Sử ký Tư Mã Thiên/XII-2
Lời bình của Lâm Tây Trọng
Đời Hán-Vũ-Đế, Tang-Hoằng-Dương lĩnh chức Đại-Tư-Nông, mua của rẻ, bán của đắt để giữ bằng cho giá các hàng-hóa, gọi là phép « bình chuẩn ». Đây là một đoạn chép về chuyện đó. Đại ý tác-giả cho là: Quốc-gia vô-sự, đó là cái cớ nên giầu; Triều-đình bới việc, đó là cái gốc hại của! Do đó mà phong-tục trở nên xấu hoặc tốt. Thế nhưng Vũ-đế sở-dĩ ngông-nghênh, chính là vì kho-tàng đầy rẫy, không tiếc rẻ gì cho lắm! Kể ra cũng cùng một gốc bệnh với bọn quan, dân ganh đua xa-xỉ hồi bấy giờ! « Nhịn đau dễ mà nhịn ngứa khó », tức là nghĩa thế! Thử coi người viết nói về khi thịnh: Từ dân gian, rồi đến kho tàng, đến kinh-đô, tả kỹ từng tý. Khi nói đến lúc suy, thì chỉ nhắc qua quan, dân ganh đua xa-xỉ, rồi chuyển ngay vào chuyện bới việc, tốn tiền, đổ lỗi cả cho người dưới! Lập-ngôn thật là đắc thể vậy!