Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 45 —

Bạch-tuyết Dương-xuân,[1]
Cao sơn lưu thủy:[2]
Chẳng cứ gì Ly-Tao với Tỳ-Bà-ký,[3]
Chẳng cứ gì Khuất-Nguyên với Cao Đông-Gia[3]
Nếu trần-ai ai cũng biết ai,
Ai còn phải vì ai cảm khái.
Cội thông lũa chơ-vơ đỉnh núi, đầm thấm tuyết sương.
Bông huê đào hớn-hở gió đông, đại-đằng ong bướm.
Kiếp văn tự ngẫm ra nhường cũng rứa, trải trăm tuổi đến khi đầu bạc, phí bao nhiêu tiếng khóc tiếng cười.
Khách cổ kim nào có khác chi nhau; hỏi nghìn thu xin giọt mực đen, xóa cho hết chữ tài chữ ngộ.
Nhân tôi xem quyển truyện Tỳ-Bà của ông Đoàn-tư-Thuật dịch thuật mà trước có bài tựa của ông Mao Thanh sơn,


  1. Xưa có một người khách đi qua kinh-đô nước Sở mà hát khúc Hạ-lý-ba-nhân (điệu hát nhà quê, không hay); người trong nước họa mà hát theo, có đến vài nghìn người. Khách lại hát khúc Dương-a Dạ-lộ (điệu hát hơi hay); người trong nước họa mà hát theo có được vài trăm người. Khách hát đến những khúc Dương-xuân Bạch-tuyệt (hai điệu hát thật hay); họa mà hát, chỉ còn được có vài mươi người.
  2. Ngày xưa ông Bá-Nha hay đàn, gặp được ông Chung-tử-Kỳ sành nghe. Bá-Nha đánh đàn, trong bụng đương nghĩ ở ngọn núi cao; Tử-Kỳ khen rằng: « Tiếng đàn vòi vọi như trên ngọn núi cao. » Một lát, Bá-Nha bụng lại nghĩ về nước chẩy; Tử-Kỳ khen rằng: « Tiếng đàn lưu-loát như một giòng nước chẩy. » Chung-Tử-Kỳ chết, Bá-Nha đập bỏ đàn, rướch đướch bỏ giây, cho là ở đời không còn có ai tri âm.
  3. a ă Kinh Ly-Tao của Khuất-Nguyên soạn; truyện Tỳ-Bà của Cao Đông-Gia soạn