Hán văn độc tu 1936-1937/Bài học thứ 3

Bài đăng trên Sông Hương, Huế, số 3 (15 Août 1936), trang 4-5.

I. Học tiếng một (Những tiếng noms từ 6 nét đến 10 nét)

sửa
Chữ Hán Âm Nghĩa
Giang Sông
Sông
Hải Biển
Dương Biển lớn
Lục Đất liền; trên cạn
Lâm Rừng
Khưu (kỳ)
Phụ Đồi; gò
Phong Gió
Vũ, võ Mưa
Khí, khái Hơi nước
Hồng Mống
Tổ Ông nội
Tôn Cháu nội
Bác
Thúc Chú
Cô (chị em của cha); mẹ chồng
Điệt Cháu (kêu cô, bác, chú)
Tỉ Chị
Muội Em gái
Nam Con trai, đàn ông
婦' Phụ Vợ; dâu; đàn bà
Thê Vợ
Đệ Em trai
Môn Cửa
Đình Sân
Gia Nhà
Thất Nhà trong
Phòng Buồng
Ốc Nhà

II. Cắt nghĩa thêm

sửa

giang đều nghĩa là sông, thường dùng để dưới một nom propre nào đặng chỉ tên con sông ấy, như Hương   giang, Nhĩ . (khác nhau với chỉ gồm các sông).

hải theo tiếng Pháp là mer, dươngocéan.

lục khi nào đi với hải, nói 海 陸 hải lục, thì là đất liền; khi nào đi với thủy, nói 水 陸 thủy lục, thì là trên cạn.

đọc là Khưu. Vì là tên đức Khổng Tử, người mình húy mà đọc ra Kỳ; nhưng tại sao ra Kỳ, trại xa như vậy thì không rõ. Lại bởi sự kiêng tên đó người ta cũng có viết ra .

phụ cũng làm đầu bộ, kêu bằng bộ Phụ. Luôn luôn ở bên tả chữ, biến hình thành ra  kêu bằng phụ gáo, vì hình nó giống cái gáo.

cũng làm đầu bộ, kêu bằng bộ Võ. Luôn luôn ở trên đầu chữ, biến hình thành ra , kêu bằng võ đầu.

phụ khi đối với phu mà nói: 夫 婦 phu phụ, thì là vợ; khi đối với mà nói: 姑 婦 cô phụ, thì là nàng dâu; khi đối với nam mà nói: 男 婦 nam phụ thì là đàn bà.

điệt là cháu đối với bác, chú, cô mà xưng, khác với tôn là cháu đối với ông bà nội mà xưng. Chữ điệt  ấy hoặc cũng có viết là .

môn là cửa ngoài để đi vào sân; còn hộ là cửa trong để đi vào nhà. Vậy mà tục ta hay cắt nghĩa hộ là cửa ngõ, không phải; môn mới là cửa ngõ.

gia là nhà, hiểu về nghĩa trừu tượng, chỉ cái nơi có một đoàn người thân với nhau cùng ở. Thất là nhà trong, chỗ đàn bà ở. Bởi vậy gia cũng có nghĩa là chồng, ý nói người chồng làm chủ cả nhà; thất cũng có nghĩa là vợ, ý nói người vợ coi việc nhà trong ( gia thất đều thuộc về bộ , kêu là bộ Miên, nhưng tục ta quen kêu bộ Giằng đầu).

Ốc là cái nhà, hiểu về nghĩa cụ thể. Bởi vậy, khi muốn nói "làng nầy có mấy cái nhà" hay là nói "nhà tranh nhà ngói" thì đều phải dùng chữ ốc, không được dùng chữ  gia.

III. Văn pháp

sửa

Nom bình hành

Như bài văn pháp trước đã nói, khi hai nom đi liền nhau là nom kép.

Nhưng cũng có khi hai nom đi liền nhau mà không phải nom kép, lại kêu bằng nom bình hành.

Khác nhau ở chỗ: nom kép thì hai chữ hợp làm một nghĩa; còn nom bình hành thì mỗi chữ có một nghĩa.

Muốn phân biệt nom kép và không phải nom kép, hãy chú ý điều này:

Khi gặp hai nom đi liền nhau mà cắt xuôi theo, không có nghĩa, ấy là nom kép. Như thiên tử 天 子 nếu nói là “trời con”, phu nhân 夫 人 nếu nói là “chồng người” thì thật không có nghĩa lý gì hết. Còn cắt xuôi theo mà có nghĩa, như phụ mẫu 父 母 là “cha mẹ”, sơn thủy 山 水 là “non nước”, thủ túc 手 足 là “tay chân”, đều có nghĩa, ấy là không phải nom kép.

Những nom vào hạng sau ấy gọi là nom bình hành. Vì nó đi song song với nhau, không những hai chữ mà có khi đến ba bốn chữ nữa.

Người ta làm thành những nom bình hành theo 3 ý: một là hai chữ nào đối với nhau; hai là hai chữ nào đồng loại với nhau; ba là hai chữ nào nghịch với nhau. Ý thứ nhất như chữ thiên địa 天 地 (đối nhau); ý thứ nhì như chữ ngưu dương 牛 羊 (đồng loại với nhau); ý thứ ba như chữ thủy hỏa 水 火 (nghịch nhau).

Trong tiếng Pháp, khi hai nom ghép thành một (nom composé) thường có cái ngang nối (trait d’ union) ở giữa; còn khi hai nom đi liền nhau mà nghĩa rời ra, phải có cái dấu phết (virgule) ngăn ra. Nhưng trong chữ Hán không có như vậy, cho nên sự phân biệt nom kép và không phải nom kép là rất cần.

Huống chi trong Hán văn còn có một thứ nom khác nữa cũng hai chữ đi liền nhau mà đã không phải nom kép, cũng không phải nom bình hành: kêu bằng nom liên thuộc, lại càng cần phải phân biệt lắm nữa. Thứ nom này sẽ học trong bài văn pháp kỳ tới. 

IV. Học tiếng đôi

sửa

Theo bài văn pháp trên đó đã biết nom bình hành là gì rồi. Mà nom bình hành cũng là tiếng đôi, ta nên học qua cho biết một ít.

山 川 sơn xuyên: núi (và) sông

田 土 điền thổ: ruộng (và) đất. (Theo tục ta, đất thấp, cấy được, gọi là điền; đất cao để gieo, gọi là thổ).

舟 車 chu xa: thuyền (và) xe, đồ dùng về việc giao thông.

土 木 thổ mộc: chỉ về việc kiến trúc, việc làm nhà. Bởi trong việc ấy cần dùng nhất là đấtcây gỗ, nên lấy hai chữ thổ mộc để chỉ nghĩa nó (Chú ý: không cắt nghĩa là đất và cây được; tiếng ta cũng phải nói là: “việc thổ mộc”)

父 兄 phụ huynh : cha (và) anh. Chỉ nghĩa là những người bề trên trong nhà.

水 火 thủy hỏa: nước (và) lửa. Khi thì chỉ nghĩa là vật cần dùng hằng ngày, khi thì là sự tai hại: tùy câu mà hiểu.

刀 尺 đao xích: Con dao (và) cái thước. Chỉ nghĩa việc may vá, việc chế ra y phục. Con dao (hay cái kéo) cái thước là công cụ của thợ may, nên lấy để đại biểu cho nghề may.

旦 夕 đán tịch: Buổi sáng (và) buổi chiều. Chỉ nghĩa trong một ngày.

手 足 thủ túc: Tay (và) chân. Thường dùng để ví dụ với anh em. Như nói: 兄 弟 (đệ) (như) 手 足: anh em như tay chân.

才 力 tài lực: Tài (và) sức.

口 舌 khẩu thiệt: Miệng (và) lưỡi. Khi thì chỉ nghĩa là khéo nói, khi thì chỉ nghĩa là rầy lộn với ai; khi thì chỉ nghĩa là mang tiếng chịu lời: tùy câu mà hiểu.

爪 牙 trảo nha: Vuốt (và) nanh. Chỉ nghĩa những người phò tá ai mà đắc lực lắm, như làm cái vuốt cái nanh cho con thú dữ.

衣 巾 y cân: Áo (và) khăn.

土 地 thổ địa: Nói phiếm về đất, chớ không chỉ rõ ra đất nào. Như ta nói đất đai.

耳 目 nhĩ mục: Tai (và) mắt. Khi thì chỉ nghĩa làm kẻ nghe ngó giùm cho người khác; khi thì chỉ nghĩa bị người khác nghe ngó vào mình: tùy nơi mà hiểu.

夫 妻 phu thê: Chồng (và) vợ.

祖 孫 tổ tôn:  Ông (và) cháu

河 海 hà hải: Sông (và) biển. Có khi ví với lòng dạ rộng rãi.

風 雨 phong vũ: Gió (và) mưa. Có khi ví với cuộc đời rộn ràng nhiều việc, như nói 歐 風 亞 雨 Âu phong Á vũ nghĩa là “gió Âu mưa Á”.

士 女 sĩ nữ: Con trai học trò (và) con gái. Chỉ nghĩa một đám đông trong đó có nam nữ thanh niên.   

V. Cách học bài thứ ba

sửa

Cố nhiên cũng như hai bài trước, ba chục tiếng một hôm nay cũng phải theo phép đếm nét và phép viết mà học cho thuộc lòng.

Bài văn pháp tuần này có quan hệ với bài văn pháp tuần trước. Vì cùng đồng hai nom đi liền nhau mà hôm trước là nom kép, hôm nay là nom bình hành, chỗ đó rất nên phân biệt cho rõ ràng. Vậy phải nhập với bài trước mà làm thành một cái đề cương (résumé) sau khi đã hiểu thật đúng. Làm xong thì cứ đó mà nhớ.