Tập diễn thuyết của Phan Bội Châu/1
Quốc-học Huế
Mục-đích chính-phủ thiết lập ra học-đường với mục-đích người ta vào học
Ôi các anh em học sinh thanh-niên ta!
Tôi ngày nay được cùng các anh em gặp mặt ở một nhà nầy thật là sự vinh hạnh rất lớn của tôi từ thuở hữu sinh dĩ lai, mà tôi sỡ dĩ được đội cái vinh hạnh rất lớn ấy vì có hai cái nguyên nhân:
1• — Viển, nhân vì bảo-hộ chính-phủ có ý muốn khai hóa cho dân Việt-Nam, bỏ thi cữ củ, bày ra học đường mới, mà sáng lập ra trường học nầy.
2• — Cận, nhân vì quan Khâm-Sứ với quan Học-chính Giám-đốc Trung-kỳ sẳn lòng giới thiệu tôi với thanh-niên học-sinh ta đây, vì có hai nguyên nhân ấy nên tôi mới được cái vinh hạnh ngày nay, vì sự vinh-hạnh ấy nên tôi có một vài lời để tỏ tấm lòng ở trước mặt anh em. Nhưng khi tôi muốn trung-cáo với các anh em, tôi phải trước đem hai cái vấn-đề nầy mà thỉnh giáo với các anh em.
1 — Anh em tất phải thế nào mới là không phụ cái chánh sách giáo dục quảng đại của một nước văn-minh có tiếng như nước Pháp.
2 — Anh em ta tất phải thế nào mới là khỏi phụ cái lòng mong mỏi của dân Việt-Nam, nghỉa là thế nào cho được trọn cái trách nhậm học-sinh ta.
Hai cái vấn-đề ấy, chúng ta phải tính mau giải quyết, mà muốn giải quyết hai cái vấn-đề ấy thì trước tất phải nghiêm cứu hai cái mục đích sỡ tại, là chính phủ thiết lập học đường ra để làm gì? và người ta vào học đường cầu học để làm gì?
Bây giờ tôi xin nói cái mục đích chính phũ lập ra học đường. — Theo như chương trình sở học chính đã định ra thời những người học sinh ở quốc-học tốt nghiệp rồi, được tấn vào nhà cao-đảng học đường ở Hà-Nội. Khi đã tốt-nghiệp rồi thời được làm việc nhà-nước hoặc làm quan-lại, hoặc làm các chức-viên, được mỗi tháng chịu bỗng chính-phủ cấp tự 100$ cho đến 200$ trở lên đồng xu đã được nhiều rồi, nào là rượu ngon, nào là cơm sang, nào là mặc đồ tốt, nào là xe caoutchouc. Tùy ý sở thích hớn hỡ nghênh ngang thật ra mặt một ông nô-lệ ưu đẳng, cái kết quả học đường sở đắc có thế mà thôi. Thật như thế, vậy thời ra cái mục đích chính-phủ thiết-lập học đường là chỉ vì người Annam ta đúc một hạng nhơn tài khiến cho được vô số cái bình trữ rượu ngon, cái túi đựng cơm sang, cái giá treo đồ tốt, cai bò nhìn ngồi xe caoutchouc, ở lầu cao, để cho các nhà buôn thêm được vô số người mua chỉ những hư phí cái nhập khoảng cũa chính-phủ trong một năm. Ôi! cái mục đích của chính-phủ thiết lập ra học đường có lẻ nào hũ lậu như thế, tôi nghĩ chắc là không phải.
Phàm chính-phủ của một nước văn-minh trong thế-giới không có chính-phủ nào mà không quí trọng quốc-dân, và cũng không có chính-phủ nào mà không muốn quốc-dân cùng nhau hợp tác cả. Nước Đại-Pháp là một nước văn-minh rất có tiếng trong thế-giới. Lấy một nước văn-minh rất có tiếng trong thế-giới mà tới bảo-hộ nước Việt-Nam ta, theo như cái nhãn quan người nước văn-minh tất là phải quí trọng quốc-dân ta, tất là muốn quốc-dân ta hợp tác với chính phủ. Đã có như lẽ ấy thời tất muốn vì nước Nam ta đào tạo một hạng nhơn tài rất hữu dụng mà khiến cho trọn vẹn cái nghĩa-vụ quốc-dân cứ lẽ thật mà nói ra chắc là cái mục đích chính-phủ thiết lập học-đường cốt ở tạo thành quốc-dân ưu-đẳng để hợp tác với chính-phủ mà thôi.
Bây giờ tôi lại nói cái mục đích người ta vào học đường cầu học. — Nước ta ở về thời đại khoa cữ, sách vở trong học đường dạy bảo hay chú trọng về đạo đức cũ, tuy là so cùng văn hóa mới bên Au-châu thật là nhiều khuyết điểm. Song nếu buổi ấy, cái mục đích học-sinh nhập học phỏng biết chăm chỉ về phần đạo đức thời đến khi kết quả cũng rất có bổ ích cho gia đình, cùng cá nhân, chẳng may lúc ấy thượng hành hạ hiệu, chỉ biết lấy cân đai áo mũ làm sự nghiệp tày trời, lấy sỏ gà đầu heo làm thánh thần rất mực. Khi mới cắp sách đi học thời mục đích sở tại đã chỉ những vinh thê ấm tữ, ấm áo no cơm, vậy nên lưu độc vô cùng đến nỗi gia đình truy lạc, xã hội hồn âm; thành ra cái tham họa, nhà không nên nhà, nước không nên nước, suy cho đến lẽ thời chỉ vì mục đích người ta vào học đã lầm lỗi quá nhiều, mới nên ra nông nỗi thế. Tới lúc bấy giờ hình thức học đường tuy khác học đường khoa cử ngày xưa nhiều, da vỏ bề ngoài hình như vừa mắt, nhưng xét đến tinh thần cốt tủy có khác gì vượn học tiếng người, Đạo đức cũ đã sạch sành sanh, mà văn hóa mới lại không chút gì dây dướng, Ở học đường ra rồi chưa có thành tựu gì, mà thấy những cái bình rượu ngon, túi cơm sang, giá áo tốt, bò nhìn ngồi xe caoutchouc ở lầu cao, ngày ngày rần rực ở trước mặt người ta, tuy cũng có một vài người phảng phất văn minh, nhưng mà cầu cho cái tinh thần chơn văn minh, thì giống như trong muôn người không được một. Vậy cho nên những người thương tâm thế đạo ai cũng bảo rằng; Cái mục đích người ta ngày nay vào học chẳng qua vì cầu quan to, hót đồng bạc để làm cái môi giới cho rượu ngon, cơm sang, đồ mặc tốt, xe caoutchouc lầu cao mà thôi, Chao ôi, trời ôi, thật có thế ru? thật có thế ru? Thế thời đối với cái mục đích chính-phủ thiết lập học đường như tôi đã bàn trên kia trái nhau nhiều lắm, mà cầu một con người quốc-dân ưu đẳng chắc không có trông mong gì; Tôi nghĩ đến thế, nên tôi mới xin trung cáo một đôi lời cùng anh em. Bởi vì làm sao? Cái mục đích chính-phủ thiết lập ra học đường đã cốt vì tạo thành những người quốc-dân ưu đẳng, thời hễ những người đã vào học đường chính-phủ thiết lập ra, lẽ nên treo một cái mục đích rất cao thượng để cho không phụ cái ý sâu của chính-phủ, phần nghĩa vụ ấy thật người ta không đàng nào tránh được. Người ta nên rõ rằng cái nghĩa vụ thời đương khi mới đầu vào học, cái mục đích nên như thế nào, chắc là người ta ai cũng phải biết. Xưa một vị đại-nho nước Pháp ông Lư-Soa (Rousseau) có lời nói rằng: Nhân dân là ông chủ nhân trong một nước. Lại có một vị đại-nho nước Nhật-bản, là ông Phúc-trạch-dũ-Cát có câu nói rằng: Cái hồn của một nước nào thì y phụ vào ở dân một nước ấy, cái hồn của dân nước ấy thời y phụ vào món thanh niên học sinh, thanh niên học sinh ấy là linh hồn quốc-dân vậy; ngẩm những lời nói ấy mà phỏng khiến mục đích học-sinh đi học chỉ cốt vì câu quan to, hót đồng bạc để làm môi giới cho cơm sang, rượu ngon, đồ mặc tốt, xe caoutchouc, lầu cao, thời cái hồn quốc-dân ta còn gì mong sống được.
Tôi đây bỏ nước hơn hai mươi năm, bây giờ còn được chút sống thừa mà chào viếng non sông nước củ, dương hai con mắt, động cả tấm lòng có một việc rất là chua xót.
Than ôi! kià thành Hà-nội ngày xưa là cái tổ anh-hùng hiền triết, mà ngày nay hóa ra một đồng mồ để chôn người sống.
Kìa nước Hương-giang ngày xưa là cái gương cho thi-nhân văn-sỉ mà ngày nay hóa ra một cái vũng để sụp thanh-niên.
Việc xưa thôi nói làm gì, ngày sau hãy còn dài lắm; Tôi nay chỉ trông mong anh em chúng ta những sự cải lương cái mục đích hướng lai nhập học mà thôi. muốn cải lương cái mục đích hướng lai nhập học thời phải nên thế nào? âu thời nên dường nào? Cái mục đích chính phủ thiết lập học đường đã cốt vì tạo thành quốc-dân ưu đẵng; thời cái mục đích người ta vào học cũng tất phải ở nơi, làm một người quốc-dân ưu đẳng; vì có một cái lý-do rất phải, tôi xin giải thích cho anh em nghe: phàm một nước đã có lịch sử một nước, thời tất phải có chính trị một nước, có chính trị một nước mới hay có giáo-dục một nước. Nước ta vài nghìn năm trở lại, quen nết dã man theo đường dan lậu chính trị đã không ra gì, còn nói gì đến giáo-dục nữa. Gọi rằng giáo dục chẳng qua là một đường khoa cử văn tự đó thôi; Không có thương học nên thương-nghiệp hư, không có công học nên công nghiệp hỏng, không có y-học nên nhân dân không biết đường vệ-sinh, không có nông-lâm học nên nhân dân không biết đường khai khẩn, mở mang, không có pháp luật học nên nhân dân không biết dử quyền lợi, đến phải vì ngu thành yếu, vì nhát thành nghèo, đã yếu lại nghèo nước mới không nên nước. Đọc đến lịch sử hai nghìn năm mới biết rằng một cái lịch sử không chính trị không giáo-dục.
Từ nước Đại-pháp bảo hộ cho đến nay xét sự nhân dân nước ta có 25 triệu, thật đủ làm một dân tộc ở Đông-phương; xét cái cớ suy nhược đến thế nầy là vì giáo dục hủ bại nào phải dân tộc bất lương đâu. Nếu giáo-dục có ngày hoàn toàn thời dân tộc chắc là hay tự chấn. Chính-phủ bảo-hộ lúc bấy giờ muốn tỏ rỏ cái tình thần chơn văn minh, khiến cho cái thức đáng với cái đại-danh, chắc là phải sẳn lòng lo tính, vì dân tộc nước ta gầy nên một nước việt-Nam mới. Nên phải bắt tay mở mang đường giáo dục lần lần cải lương cái học chính hủ bại ngày xưa, nghỉ đễ nhắc cao cái trình độ quốc-dân ta cho vừa hợp với sự nhu cầu trong thế-kỹ thứ 20 nầy. Bắc đầu thời dựng ra sơ đẵng học đường, sau lại có trung đẵng học đường, kế thời cao đẵng học đường, toan cho trình độ dân mổi ngày một cao thêm, cứ như thế thời chắc nay mai cũng có Đại-học đường xuất hiện; là tưởng rằng thâm ý chính-phủ muốn tạo thành quốc-dân ưu đẳng cho nước ta, rồi sẽ lấy nhân tàị nước ta mà chỉnh đốn sự nghiệp nước ta, bổ cho sự khuyết điểm của chính-sách bảo-hộ, cho thiệt tỏ rõ tinh thần chơn văn-minh của nước Pháp. Trên tôi đã nói tạo thành quốc-dân ưu-đẵng đủ hợp tác với chánh-phủ tức là mục-đích ấy. Chẳng ngờ người ta quen sự tập quán học-đường ngày xưa, tưởng rằng chính-phủ thiết lập học-đường chỉ cốt đào tạo một lớp nhân-tài nô-lệ chỉ vì các nhà buôn, hàng rượu ngon, hạng áo tốt, ngày ngày khiến cho phường bầu rượu, giá áo, túi cơm, xôn xao rầm rực trước cửa hàng. Như thế thì quả đã nhận sai cái thâm ý của chính-phủ rồi đó. Anh em phải biết cho rằng nô-lệ với hợp tác hình tích tuy như nhau, mà sự thật vẫn khác nhau xa: gọi rằng nô-lệ là cái quyền sai khiến chỉ nghe nơi chính-phủ mà thôi; Gọi rằng hợp tác là lấy cái năng lực của nhân-dân mà chia gánh một phần cho chính-phủ. Chính-phủ bảo-hộ đối với học sinh ta chỉ trông mong ta cho cất nổi cái trách-nhiệm hợp tác, nào ngờ học sinh ta trở lại ôm cái tư tưởng nô-lệ, mà bỏ những sự nghiệp của mình, đến nổi dư-luận trong thế-giới đều cho là học-đường nô-lệ, giáo-dục nô-lệ là đặc-sắc một nước ta có.
Than ôi! cái tội thanh niên cũa nước ta chẳng nặng lắm ru; vì thế cho nên tôi chỉ mong cho anh em ta mau tỉnh ngộ lại mà cải lương cái mục đích hướng lai nhập học. Lại có một lời thông thiết xin ngỏ cùng anh em như sau này: những phí dụng cũa các anh khi ở nhà học cho đến tiền bổng cấp khi các anh học rồi ra làm việc, một sợi tơ một hạt gạo, đều là giọt máu mồ hôi cũa nhân dân ta, ngày đêm ép nắn cho đầy đủ cái dục-vọng cũa các anh. Đến khi kết quả thời gọi là y-học-sinh mà ở sự nhân dân vệ sinh không có tí gì bổ, gọi là công nghệ học sinh, thương mải học sinh mà ở sự nhân dân thực nghiệp không thí gì hay gọi là nông lâm học sinh mà đến sự khai thác địa lợi thì cũng không thấy một mảy gì thành công. Thế thì các anh chỉ làm khổ lòng cho cha mẹ bà con các anh tuôn đổ từng giọt máu, giọt mồ hôi mà các anh chỉ thành ra những cái bầu rượu ngon, cái túi cơm sang cái giá aó tốt, cái bò nhìn ngồi xe caoutchouc, ở lầu cao. Thế thời cái tuồng nô lệ e có một ngày kia chưa rõ kết cuộc ra thế nào. Dân nước ta tuy là ngu, nhưng cũng không lẻ nín được mãi, e có khi không kể các anh là con em mà lại có lẻ đổ tiếng xấu cho chính phủ e có ngày quốc-dân tự xin giải-quyết cái vấn đề giáo dục với chính-phủ, thời tất thế nào cũng ảnh hưởng đến chính-trị nhiều vận mệnh tiền đồ nước ta họa hay là phúc, lúc bấy giờ khó đoán định được.
Hởi các anh em! đội trời đạp đất ai nấy cũng có lương tâm, nghĩ tới nông nổi sau, lẻ nào không gai gốc, tôi sở dỉ trông mong các anh cải lương cái mục đích hướng lai nhập học là lẻ ấy.
Các anh em thanh niên học sinh ơi! các anh em chắc hay cải lương cái mục đích nhập học, chăm chí về một sự làm nên một người quốc dân ưu đẵng, thời trước hết phải bồi dưởng cái đạo đức thuận khiết như lòng ái-quốc, như lòng hợp-quần, như lòng công-ích, tất phải thật thà hết sức không một tí gì dối trá để cho người ta nghi ngờ, thế thời cái cội gốc làm quốc dân ưu đẵng đã kiên cố rồi, lại thứ nữa phải chăm-chỉ cần cho được trí-thức mới mang, như thế nào là lợi dụng được, như thế nào là hậu sinh được, như thế nào là rộng đường kinh-tế mà lợi-ích cho nhân-quần, tất phải mổi việc theo trên đường khoa-học mà cầu cho trí-thức mổi ngày mổi phát đạt để cho vừa cung cấp sự yêu cầu trong xã-hội, lại như thế, thời cơ-sỡ làm quốc-dân ưu đãng đã đầy đặn rồi, mà còn lại một sự rất là cần cấp thời không chi bằng chăm chỉ về đường thể-dục, sách tây có nói rằng: cái tinh thần mạnh mẻ thường gởi nơi thân thể mạnh mẻ (l' âme saine doit-être dans un corps sain). người nước ta ở đời khoa cử quý trọng cái giáng thầy đồ, dài lưng tốn vải ăn no lại nằm, đã thành ra một cái bịnh gần chết mà không có thuốc chữa, đến lúc bây giờ, sóng Âu-châu ấp vào, người ta coi chừng dần dần đã tỉnh dậy nhưng mà công phu về đường thể dục còn chưa nghiên cứu đến nơi, cái can tính mình lười nhát đã quen nết lâu ngày, lại nhiều đều thói tệ nết hư, để cho hại đến sinh-mịnh, người ta lấy thế làm sự thường không lo tính đường cải cách, nào là công khóa về sự thể-thao, nào là lợi-ích về cách vận-động..... người ta không có xét tới nơi, trong một ngày có 12 giờ, nữa thời ngồi chết trước cuộc tài-bàn, nữa thời nằm chết một bên bàn đèn thuốc phiện, vận-động đã không có công phu, thì huyết mạch lấy gì mà lưu chuyển, huyết đình mạch trệ, thân thể phải hèn ốm cho rồi, dân mới hóa ra dân nô-lệ, nước mới hóa ra nước bịnh phu, (tức là người ốm) thế thời thể dục bất cần, lưu độc biết bao nhiêu mà kể. Bây giờ phải lo đường thể-dục, thứ nhứt là phải siêng vận-động thứ nhì là chăm vệ-sinh, siêng vận động thời phải có thời giờ mà không hề dán-đoạn, chăm vệ-sinh thời phải trău dồi sạch sẻ mà cấm sự chơi xằng, hai cái sự ấy là việc tự-cường cho các món thanh-niên học-sinh ta, thanh-niên học-sinh ta là cái linh-hồn của quốc-dân ta, linh-hồn cường thời thể-phách cũng cường. Thể-phách cường thời linh-hồn lại thêm cường nữa.
Muốn được như thế có gì là hơn thể-dục được đâu: Những lời tôi nói trên ấy tóm lại thời chỉ có ba việc: rằng đức-dục, rằng trí-dục, rằng thể-dục. Ba đều ấy ở về bên Âu-Mỹ đã thành ra một giống cơm gạo dùng hằng ngay, mà ở người Nam ta thời lại thành ra một giống thuốc men để cứu cấp.
Các anh em ta nếu hay hết sức chăm ba đều ấy; thời gọi làm quốc dân ưu đẵng, tức là các anh em; Vã lại làm quốc dân đủ hợp tác với chính phủ cũng là các anh em. Tôi đây trước xướng ra bài luận Pháp-Việc-đề-huề, nghỉ là tất phải một mặt có chính phủ khai hóa quốc dân, lại tất phải một mặt có quốc dân đủ hợp tắc với chính phủ, vậy sau cái chủ nghĩa Pháp-Việt-đề-huề mới có ngày thực hiện, mà cái đường hạnh phúc cho nhân dân nước Việt-Nam ta mới có ngày đầy đủ. Như những sự ấy thật là tôi chỉ trông mong thanh niên học sinh ta. Bút lưởi tôi có khi cùng, mà tấm lòng tôi không bao giờ kể hết.
Tôi xin các anh em thương tôi là ngay thật mà xét cho.