong ».
Thấy ở Thông điển.
Vua Ngô hỏi Tôn-Vũ rằng: « quân địch giữ chỗ núi hiểm, chiếm phần lợi thế, lương thực lại đủ, khiêu khích thì không ra, có dịp thì lấn cướp, vậy làm thế nào? » Vũ nói: « chia binh giữ chỗ yếu bại, cẩn phòng đừng trễ nhác, ngầm dò tình y, khẽ đợi lúc họ chểnh mảng, lấy lợi mà nhử, cấm đường kiếm củi, lâu không được gì, tự nhiên biến đổi, đợi lúc họ dời khỏi chỗ vững chắc, sẽ cướp lấy chỗ yêu thích của họ, như vậy kẻ địch dù giữ chỗ hiểm ta cũng có thể phá được ».
Thấy ở Thông-điển và Thái-bình ngự-lãm.
Tôn-Tử nói: « tướng ấy là trí, là nhân, là kính, là tín, là dũng, là nghiêm. Ấy nên trí là để bẻ gẫy kẻ địch, nhân để làm cho người ham theo, kính để chiêu người hiền, tín để đúng lệ thưởng, dũng để thêm khí, nghiêm để nhất lệnh. Cho nên bẻ kẻ địch thì có thể hợp biến, người ham theo thì nghĩ sự cố đánh, kẻ hiền trí họp thì âm mưu lợi, sự thưởng phạt đúng thì quân hết sức, khí dũng thêm thì uy lệnh của quân tăng bội, uy lệnh duy nhất thì tướng muốn sao được vậy.
Tôn-Tử nói: phàm đất nhiều chỗ lõm chỗ vũng gọi là giếng giời.