NIÊN PHỔ

(Theo bản Chu Hạc-Linh soạn)

NHÂM TÝ, NĂM ĐẦU HIỆU TIÊN-THIÊN ĐỜI DUỆ-TÔNG.

Ông sinh.

QUÝ SỬU, NĂM ĐẦU HIỆU KHAI-NGUYÊN ĐỜI MINH-HOÀNG ẤT MÃO, NĂM THỨ BA HIỆU KHAI-NGUYÊN.

Lời tựa bài ca « múa Gươm » có nói: « Năm Khai-Nguyên thứ ba, tôi còn trẻ con. nhớ được xem nàng Công-Tôn múa lối « múa gươm... » Ông bẩy tuổi biết làm thơ thì bốn tuổi có trí nhớ cũng là phải.

MẬU NGỌ, NĂM THỨ SÁU HIỆU KHAI-NGUYÊN.

Bài thơ « Ngày trai trẻ » có câu: « Bẩy tuổi đã nhanh-trí, ứng khẩu thơ Phượng hoàng ».

CANH THÂN, NĂM THỨ TÁM HIỆU KHAI-NGUYÊN.

Cùng bài thơ trên có câu: « Chín tuổi viết chữ lớn... »

BÍNH DẦN, NĂM THỨ MƯỜI BỐN HIỆU KHAI-NGUYÊN.

Cùng bài trên có câu: « Mười bốn. mười lăm tuổi, ra chơi làng văn chương... »

TÂN-VỊ, NĂM THỨ MƯỜI CHÍN HIỆU KHAI NGUYÊN.

Ông hai mươi tuổi, sang chơi Ngô, Việt (Từ đó xuống Cô-tô, qua Chiết-giang, sang Diễm-khê, lâu mới về.

ẤT-HỢI, NĂM THỨ HAI MƯƠI BA HIỆU KHAI-NGUYÊN

Ônh từ Ngô, Việt về, sang Kinh-Triệu, thi cống-cử không đỗ. (Trong thơ « Ngày trai trẻ » có câu: « Lỡ trượt khoa Khảo-công, một mình ra khỏi trường... » Khảo-công là khoa thi Cống-cử. Sử cũ chép: « Năm đầu hiệu Thiên-Bảo, ông thi Tiến-sĩ không đỗ... » Cái đó nhầm.)

ĐINH-SỬU NĂM THỨ 25 HIỆU KHAI NGUYÊN

Ông sang chơi Tề, Triệu.

TÂN-TỴ, NĂM THỨ 29, HIỆU KHAI-NGUYÊN

Ông 30 tuổi, ở Đông-Đô. (Thanh-minh năm ấy, tế ông tổ xa đời là Đương Dương-Quân ở núi Thú-Dương)

NHÂM NGỌ, NĂM ĐẦU HIỆU THIÊN BẢO Ông ở Đông-Đô. (Cô ông là Vạn-Niên huyện-quân mất ở làng Nhân-phong, đưa về huyện Hà-Nam, ông viết mộ chí)

GIÁP THÂN, NĂM THỨ 3 HIỆU THIÊN BẢO

Ông ở Đông-Đô. (Bà nội ông mất ở nhà riêng tại Trần-Lưu, đưa về Yển-sư, ông viết mộ chí).

ẤT DẬU NĂM THỨ 4 HIỆU THIÊN BẢO Ông ở Tề-châu (Mùa hè, ăn tiệc ở Lịch Hại-đình với Lý Bắc Hải.)

BÍNH TUẤT, NĂM THỨ 5, HIỆU THIÊN BẢO

Ông về Tràng An. (Thơ « ngày trai trẻ » có câu: « sung sướng tám, chín năm, Tây lại về Hàm Dương... » Hàm Dương tức là Trường An.

ĐINH HỢI, NĂM THỨ 6 HIỆU THIÊN BẢO.

Ông ứng chiếu ra thi, bị đánh hỏng, ở lại Trường-An. (Năm ấy, nhà vua hạ chiếu cho bất cứ ai, có một chút tài gì cũng được vào kinh thi tài. Tể-tướng là Lý-Lâm-Phủ truyền cho các chủ-khảo đánh hỏng tất cả, rồi vào chầu lấy câu « trong nước không còn để sót tài! » mà mừng nhà vua... Ông cùng bọn Nguyên Kết đều bị đánh hỏng!)

KY SỬU, NẰM THỨ 8 HIỆU THIÊN BẢO.

Ông ở Trường An, cũng có khi sang Đông-Đô.

TÂN-MÃO, NĂM THỨ 10 HIỆU THIÊN BẢO.

Ông 45 tuổi, ở Trường-An, dâng bài phú Tam-Đại-Lễ, Minh-hoàng thấy tài lạ, truyền cho đợi ở viện Tập Hiền.

NHÂM-THÌN, NĂM THỨ 11 HIỆU THIÊN-BẢO.

Ông được vời thi văn chương, và được ghi tên trong sổ đợi bổ.

ẤT-VỊ, NĂM THỨ 14 HIỆU THIÊN-BẢO.

Ông được bổ chức Uý Tây-Hà, không nhận; lại cải bổ sang chức Hữu-vệ suất-phủ Trụ-tào. Tháng mười một, sang thăm gia quyến ở Phụng-Tiên.

BÍNH-THÂN, NĂM ĐẦU HIỆU CHÍ-ĐỨC ĐỜI TÚC-TÔNG.

Tháng năm, từ Phụng-tiên sang Bạch-Thủy, nương nhờ cậu là Thôi Thiếu Phủ. Tháng sáu lại từ Bạch-Thủy sang Lộc-châu. Nghe Túc-Tông lên ngôi ở Linh-Vũ liền từ Lộc-châu lẩn sang nơi Hành-Tại, vì thế hãm vào trong giặc.

ĐINH DẬU, NĂM THỨ HAI HIỆU CHÍ ĐỨC.

Tháng tư, thoát khỏi vòng giặc, chầu vua ở Phượng-Tường, nhận chức Tả-Thập Di, dâng sớ cứu Phòng Quán. Nhà vua nổi giận, hạ chiếu cho Ba-Tòa tra hỏi. Tể-Tướng là Trương-Kiểu cứu cho được khỏi tội. Tháng tám, được « chỉ viết mực » cho về Lộc-châu thăm nhà. Tháng mười, nhà vua về Tây Kinh, ông đi theo.

MẬU-TUẤT, NĂM ĐẦU HIỆU KIỀN NGUYÊN

Làm Tả-Thập Di được sáu tháng, ra làm Tư-công ở Họa-châu. Cuối Đông, xin nghỉ về Đông-Đô (Tháng mười, có viết hộ tờ trạng dâng bản đồ hình thế trừ diệt bọn giặc tàn cho Quách sứ-quân ở Họa châu, và năm bài văn sách thi Tiến-sĩ.

KY-HỢI, NĂM THỨ 2 HIỆU KIỀN NGUYÊN,

Mùa xuân từ Đông-Đô về Họa-châu. Quanh miền đói, bỏ quan sang Tộc-Lũng, rồi sang Tần-châu; định làm nhà tranh ở thôn Tây-chi nhưng không xong. Tháng mười sang Đồng Cốc. Ở Đồng Cốc không đầy một tháng. Tháng chạp vào Thục đến Thành-Đô.

CANH-TÝ, NĂM ĐẦU HIỆU THƯỢNG NGUYÊN.

Ông ở Thành Đô, làm nhà bên suối Gột-Hoa.

TÂN-SỬU, NĂM THỨ 2 HIỆU THƯỢNG NGUYÊN.

Ông 50 tuổi, ở nhà tranh ở Thành Đô, đôi khi có sang « Bến Mới » cùng Thanh-Thành (Mùa thu, làm bài ký quán khách ở huyện Đường Hưng.)

NHÂM-DẦN, NĂM ĐẦU HIỆU BẢO-ỨNG ĐỜI ĐẠI-TÔNG.

Ông ở nhà tranh tại Thành Đô. Tháng bẩy, tiễn Nghiêm-Vũ về chầu, tới Miên-châu. Không bao lâu, viên Tri-Binh-Mã sứ ở Tây Xuyên là Từ-Tri-Đạo làm phản, ông bèn vào Tử-châu. Mùa Đông, lại về Thành-Đô, đón gia quyến sang Tử-châu. Tháng chạp sang Xạ-Hồng, lại xuống Thông-Tuyền ở miệt Nam, đều thuộc về Từ-châu cả. (Sử Tân Đường thư chép ông sang Đông-Thục nương nhờ Cao-Thích, đáng lẽ là ở lúc này. Thế nhưng xét ra sau khi Nghiêm Vũ về chầu, thì Cao-Thích làm Tiết-Độ Tây-Thục. Lúc ấy ông đương đón gia-quyến sang Đông-Thục, trong tập không thấy có bài thơ nào gửi cho Thích cả, làm chi có chuyện nương-nhờ? Khi ông ở Đông Thục (Tử-châu) thì người quyền chức Tiết-Độ bấy giờ là Chương-Di. Coi đó thì Thích không hề có coi kiêm cả Đông-Thục. Chuyện sử chép chắc là lầm vậy!)

QUÝ MÃO, NĂM ĐẦU HIỆU QUẢNG ĐỨC

Ông ở Tử châu; cuối xuân sang Hán châu; Thu sang Lãng-châu; cuối Đông lại về Tử-châu. Năm ấy nhà vua vời về bổ làm Công-Tào ở Kinh-Triệu, song ông không về. (Năm ấy có viết hộ Vương Sứ-quân ở Lãng-châu bài biểu bàn về tình hình yên nguy ở Ba Thục, và bài văn tế Phòng Tướng-quốc.)

GIÁP THÌN, NĂM THỨ 2 HIỆU QUẢNG ĐỨC

Mùa Xuân, từ Tử-Châu sang Lãng Châu. Nghiêm-Vũ lại sang trấn thủ đất Thục. Cuối xuân, ông bèn trở về nhà tranh ở Thành-Đô. Tháng sau, Vũ dâng biểu tiến cử ông làm Tiết-Độ Tham-mưu Kiểm hiệu, Công-bộ Viên-ngoại lang, cho đeo túi cá mầu tím. (Năm ấy có đưa Vũ coi thuyết « Đông, Tây Xuyên. »)

ẤT TỴ, NĂM ĐẦU VĨNH THÁI,

Tháng Giêng, từ chức Tham-mưu về nhà tranh. Tháng tư. Nghiêm Vũ mất. Tháng năm ông bèn lìa đất Thục, từ Nhung-Châu, sang Du Châu. Tháng sau đến Trung-Châu. Mùa Thu đến Vân-An, ở lại đó.

BÍNH NGỌ, NĂM ĐẦU HIỆU ĐẠI-LỊCH,

Mùa-xuân, từ Vân-An, dời sang ở Quỳ-Châu. Mùa Thu, ở trọ « gác Tây. »

ĐINH VỊ, NĂM THỨ HAI HIỆU ĐẠI LỊCH

Ông ở Quỳ-Châu, dời sang ở Xích-Giáp, Tháng ba sang Nhương Tây. Mùa Thu sang Đông Đồn. Không bao lâu lại từ Đông-Đồn sang Nhương-Tây.

MẬU THÂN, NĂM THỨ BA HIỆU ĐẠI-LỊCH.

Tháng Giêng, bỏ Quỳ-Châu, ra khỏi Thác, Tháng ba đến Giang-lăng. Mùa Thu dời sang ở Công An. Cuối Đông sang Nhạc-Châu.

KỶ DẬU, NĂM THỨ TƯ HIỆU ĐẠI-LỊCH.

Tháng Giêng, tự Nhạc-Châu sang Đàm-Châu. Ít lâu sang Hành-Châu. Mùa Hè sợ nóng lại về Đàm-Châu.

CANH TUẤT, NĂM THỨ 5 HIỆU ĐẠI-LỊCH

Ông 59 tuổi. Mùa xuân ở Đàm Châu. Mùa Hè, tháng tư, tránh loạn Tang-Giới vào Hành Châu, muốn sang Bân-Châu nương nhờ người cậu là Thôi-Vĩ, nhưng đến Lỗi Dương thì mất, Chuyện chép rằng: uống rượu trắng, nhắm thịt bò, một đêm mà mất ở Lỗi-Dương.

Xét ra: Trong truyện ông ở Cựu Đường-Thư chép rằng: « Cháu ông là Tự-Nghiệp từ Lỗi-Dương dời Cữu của ông về chôn ở Yển-sư.., » Sách Hoàn-Vũ Ký chép: « Mộ Đỗ-Phủ ở Lỗi-Dương, cách huyện thành hai dặm về phía Bắc ». Coi đó thì ông mất ở Lỗi-Dương điều đó đã rõ. Duy có văn mộ-chí của Nguyên-Vi-Chi thì lại nói: « Rồi chết ở chỗ trọ, chôn tạm Nhạc Dương... » Cái đó khác với trong truyện, bèn để một mối ngờ cho người sau. Xét ra... có lẽ là mất ở Lỗi Dương, rồi dời cữu « quàn » sang Nhạc-Dương, mãi sau mới đem về « an táng ở Yển-sư. Có thế thôi! Các thuyết khác lung tung đều không đáng tin cả.