giã ai, nhơn chi tương tử kỳ ngôn giã thiện[1]. Vậy những lời mà cha đã trối với ba mẹ con con đây, thì ba mẹ con phải ghi nhớ, mựa chớ bỏ qua, được như vậy thì dầu cha có thác đi nữa, thiệt cha cũng ngậm cười nơi chín suối! » Nói tới đây thì đàm đã kéo lên, làm cho ông trực thị một hồi lâu, mới thở dài một tiếng rồi nhắm mắt lại, riu-ríu mà qua đời.
Ba mẹ con bà phủ nhào lăn, than khóc rùm nhà, xóm làng tựu tới rất đông, kẻ giúp việc nầy, người giùm chuyện kia, lo mua sắm quách quan mà tẩn liệm.
Khi chôn cất ông xong rồi, bà cũng nghe theo lời ông dặn, gởi thơ cho ông huyện Ngọt mà từ hôn và cũng gởi hết đồ nữ-trang trả lại, không hề vi sơ một món.
Vả lại quan phủ lúc còn sanh tiền, tánh tình huy hoát, ăn xài lảng phí, không hay đáy để chút nào, nên khi ông được về hưu, thì ông chẳng có của dư như mấy ông khác vậy. May nhờ lúc nọ, bà chắt lót giấu để ít nhiều, rủi bị ông đau lâu, nên bà phải đem ra lo chạy thuốc than, đến khi ông mãn phần rồi, cuộc tống táng vừa xong thì của bà tích trử bấy lâu cũng gần muốn hết. Phần thì ba mẹ con yếu đuối, lại là dòng-dỏi trăm-anh, không quen tay lấm chơn bùn, biết lấy chi mà độ nhựt; mẹ con trong lòng buồn bực, vì lo câu tọa thực sơn băng. Nhưng mà cũng may vì hai chị em biết giỏi nghề mạng vớ thêu khăn, nên gắn công thức thối làm rồi đem bán kiếm ăn, cũng đở qua ngày tháng được.
Lần hồi ngày tháng như thoi, bóng thiều-quang đưa rất lẹ, lật-bật mà cũng gần ngày làm tuần bá nhựt cho ông. Ba mẹ con lo rầu, không biết lấy chi mà làm tuần tự. Còn đương ưu lự, thoạt đâu lại có một tên lính làng, đem giấy của nhà thơ dây thép đến, kêu Từ-mộ-Trinh phải đến tận nơi mà lãnh một phong thơ rờ-com-măn-đê. Mộ-Trinh không biết là thơ của ai gởi đến cho mình mà lạ[đính chính 1] gởi rờ com-măn-đê cũng lạ. Nàng bèn sắm sữa đi đến nhà thơ, ký tên vào sổ mà lãnh cái thơ ra rồi, coi kỷ lại thì té ra là thơ của cậu ruột mình là ông huyện Nguyễn-