Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/21

Trang này cần phải được hiệu đính.
THƠ

PHÉP-TẮC VỀ LỐI THƠ

Thể-cách văn-chương. — Văn-chương ta có nhiều thể-cách, mỗi thể-cách có phép-tắc riêng. Trước hết nên chia ra làm hai loại lớn: lối có vầnlối không vần.

Trong các lối có vần thì thơ là lối quan-trọng nhất.

Thế nào gọi là thơ? — Thơ là một lối văn có vần (assonance); kể thơ có nhiều lối mà thông-dụng nhất là lối thơ thất-ngôn và lối thơ ngũ-ngôn. Hai lối thơ này có số câu nhất-định, mỗi câu có số chữ nhất-định (mesure), có điệu riêng (rythme), lại phải đối nữa (parallélisme).

§ 1. — Luật thơ

Số chữ. — Ngũ-ngôn mỗi câu 5 chữ; thất-ngôn mỗi câu 7 chữ.

Số câu. — Hoặc thất-ngôn hoặc ngũ-ngôn, gọi là thơ tứ-tuyệt thì mỗi bài 4 câu; gọi là thơ bát-cú thì mỗi bài 8 câu; còn thất-ngôn dài hơn 8 câu, ngũ-ngôn dài hơn 16 câu thì gọi là tràng-thiên hoặc gọi là hành[1].

Làm theo lối thơ nào thì phải đặt đúng số câu và số chữ của lối thơ ấy.

Vần. — a) Vần là gì? Tức là những tiếng đồng âm (identité du son) đứng cuối câu thơ. — Nếu theo vần quốc-ngữ thì những tiếng nào cùng một âm (même son voyelle), hoặc âm bằng, hoặc âm trắc tùy theo lối thơ vần bằng, hoặc vần trắc, không cứ dấu khác nhau đều cùng một vần: như thiên, liên, tiền, biền, cùng một vần; tải, lại, bãi, phái, cùng một vần.

Làm thơ phải hiệp vận cho đúng, nếu trái lệ ấy như nay mà đi với ta hoặc tôilạc-vận không được. Nếu vần hơi sai nhau một tí như tai với ngay hoặc ngươicưỡng-áp (ép gượng) cũng không được.

b) Trong một bài thơ những câu nào phải có vần? Lệ cứ câu đầu và các câu chẵn phải có vần. Vậy trong bài thơ 4 câu có 3 vần (câu 1, 2 và 4), thơ 8 câu có 5 vần (1, 2, 4, 6 và 8). Song lối thơ ngũ-ngôn nếu hai câu đầu đối nhau thì câu đầu không phải vần nữa. — Lối thơ tràng-thiên cũng cứ theo lệ ấy mà đặt dài ra; có khi cả một bài dùng nguyên một vần, hoặc cứ bốn câu, hay tám câu lại đổi dùng vần khác cũng được.


  1. Xem bài Vịnh hai bà Trưng, trang 31.