Quốc văn trích diễm/Hán Việt văn biểu/§ 2/IV/a
HỒI THỨ I. — Chữ Quốc-ngữ phổ-cập trong dân gian
Chữ Quốc-ngữ là một lối chữ viết tiếng ta bằng vần tây của các cố-đạo, thứ nhất là các giáo-sĩ Pháp: Alexandre de Rhodes, Bá-đa-Lộc (Evêque d’Adran) đặt ra vào khoảng từ thế-kỷ thứ XV đến XVII, cốt để dịch các sách đạo cho con chiên xem. Sau nhờ trên Nhà-nước đem thứ chữ ấy dạy trong các trường, dưới các cố-đạo và các bực học-giả như các ông Trương-vĩnh-Ký, Paulus Của soạn dịch các sách phổ-thông giáo-khoa cùng các hàng sách, các nhà in đem phiên dịch các truyện nôm cũ của ta và các tiểu-thuyết Tàu, nên dần dần chữ Quốc-ngữ phổ-cập trong dân-gian.