Luân lý giáo khoa thư - Lớp Sơ đẳng/II/5
5. — Chánh phó tổng — Chức-vụ chánh phó tổng.
Mấy xã họp lại là một tổng. Ở Bắc-kỳ, mỗi tổng có một người đứng đầu coi việc hàng tổng, gọi là chánh-tổng hoặc là cai-tổng. Chánh-tổng có một hay hai người phó-tổng giúp việc.
Chánh phó tổng thường là những người hào-phú đã từng làm lý-dịch mà hàng tổng cử ra. Ai được bầu làm chánh phó tổng thì quan Công-sứ bản[1] tỉnh theo ý-kiến quan Tổng-đốc hay quan Tuần-phủ mà cấp bằng cho. Những người làm chánh-tổng được ba năm thì được thưởng hàm tùng-cửu-phẩm văn-giai. Ai trước đã làm phó-tổng được ba năm rồi, thì một năm rưỡi đã được thưởng hàm. Còn phó-tổng thì phải làm việc năm năm mới được thưởng hàm. Nhưng khi chánh phó tổng làm việc gì có công trạng, thì quan Công-sứ đồng với quan tỉnh, có thể xin đặc-cách thưởng hàm cho, không phải theo niên-hạn đã định.
Chức-vụ của chánh phó tổng là phải truyền lệnh của quan phủ hay quan huyện sức về các làng, phải coi việc đề-phòng trộm cướp trong tổng, phải đốc-sức việc đê-điều, cầu cống, phải trông nom[2] việc thu thuế, và khi nào trong hàng tổng có việc tạp-tụng mà làng và họ xử không xong, thì chánh-tổng có quyền được khẩu phân khẩu xử.
Toát yếu. — Mấy xã họp lại làm một tổng. Mỗi tổng có một
chánh-tổng và một hay hai phó-tổng. Chánh phó tổng là người
Chánh-tổng coi đê.
hào phú trong hạt, mà những chức-sắc, lý-trưởng và kỳ-mục các
xã cử ra để làm việc hàng tổng.
Chức-vụ chánh phó tổng là phải truyền lệnh quan trên cho các làng, coi việc đề-phòng, việc đê-điều, việc thuế-má, và có quyền khẩu phân khẩu xử các việc tạp-tụng.
Giải nghĩa. — Hào phú = hào là người có quyền-thế; phú là giàu. — Khẩu phân khẩu xử = giảng-giải, xử miệng chớ không có án từ gì.
Câu hỏi. — Thế nào gọi là một tổng? — Chánh phó tổng là người thế nào? — Ai được đi bầu chánh-tổng? — Công việc chánh phó tổng có những gì?