Quốc văn trích diễm/110
110 — HỌC-THUẬT LÚC LÊ-MẠT
Xem các sách vở đời xưa chép lại, như là vua Vũ 1 nghe được câu nói hay thời sụp xuống lạy, ông Chu-công 2 coi mình lúc nào cũng như không đủ, ông Nhan-tử 3 điều gì chưa biết, dù người kém mình cũng chịu hỏi, trong bụng có cũng như không, đầy cũng như vơi. Ôi! ông Vũ, ông Chu, đã làm vua quan giúp cho đời bấy giờ được nhiều công việc, ông Nhan-tử dù không ra làm quan cũng truyền được đạo thánh có công với đời sau; mà các ông ấy tự-xử rất là nhũn-nhặn như thế, có phải cố ý làm như thế để cầu tiếng khen của đời đâu? Thật là có đức rất khiêm nhường, không biết mình là thánh vậy.
Đời bây giờ học hành chỉ chăm kêu gào, không lo gì đến sửa mình, tầy nhà, trị nước, bình thiên-hạ. Những bác mới học năm ba chữ quèn đã vội ngông-ngáo, nghĩ mình là giỏi. Không kể tài thấp bằng cái đống cái mô không có thể nói được trời bể, ví hiến học có giỏi thật, chẳng qua để cho ấm thân nuôi nhà, và che chở cho họ hàng làng mạc mà thôi, đã ai có thể giúp vua ơn dân đời bây giờ? Nữa là học không ra gì, đến khi dùng cái học ấy tất là hại dân, còn sợ người ta mắng trách, lại nên kiêu ngạo hay sao?
Ta thường thấy các bác đồ gàn dở, được một vài câu văn hay nổi tiếng, đứng trước phụ huynh bè bạn giơ chân giơ tay, tự đắc khanh tướng sắp đến; chẳng may bạc đầu cũng không đỗ[1] , nào trách trời không công, chê quan trường lấy xát, thường thường lòng oán giận ấy phát ra câu thơ câu văn. Đến khi răng long cũng không biết mình là dở. Như thế có đáng thương không?
Ta khi nhỏ bồ-côi thất học, kịp đến lúc lớn, lại học về môn cử nghiệp 5, thường phải bọn khinh-bạc chế-diễu, nhưng nhớ câu: « Điều gì mình không muốn, không nên thí với người khác », ta vẫn chôn vào trong ruột không dám bắt chước thói dở đời nay, thế mà nết na, nói năng ũng chưa khỏi lỗi, ai còn bảo ta cũng như bọn ấy, ta cũng xin vâng: được nhờ đá núi để mài viên ngọc, có đâu dám chẳng thờ làm xe chỉ-nam 6.
Phạm-đình-Hổ (Vũ trung tùy bút lục)
Trần-văn-Ngoạn dịch (Nam-phong, số 19)
Tiên-sinh tự Bỉnh-Trực 秉 直 hiệu Tùng-Niên 松 年 ở làng Đan loan, huyện Đường-an (nay là phủ Bình-giang) tỉnh Hải-dương, sinh năm Cảnh-hưng thứ 31 (1770), thọ hơn 70 tuổi.
Tiên-sinh xem rộng biết nhiều, thi mãi không đỗ (đậu). Năm Minh-mệnh (mạng) thứ 2 (1821) vua nghe tiếng gọi về kinh cho làm chức hành-tẩu tòa Hàn-lâm, rồi thăng đến chức Quốc-tử giám-tế-tửu. Đến năm thứ 13 (1832) thời về nghỉ.
Tiên-sinh có làm nhiều sách như là: Vũ trung tùy bút lục, Kiền khô nhất lãm, Hi-kinh trắc lãi; lại cùng với ông Nguyên-Án soạn bộ Tan hương ngẫu lục.
CHÚ THÍCH. — 1. Là ông vua sáng nghiệp ra nhà Hạ bên Tàu. — 2. Là một bực đại-hiền đã giúp vua Văn-vương nhà Chu. — 3. Là họ trò giỏi đức Khổng-tử. — 4. Là không được học. — 5. Thi đỗ (đậu) làm quan. — 6. Là xe chỉ phương Nam cho mình biết đường mà đi.
CÂU HỎI. — I. Ý tưởng. — 1. Bài này tác-giả chỉ-chích về thói gì? — Tóm tắt đại ý các đoạn trong bài này.
2. Các học-giả đời xưa thế nào? Phẩm-hạnh các học-giả đời Lê mạt thế nào?
3. Học-thuật có quan-hệ gì đến vận-hội trong nước không? Đem các điều nói trong bài này đối-chiếu với hiện-trạng trong xã-hội ta bây giờ.
II. Lời văn. — Coi mình lúc nào cũng như không; có cũng như không, đầy cũng như vơi: ý nói gì? — Đạo thánh là đạo nào? — Chữ thánh chỉ những bực người nào? (tỉ-dụ) — Sửa mình.... bình thiên-hạ: xuất điển ở đâu và nghĩa là gì? — Nghĩa chữ khanh-tướng. — Điều gì mình không muốn.. dịch câu chữ nho gì? Ý nghĩa câu ấy. — Câu cuối cùng tác-giả ý muốn nói gì?
Chú thích
- ▲ Đậu