Tập diễn thuyết của Phan Bội Châu của Phan Bội Châu
Bài diễn thuyết tại trường Đồng Khánh Hué
Bài diễn-thuyết tại trường
Đồng-Khánh Hué.

Thưa các chị em thanh-niên học-sinh ta,

Nữ-đồng-bào ta thiệt là một phẩm rất cao-quý trong loài người mà thứ nhất là một phẩm rất cao-quý trong dân nước ta. Nào ngờ từ bao-giờ tới bây-giờ, vì ai bày đặt vì ai xui khiến, để cho nữ-đồng-bào ta hóa ra một hạng rất ty-tiện ở trong loài người, mà lại thứ nhất là một hạng rất ty-tiện ở trong dân nước ta! Chẳng những việc nhà-nước không ai hỏi tới chị em, việc xả-hội cũng không ai bàn tới chị em, mà thậm-chí những việc rất thân-thiết như gia-đình và cá-nhân, cũng không ai kể công tới các chị em!

Chao ôi! Trời ôi! các chị em chẳng phải là cũng tai tỏ mắt sáng, có đầu óc, có chân tay, đủ khí-phách loài người, đủ tâm-huyết loài người đó ru? Lấy sinh-lý học mà suy ra, các cớ-quan về đường cảm-giác và đường tác-dụng, con trai với con gái có khác gì nhau đâu? mà cớ sao thói hủ gia-đình thuở xưa, nết hủ xả-hội ngày nay, chỉ những trọng con trai mà khinh con gái? Tôi thường nghe có lời tục-ngữ nói rằng: « Trăm gái không bằng một cái trai » lại thường nghe luật cổ có câu rằng: « Nhứt nam viết hữu, thập nữ viết vô », nghĩa là sinh một con trai là đủ, dầu chỉ sinh mười con gái cũng thừa; tôi tưởng rằng ở trong đạo làm người có lẻ nào mà điên-đảo đảo-điên như thế? Giời kia là cha, đất kia là mẹ, người ta ở trong vùng giời đất, ai nấy cũng là một vị đồng-bào. Huống chi trong một lòng mẹ nước Việt-nam sinh ra, ai nấy chẳng là một người con quí-báu, vẩn là đáng gọi chị vẩn là đáng gọi em, vẩn là đáng gọi cô, gì, thím, mự. Nếu không có những món người ấy, lấy gì mà đủ 25 triệu đồng-bào; trong 25 triệu đồng-bào ta nếu không có các chị em, thì 25 triệu đồng-bào ta sau nầy ắt phải tuyệt-diệt. Ôi! thế thì cái thân-phận các chị em biết bao nhiêu là cao-quý, cái công-đức các chị em biết bao nhiêu là sâu dày; cái thân-phận cao-quý như thế, vì cớ sao mà rẻ-rủng như bây giờ? cái công-đức sâu dày như thế, vì cớ sao mà khinh mạt như bây giờ? Thôi! thôi! xả-hội thiệt là đã túi-tăm, mà gia-đình cũng không một tý gì là tia sáng; cái sự bất-hạnh của các chị em ta, càng nghĩ càng đau, càng ngậm-ngùi càng chua xót! Tôi hàng ngày vì chị em mà trộm nghĩ thầm lo, tấm lòng tôi có khi đứt đôi đoạn, giọt lệ tôi có khi nhỏ đôi hàng! Khi tôi còn ở đất-nước nhà, tôi những nghĩ ngược nghĩ xuôi, muốn suy cho ra cái cớ vì sao mà như thế? nhưng tôi chưa xét được rõ-ràng. Đến khi tôi đi ra ngoại-quốc, tôi thấy như nước Nhật-bản, nước Hoa-kỳ, nước Đức, nước Anh cho đến nước Trung-hoa, nước nào cũng có trường học con gái. Trường học gái có lẽ nhiều hơn trường học trai, danh-giá các nữ-học-sinh so với các nam-học-sinh cũng không chút gì thua kém. Như nước Nhật-bản có bà Hà-điện-ca-tữ, nước Trung-hoa có chị Trịnh-dục-tú, lại như nước Bảo-hộ ta là nước Pháp thì có bà Liệt-anh (Jeanne d'Arc), vẫn đều là tiếng tăm rất rồn rực, mày-mặt rất vẻ vang; bắc cân giá-trị mà cân, e con trai cũng không có thế gì mà hơn được; vả lại quyền-lợi người của các nước, con gái cũng như con trai; kìa nước Anh có con gái vào Nghị-viện, làm nghị-viên, kìa nước Nga-la-tư có con gái vào Chính-phủ làm các quan-chức, kìa nước Tây-ban-nha có con gái làm Hoàng-đế, kìa nước Trung-hoa có con gái làm Tông-tư-lịnh. Tôi mới biết con gái nước người ta vẫn là cao-quý dường ấy, con gái nước nhà mình, vì sao mà ty-tiện thế này, tôi tủi-hổ thay cho nữ-đồng-bào ta, mà tôi lại càng tủi-hổ cho mình tôi, bởi vì tôi là một người con cưng ở nước Nam, mẹ tôi đã không danh-giá gì, thì tôi còn mặt mũi nào mà sống được? Tôi ngần đi nghỉ lại, muốn rữa cho sạch cái xấu-hổ này, chỉ có một sự làm sao cho chị em học-hành được như người các nước. Người con gái các nước vì nhiều học mà cao-quý như kia, chắc là con gái nước ta vì không học nên ty-tiện như thế.

Ôi, các chị em ôi! các chị em ôi! thôi, xã-hội chẳng trách làm gì, gia-đình cũng chẳng oán làm gì. Trời đã sinh ra các chị em, thì các chị em chắc cũng có trí-khôn, hay tự-lập; nước Việt-Nam đã sản-xuất các chị em, thì các chị em chắc cũng có năng-lực hay tự-cường. Chị em nếu một mai hay hăng-hái nghĩ làm người, quyền-lợi của loài người quyết ra tay tranh lấy, phẩm-cách của loài người quyết ra sức giữ lấy. Xã-hội hủ kia, có ngày ta chỉnh-đốn, gia-đình ác kia, có ngày ta cải-lương, rồi đây sẽ lấy thân đào-liễu mà đỡ gánh non sông, xum sức quần-soa mà vần-xây vận-hội; chắc có một ngày bà Trưng-nữ-vương thứ hai xuất hiện ở thế-kỷ này.

Song chỉ lo vì có một sự: Nước Nam ta xưa nay không có nữ-học cho đến nỗi những phường hào-kiệt không râu, anh hùng có ướm, chỉ khổ vì học vấn không có đường mở-mang, nên trí-thức cao không có thang mà bước tới, học-vấn mỗi người mỗi kém, trí-thức mỗi người mỗi thua; Nên nỗi 12 triệu lẽ đồng-bào ngày ngày đêm đêm chỉ quanh quanh trong vòng mù mịt. Cái mồ lười-nhác, cái ngục ngu-hèn chôn nhốt hết vô-số người anh-thư nữ-kiệt thành ra cái quyền-lợi của loài người, cái sự-nghiệp của loài người, chỉ là của riêng cho một phường cắp baton, đeo bài-ngà mà thôi.

Ấy những là điệu cổ, kể lại càng thêm buồn, âu là ta đàn một khúc mới cho hay, để cho chị em ta đổi buồn làm vui, đổi tiếng khóc làm tiếng hát. Vậy tôi xin phơi gan trải ruột, kể mấy câu như sau nầy:

Bây-giờ nhờ ơn nước Bảo-hộ đã thiết-lập ra nử-học đường; chị em ta đã bỏ lốt bà-lớn, cô-hai, mà lên làm bà-giáo, cô-trợ; đã đổi giáng ả-nho mợ-cả, mà ra mặt các chị nử học-sinh. Thế thì bóng đèn học-vấn cũng đã có chút sáng mảy may, khoảng cữa văn-minh đã có một múi đường mà chen tới. Nay mai chánh-phủ bảo-hộ nếu không dụng chánh-sách áp-chế dân nước ta; trọng dân trai ta bao nhiêu thì cũng trọng dân gái ta bấy nhiêu, trình-độ quốc-dân tròng cho mỗi ngày mổi cao mải mải chắc là trung-đẵng nử-học-đường, cao-đẵng nử-học-đường, sư-phạm nử-học-đường, chuyên-môn nử-học-đường, một ngày một đặt thêm nhiều nữa. Ngọn đèn học-vấn chắc ngày càng khêu cao, cánh cửa văn-minh chắc càng ngày càng mở trống; chị em ta nếu hay hết lòng ra sức lo dò-dặn cho đến gộc duy-tân, thăm hỏi cho ra đường tự-trị; như thế nào là tư-cách độc-lập mới được hoàn-toàn; như thế nào là đường lối tự-do mới được chánh-đáng; đối với gia-đình nên thế nào, đồi với xả-hội nên thế nào, đối với quốc-gia nên thế nào? lại như với cá-nhân thì chức-phận các chị em càng thêm thân-thiết nửa.

Tôi xin bày mấy câu ngu-lậu với các chị em, thì chỉ có bốn đều: một là chị em phải biết chị em cũng là người. Hai là chị em phải biết chị em cũng là dân trong nước. Ba là chị em phải biết chị em cũng nên có nghĩa-vụ như con trai. Bốn là chị em phải biết chị em cũng-nên được quyền-lợi như con trai. Ở trong bốn đều ấy, đều thứ nhất thứ nhì, tôi đã nói lược lược như trên kia rồi, bây-giờ tôi không phải dài lời làm gì nữa; tôi chĩ xin giải-thích đều thứ ba, đều thứ tư cho chị em rỏ: Nghĩa-vụ các chị em nên như thế nào? Trước nhất là nghĩa-vụ ở trong gia-đình: Khi đương làm con gái, thì có nghĩa-vụ đối với cha mẹ, bà-con mình; thờ cha kính mẹ, hiếu-thuận làm đầu; nhưng phải biết phục-tùng về đường lẽ phải. Đối với bà-con thì hòa-mục làm quí; nhưng phải biết khuyên-răn mọi đều dở, dúp-rập mọi đều hay; ta biết sự độc-lập có như thế mới thành-công, tự-do có như thế mới hợp lẽ, ta cũng muốn bà-con ai nấy như mình. Đến khi đã có chồng rồi, thì phải lo làm sao cho khỏi phiền-lụy đến chồng, có lợi-ích cho người chồng. Đến khi đã có con rồi, thì lo làm sao cho con mình nên một người quốc-dân tốt. Như thế thì nghĩa-vụ đối với gia-đình đã xong rồi. Thứ hai là nghĩa-vụ ở trong xã-hội: Phàm một xã-hội, góp nhóm nghìn muôn người mới nên; con gái với con trai ai nấy cũng là một phần trong xã-hội. Nếu mình tốt thì xã-hội thêm một phần tốt, nếu mình xấu thì xã-hội thêm một phần xấu. Các chị em ta phải lo thế nào cho đủ tư-cách độc-lập, chẳng cần nương cậy đến ai; đã không chịu làm sâu-mọt trong xã-hội mà cũng không để người ta gọi mình là ký-sinh-trùng (parasite) Thế là các chị em đã có công với xã-hội nhiều lắm.

Lại trông mong cho các chị em thêm nhiều việc hay nửa: Kìa là săn-sóc về sự hợp-quần; kìa là siêng-năng về đường công-ích. Có khi có những việc con trai không làm tới, mà chị em chuốc lấy mà làm. Luyện xong đá bà Oa-Hoàng thì trời lo gì khuyết, ngậm đầy cát cô Tinh-vệ thì bể sợ gì sâu. Trong xã-hội may có các chị em, thì các chị em thiệt là công-thần trong xã-hội. Nghĩa-vụ các chị em đối với xã-hội thế là trọn-vẹn rồi. Sau nữa là nghĩa-vụ đối với quốc-gia: Mười hai lẽ triệu nữ-đồng-bào, ai nấy cũng là một phần quốc-dân cả; tất có cả thảy quốc-dân mới gọi rằng nên một nước; tất có cả thảy quốc-dân tốt, mới gọi rằng nên một nước văn-minh. Huống-chi các chị em ta lại là người mẹ cho quốc-dân; biết bao nhiêu là ông chủ-nhân nước ta ngày sau, đều là nhờ các chị em sinh nở ra cho, đùm bọc ra cho, dạy bảo vun-trồng ra cho; nếu các chị em mà hết lòng cất nổi cái trách-nhậm làm mẹ quốc-dân, thế thì cái khuôn văn-minh nước ta, chắc là nhờ trong tay các chị em mà vắt-nắm cho đến ngày thành-tựu.

Lại như nhà-nước khi gặp cơn sóng gió, mà anh em chị em ta đều ngồi chung trong một chiếc thuyền; người bẻ lái, kẻ cầm chèo người kéo buồm, kẻ quày mủi, có lẻ nào một phần con trai mà gánh hết được, thì chị em tất phải gánh lấy cho một phần; họa may chiếc thuyền hoạn-nạn qua khỏi bể trầm-luân, thế thì công chị em ở với quốc-gia, biết bao nhiêu xiết kể. Ấy là cái nghĩa-vụ các chị em đối với quốc-gia lại nên như thế.

Còn như nghĩa-vụ cá-nhân thì các chị em đều biết cả: hoặc là việc canh-cưởi phải cho siêng; hoặc là việc ruộng vườn phải cho biết; hoặc là nghề may-vá và thêu vẻ phải cho tinh; hoặc là sự cơm-canh cổ-bàn phải cho khéo. Ay gọi rằng nữ-công. Mà cần thứ nhất là nữ-hạnh: lời-ăn tiếng nói phải cho dịu-dàng; nước bước đường đi phải cho nghiêm-chĩnh; đạo-đức phải lo làm sao cho trong sạch; thân-thể phải lo làm sao cho đứng-đắn tốt tươi, mà không dính gì màu son phấn. Ấy cũng là nữ-dung. Như thế thì làm mẹ chắc là mẹ hiền, làm dâu chắc là dâu tốt, làm vợ chắc là vợ danh-giá cho người chồng. Nghĩa-vụ cá-nhân như ngần ấy cũng đã không khuyết-điểm, mà suy ra đến gia-đình, xã-hội, quốc-gia cũng tự đó mà ra. Tôi xin chị em phải nên chăm chỉ những lời tôi nói trên ấy.

Bây-giờ tôi lại nói đến quyền-lợi của các chị em: phàm một người đã gánh nổi cái nghỉa-vụ của một người, tất là được hưởng cái quyền-lợi của một người; mà lại tất phải có cái quyền-lợi của một người, mới có thể hết được cái nghỉa-vụ của một người. Chị em ta đã hay biết được cái nghỉa-vụ mình cũng như con trai, và hay làm được cái nghỉa-vụ mình cũng như con trai, thì bao nhiêu cái quyền-lợi của con trai, chắc các chị em ta cũng có phần được hưởng-thọ. Nghĩa là như các việc kinh-tế được bình-đẳng với con trai; các việc giáo-dục được bình-đẳng với con trai; mai sau đạo-đức các chị em ta, trí-thức các chị em ta; tài-cán các chị em ta, đều là cao lên tột đến cực-điểm, thì cái quyền-lợi về chánh-trị, cũng được bình-đẳng với con trai. Xin các chị em gắng sức hết lòng, đỉnh-tháp nhân-quyền, cứ tầng tầng rán chân mà bước tới; toan khiến cho linh-hồn bà La-Lang (Roland) nước Pháp ở dưới đất tắc lưởi mà than rằng: « Giời ôi! Chúa ôi! con gái nước Việt-Nam đến như thế! ».

Tôi đây, hai mươi năm lẻ, trằn-trọc chân giời, nổi chìm mặt bể. Không ngờ còn có một ngày nay, được cùng các chị em họp mặt. Tôi trông đến mặt các chị em vừa vinh, vừa sợ, vừa mừng, vừa lo, như thấy một hạt châu rất tươi sáng, mà chìm ở dưới vũng cát đã lâu ngày; như thấy một bông lan rất thơm tho, mà lấp vào trữa đống cỏ đã lâu ngày! trau-dồi cái phách hạt châu nầy, phát-hiện cái bông lan nầy, ngày ngày đêm đêm chỉ trông mong vào cái công-phu học-vấn ở các chị em ta. Các chị em ôi! các chị em ôi! các chị em phải biết cái hạt châu nầy, cái bông lan nấy, không phải là một giống đồ chơi ở trên bàn tay, không phải là một thức mùi ngữi ở trước đầu mủi, mà thiệt là một phẩm rất cao-quý, toan đem ra cống-hiến cho thần-linh cả nước Nam, để cho an-uỹ cái linh-hồn Hồng-lạc; các chị em nghỉ đến thế nên tự-trọng biết bao nhiêu. Tôi mừng các chị em được như thế, mà tôi lại sợ các chị em chưa chắc được như thế, nên tôi có bấy nhiêu lời.

PHAN-BỘI-CHÂU

  在京女學場演文
我靑年學生諸姊妹。  人類中最高貴者。莫若我諾女同胞。而其爲我國民中之 
最高貴者。尤莫若我諸女同胞。豈意數千年迄今。位置女流。是誰作俑。反使我諸女 
胞。於人類中。以最卑賤特聞。而尤其爲我國民中之最卑賤者。不惟國家一切事 
不問及我諸姊妹。社會一切事不謀及我諸姊妹。甚至家庭與個人。亦不聞論功及 
我諸姊妹。天乎天乎。我諸姊妹獨非人乎。耳目等耳。足手等耳。氣魄猶夫人也。心血 
猶夫人也。按之生理學。吾人所有感覺與作用之機關。以女較男。有何缺憾。奈何向 
來社會之惡習。近今家庭之陋制。乃專重男而輕女。嘗聞之諺語曰。𤾓𡛔空朋没丐 
𤳇。又聞之古律云。一男曰有。十女曰無。吾殊不解人道中何爲公理埋没乃若是。乾 
兮吾父。坤兮吾母。中天地而處。誰非吾同胞耶。而况同爲越南國之產兒者。其可珍 
愛當復何如。稱姊也宜。稱妹也宜。稱諸姑諸姨也宜。設無此種人。吾同胞安得有二 
十五兆。二十五兆同胞。設使無我諸姊妹。保無同歸于盡之一日乎。若然則我諸女 

同胞之身分。其高貴何如。我諸女同胞之功德。其深厚何如。本高貴也。胡然而卑賤 
之。本深厚也。胡然而輕薄之。社會旣黑夜漫漫。而家庭亦無復光明之一線。以我諸 
女同胞所遭之不幸。可痛亦復可哀。間嘗易地而思。腸爲之九曲迴。淚爲之雙行下。 
推求其所以致此之故。而未得其眞確之原因。自予棄家出洋。遍訪各國。若美若英 
若德若日本以及中花。無一國無女學堂。女學堂且較男學堂爲盛。女學生之名譽 
亦不下於男學生。如日本則有下田歌子。中華則有鄭毓秀。而保護我國之法國。亦 
有烈英夫人。類皆聲名顯赫。炤耀人羣。於儕輩中。男子寔不能獨有價值。而况個人 
所享之權利。各國女子與男子同。英國議院有女議員。俄國政府有女官吏。西班牙 
國有女皇。中華有女總司令。噫。外國女子其高貴何若彼。我國女子何以卑賤反 
若此耶。予於是外瞻世界。內察同胞。爲我諸姊妹羞之。爲予羞之。蓋予爲我越南國 
一愛兒。予母旣毫無價值可言。予亦復何顏立於人世。今欲洗雪此汚點。則惟殫日 
夜之思。務求如何而可使我女同胞之學問。得與外國女子相伯仲耳。外國女子之 
所以高貴者。以其富於學問。則知我國女子之所以卑賤。惟其貧於學問耳。我國女 

胞。及今當自覺悟矣。社會雖腐。何庸怨焉。家庭雖惡。何庸責焉。天地旣賦予諸姊 
妹以一人形。諸姊妹必有能自立之靈性。越南國旣承認諸姊妹爲一國民。諸姊妹 
必有能自強之毅力。我諸姊妹苟一旦發憤爲雄。思所以完善其爲人者。人品格必 
力守之。人權利必力争之。腐舊之社會。將自我而整頓。惡劣之家庭。將自我而改良。 
化蒲柳之弱質以爲強。則江山寧辭担負。集裙釵之衆力以爲勇。則運會何難轉移。 
我國第二徵女王將於二十世紀間見之。此等希望。不能謂爲過奢也。所可憂者。只 
有一說。我國從古以來。素無女學。學問之途未闢。智識之階莫躋。學問旣每人而劣。 
則智識必每人而低。至使巾幗英雄。蛾眉豪傑。無可藉爲造就之資。十二兆半女同 
胞。暮暮朝朝。沈埋於黑暗之天地。怠惰之墳。愚蒙之獄。幽錮無數女傑英雌。幾至於 
人類之權利。人類之事業。僅爲操洋棍懸牙牌者之專有品。嗟乎此等故調。聞之痛 
心。何如彈一曲新聲。使我諸姊妹。易愁爲歡。破涕爲笑。予於是願披肝露胆。吐數言 
於我諸姊妹之前。 
現今保護政府己設立女學堂。我諸姊妹己抛棄命婦貴夫人之花樣。而進爲女教 

師。已破令娘女公子之範圍。而顯出女學生之面目。是則學問之一線光。已微微欲 
現。文明之門徑。已有路可通。自今已往。保護政府必力除其壓制越民之政策。所期 
望於男國民者若何。則其所期望於女國民者。正復相等。國民程度將逐日而提高 
之。中等女學堂。高等女學堂。師範女學堂。專門女學堂。將且每年增設。至是則學問 
燈。煌煌而遠燭。文明之戶。蕩蕩而大開。我諸姊妹誠能及是辰努力彈心。探窮維 
新之本。猛進於自治之途。當如何而完獨立之資格。當如何而合自由之正軌。對於 
家庭當如何。對於社會當如何。對於國家當如何。以至對於個人。尤爲我諸姊妹所 
當研究之事。寔皆學問上所必需之問題也。予不揣愚陋。願忠告於諸姊妹。則有如 
下之四條。 
其一   我諸姊妹當知諸姉妹亦人類中之一人。 
其二   我諸姊妹當知諸姊妹亦國民中之一國民。 
其三   我諸姊妹當知諸姊妹所當盡之義務與男子同。 
其四   我諸姊妹當知諸姊妹所得享之權利與男子同。 

如上所陳之四者。其一其二已略述於前段。不敢復贅。今惟解釋第三第四之二條。 
我諸姊妹其亦樂聞之乎。 
先言我諸姊妹所當盡之義務。 
一 對於家庭之義務。方其爲女子。則義務之所在。首重事親。而事親莫先於孝順。 
然當知孝順之眞理。必擇其善者而服從之。古人有云。從治命不從乱命。卽其義也。 
對於親戚族屬。尤以和睦爲宜。然當知有過則相規。有善則相勸。乃爲眞正和睦。在 
我旣知獨立之所以成功者必如是。自由之所以合理者必如是。則我亦願人人而 
猶夫我。及其旣有夫也。則當思所以分担其夫之責用。而不至貽累於其夫。及其旣 
有子也、則必思如何而使吾子能成爲一優秀之國民。夫如是則對於家庭之義務。 
庶乎其無咎矣。又次則對於社會。凡一社會。必集合多數人之組織以成之。我諸姊 
妹卽皆社會之一分子也。此一分優。則社會多一優勝之資。此一分劣。則社會增一 
劣敗之跡。我諸姊妹誠能舉自已之本分。而不至以倚賴性質貽累他人。在社會上 
旣不能加我以虱蠹之名。而亦不至以寄生蟲目我。此則我諸姊妹之對於社會。亦 

旣告無罪矣。然尤有望者。爲社會謀合羣。則盡誠於聯絡。爲社會籌公益。則潔己以 
公。亦或有辰有男子所不能行之事。而我諸姊妹認爲己責。瘁心力以成之。媧皇 
之石鍊完。則何天而不可補。精衞之沙啣滿。則何海而不可填。社會上幸而有我諸 
姊妹。我諸姊妹乃寔社會之功臣。若是則對於社會之義務。可謂完善矣。 
又其次則對於國家。尤爲我諸姊妹所不可辭之義務。則。名爲一國者。必合全體 
國民以成之。名爲一文明國者。必合全體優秀國民以成之。而况乎我諸姊妹寔爲 
國民之母。我國將來之無數小主人翁。皆賴我諸姊妹生之鞠之。襁褓而扶持之。教 
誨而培養之。我諸姊妹誠能完盡其爲國民母之責用。則是我國文明之模型。寔自 
我諸姊妹之手中。陶造薰煉以至於成就。又或國家遇有猝起風濤之辰。譬如浪裡 
舟。而我諸兄弟及諸姊妹同處於孤舟之中。或則操柁。或則命棹。或則遣帆。或則 
篷。豈能以男子之一分而勝用愉快乎。我諸姊妹必當力用其一分之責。共濟於 
此風波之中。庶幾患難孤舟。得超渡於沉淪之海。斯則我諸姊妹之有功於國家。其 
重大爲何如乎。所謂我諸姊妹對於國家之義務。卽此已完盡矣。 

至於個人之義務。則尤爲我諸姊妹所當躬修寔踐者。如織絍宜勤。田園宜理。如縫 
針繡刺宜加工。如烹飪庖廚宜精繕。此之謂女工。然其所最宜注意者。則爲女行言 
辭宜婉直。舉止宜端肅。道德宜力求其純潔。身體宜力求其強健鮮秀。而絕無所假 
於脂粉之飭。如是者亦謂之女容。夫如是以爲母則母必賢。以爲婦則婦必良。以爲 
妻則必能爲義勖其夫之妻。所謂對於個人之義務。至此已完全無缺點。而推之家 
庭社會國家。亦舉斯心措諸彼耳。凡上所陳深願我女學生再三加之意也。 
余乃述及我諸姊妹所當享之權利。凡人必能盡自己之義務。然後得享自己之權 
利。然亦必有所當享之權利。乃能完全其所當盡之義務。我諸姊妹。果能知其所當 
盡之義務與男子同。而又能舉其所當盡之義務亦與男子同。則其所當享之權利 
亦必與男子同。卽如經濟權與男子同。教育權與男子同。將來我諸姊妹之道德。之 
識。之能力。皆達於最高之程度。則其政治之權利亦與男子同。惟願我諸女同胞。 
堅心毅力。懸目的以必赴。望人權之塔嵿。一層又一層。接足争馳。必至於其巔而後 
止。將使法國羅蘭夫人之靈魂。於地下咋舌而嘆曰。〔天歟主歟。越南女子乃如是。〕 

佩珠二十餘年。飄泊天涯。浮沈海面。寧知尚有今日。幸得與我諸姊妹會晤於一堂。 
佩珠且榮且悲。且喜且懼。譬如一顆寶珠。光瑩無比。而乃沈沒於沙泥。己幾何年矣。 
一朵幽蘭。芬芳無匹。而乃混雜於草叢。巳幾何年矣。摩挲此珠光。發現此蘭芳。惟日 
夜懸望於諸姊妹之學問耳。噫我姊妹乎。我姊妹乎。我姊妹湏知此一顆珠。此一朵 
蘭。豈徒飾掌上之玩。博鼻觀之賞。供他人娛弄己耶。此珠光。此蘭香。必將洗濯之。滋 
之。使其光日以瑩。芳日以彰。以貢獻於我越南神靈之前。而安慰鴻貉在天之靈。 
佩珠深喜我諸姊妹必能如是。而尤恐我諸姊妹之未必能如是。敬瀝血而進是言。