Hán văn độc tu 1936-1937/Bài học thứ 16

Bài đăng trên Sông Hương, Huế, số 16 (13 Novembre 1936), trang 4 - 5.

I. Học câu

sửa

1/ 冬日 則 飲 湯, 夏 日 則 飲 水 (Đông nhật tắc ẩm thang, hạ nhật tắc ẩm thủy): Ngày mùa đông thì uống nước nóng, ngày mùa hạ thì uống nước lạnh (Mạnh Tử)

2/ 項 羽 夜 飲 帳 中 (Hạng Võ dạ ẩm trướng trung): Hạng Võ ban đêm uống trong màn.

3/ 飲 馬 長 城 窟 (Ấm mã trường thành quật): Cho ngựa uống nơi cái hào dưới Trường thành (Cổ thi)

4/ 下 馬 飲 君 酒 (Hạ mã ấm quân tửu): Xuống ngựa, mời ông uống rượu (Đường thi)

1/ 老 者 衣 帛 食 肉 (Lão giả ý bạch thực nhục): Kẻ già mặc lụa, ăn thịt (Mạnh Tử)

2/ 漢 王 解 衣 衣 我 (Hán vương giải y ý ngã): Vua nhà Hán cởi áo mặc cho ta (Sử ký)

1/ 知 者 樂 (Trí giả lạc): Kẻ trí thì thường vui.

2/ 知 者 樂 水, 仁 者 樂 山 (Trí giả nhạo thủy, nhân giả nhạo sơn): Kẻ trí thì ưa nước, kẻ nhân thì ưa núi (Luận ngữ)

1/ 子 事 父 母 (Tử sự phụ mẫu): Con thờ cha mẹ

2/ 小 國 事 大 國 (Tiểu quốc sự đại quốc): Nước nhỏ thờ nước lớn

3/ 漢 高 祖 不 事 詩 書 (Hán Cao tổ bất sự thi thư): Vua Cao tổ nhà Hán chẳng học kinh Thi kinh Thư.

II. Cắt nghĩa thêm

sửa

Trong Hán văn có sự mượn chữ, gọi là “giả tá”, nghĩa là một chữ vốn là mối tiếng này đem làm ra mối tiếng khác, hoặc là thứ verbe này đem ra làm thứ verbe khác. Mỗi khi mượn như thế, thường là có biến âm, nghĩa là đọc khác đi, nhưng lại cũng có khi không biến âm, vẫn đọc nguyên tiếng. Bởi nó lôi thôi, không có nhất luật như thế, thành ra không có thể nào lập thành công lệ mà cho vào văn pháp được. Đành phải học từng chữ mới biết.

Hôm nay học những verbe này: (ẩm), (ý), (nhạo), (sự)

Sắp thứ nhất: verbe (ẩm).

Câu 1: (ẩm) là uống, mình uống lấy cho mình. (thủy) là nước lạnh, (thang) là nước sôi hay nước nóng.

Câu 2: chữ (ẩm) cũng đồng một verbe với câu trên. Nhưng uống đây là uống rượu. Theo Sử ký, lúc Hạng Võ đánh trận bị thua, hầu mất nước, cùng Ngu Cơ là ái thiếp của mình ban đêm uống rượu trong màn. Học thêm câu nầy để cho biết: khi nào chỉ rõ uống vật gì thì phải đặt chữ chỉ nghĩa vật ấy theo sau chữ (ẩm): như uống nước nóng thì nói 飲 湯 (ẩm thang), uống nước lạnh thì nói 飲 水 (ẩm thủy), uống chè thì nói 飲 茶 (ẩm trà). Còn khi muốn nói uống rượu thì cố nhiên là đặt 飲 酒 (ẩm tửu), nhưng nếu không đặt như thế mà đặt một chữ (ẩm) không, cũng chỉ nghĩa là uống rượu.

Sang câu 3 và câu 4: thì chữ (ẩm) cũng vẫn là verbe mà lại đổi ra nghĩa khác. (ẩm) đây là “cho uống” (faire boire).

À mà còn điều nầy nữa. Hai chữ trong hai câu 3 và 4 đó không đọc là ẩm mà đọc là ấm. Thế là biến âm đó. Chữ (ấm) ấy, người ta có thể làm cái dấu “nửa vòng” ở góc trên bên hữu chữ, chỗ đó là vị trí của dấu “khứ thanh”.

Thế thì verbe (ẩm), khi nào nghĩa là “mình uống” thì đọc là “ẩm”; còn khi nào đổi ra nghĩa khác, “cho người khác uống”, thì đọc là “ấm”.

Phải chi đó là cái luật nhất định thì rất tiện cho ta suy ra chữ khác. Ngặt đến chữ khác lại không thế.

Ta học sang sắp thứ hai, chữ (y).

Chữ đọc là “y”, nghĩa là cái áo, tiếng nom. Khi mượn làm verbe, phải biến âm, đọc là “ý”. Và cũng có để cái dấu “khứ thanh”.

Câu 1: kẻ già mặc áo lụa là “mặc cho mình”, thì chữ verbe trong câu ấy đọc là “ý”. Đến câu 2, vua cởi áo mặc cho ta, tức là “mặc cho kẻ khác”, mà cũng vẫn đọc là “ý”.

Thế thành ra sự giải tá là không nhất luật.

Đến sắp thứ ba, chữ chính âm là “nhạc” (musique), tiếng nom.

Lần thứ nhất mượn làm verbe, đọc là “lạc”, nghĩa là vui, có cái dấu nửa vòng ở góc dưới bên hữu chữ, tức là vị trí của dấu “nhập thanh”.

Lần thứ hai mượn làm verbe nữa, đọc là “nháo” (trong sách âm gọi là “ngũ giáo thiết”, tức là “nháo”, nhưng ta quen đọc là “nhạo”), nghĩa là ưa, có cái dấu nửa vòng ở góc trên bên hữu chữ, tức là vị trí của dấu “khứ thanh”.

Thế thành ra chữ bị mượn làm verbe đến hai lần. Mà mỗi lần có nghĩa khác và âm cũng khác.

Sắp thứ tư, verbe sự.

Chữ (sự) nghĩa là việc, vốn tiếng nom, thế thì khi mượn làm verbe, hẳn cũng phải có biến âm chứ? Không có! Thế mới là rắc rối.

Trong tiếng Pháp, nomservice đổi ra verbeservir. Nhưng Hán văn, chữ (sự), khi có nghĩa là servir, cũng vẫn đọc là “sự”.

Câu 1 và câu 2: chữ (sự) ấy, ta quen cắt nghĩa là “thờ”, nhưng chính là “hầu việc”: servir.

Câu 3 thì chữ (sự) cũng vẫn là verbe mà nghĩa hơi khác. Chữ (sự) này là “làm việc”. Làm việc thi thư tức là “học”. Bất sự thi thư, tức là “bất học”. Nó là một cái expression.

III. Văn pháp

sửa

Verbe kép ghép bởi hai verbe

Trong bài học thứ 11, đã có học qua verbe kép nhưng phần nhiều là những chữ dịch ở tiếng Tây ra. Hôm nay học mấy cái nguyên tắc về verbe kép sẵn có của Hán văn.

Verbe kép là ghép hai chữ liền nhau mà làm thành ra. Hai chữ ấy hoặc là verbe cả, hoặc một verbe với một adjectif, với một nom, như trước có nói rồi.

Những verbe kép ghép bởi một verbe với một adjectif hay một nom thì có ít, và trong nó không có gì khó đáng cho ta chú ý một cách riêng. Mà duy nhất có những verbe kép ghép bởi hai verbe thì cách dùng nó trong câu vẫn giống nhau nhưng công dụng có khác. Phải chia ra mà hiểu cho tách bạch thì mới khỏi lẫn lộn.

Người ta chia những verbe kép ấy ra làm bốn thứ:

A/ Hai verbe có nghĩa giống nhau, dùng kép để cho lời được đằm và ý được nặng.

Như: 1) 散 離 我 兄 弟 (Tán ly ngã huynh đệ): Tan lìa anh em ta (Tả truyện)

2) 傾 覆 我 國 家 (Khuynh phúc ngã quốc gia): Nghiêng úp nước nhà ta (Tả truyện)

(tán) với (ly), (khuynh) với (phúc), nghĩa không khác nhau mấy. Trong mỗi hai chữ nếu bỏ bớt một thì câu cũng còn đủ nghĩa. Dùng kép chẳng qua để cho lời được đằm hơn và ý thêm nặng hơn.

B/ Hai verbe có nghĩa khác nhau, dùng kép để cho hai chữ giúp nhau mà được rõ nghĩa hơn. Như:

1) 綏 靜 諸 侯 (Tuy tịnh chư hầu): Vỗ yên các nước hầu (Tả truyện)

2) 鬧 亂 我 同 盟 (Náo loạn ngã đồng minh): Khuấy rối các nước đồng minh của ta (Tả truyện)

綏 靜 (Tuy tịnh) là vỗ về làm cho yên lặng; 鬧 亂 (náo loạn) là khuấy nhiễu làm cho rối loạn. Trong mỗi hai chữ nếu bỏ bớt một thì nghĩa nó có giảm kém. Vậy nên dùng kép để ý nghĩa được sung túc hơn.

C/ Hai verbe có nghĩa khác nhau, dùng kép để cho chữ thứ hai nhờ chữ thứ nhất mà tiến sự hành động lên một bực. Như:

1) 仰 觀 於 天 (Ngưỡng quan ư thiên): Ngửa xem nơi trời (Kinh Dịch)

2) 我 且 往 見 (Ngã thả vãng kiến): Ta sắp qua ra mắt (Mạnh Tử)

Có ngửa mới xem được, có qua mới ra mắt được; hai chữ (quan) và (kiến) nhờ hai chữ (ngưỡng) và (vãng) mà tiến sự hành động của nó lên.

D/ Hai verbe có nghĩa khác nhau, dùng kép để cho nghĩa thứ nhất làm như adverbe phụ nghĩa cho chữ thứ nhì. Như:

1) 楊 貨 欲 見 孔 子 (Dương Hóa dục kiến Khổng Tử): Dương Hóa muốn gặp Khổng Tử (Mạnh Tử)

2) 使 有 菽 粟 如 水 火 (Sử hữu thục túc như thủy hỏa): Khiến có đậu thóc như nước lửa (Mạnh Tử)

Chữ (dục) chữ 使 (sử) ở đó như là adverbe phụ nghĩa cho (kiến) và (hữu).

REMARQUE 1 – Hai điều C và D mới ngó như là giống nhau, không cần phải chia, nhưng kỳ thực là khác nhau lắm. Ta nghiệm ở chỗ này:

Theo tiếng Pháp, khi hai verbe liền nhau, phải cách nhau bằng chữ et. Chữ et ấy trong Hán văn tức là chữ (nhi) vậy.

Hai câu lệ trong điều C có thể nối chữ (nhi) ở giữa hai verbe được. Ta có thể nói: 仰 而 觀 (ngưỡng nhi quan), 往 而 見 (vãng nhi kiến) được. Nhưng không có thể nói: “dục nhi kiến” và “sử nhi hữu” trong điều D.

REMARQUE 2觀 舞 (quan vũ), 聞 歌 (văn ca) là xem múa, nghe ca, đều là hai verbe đi liền nhau nhưng không kể được là verbe kép. Vì khi nào đặt như thế thì chữ verbe sau đã biến thành nom, làm complément cho verbe trên nó rồi.

IV. Tập tra tự điển (tiếp theo)

sửa

Bốn dấu của tứ thanh

Như ta đã học ở bài trước, tứ thanh tức là bình, thượng, khứ, nhập. Bốn dấu cũng gọi là bình, thượng, khứ, nhập, cái dấu làm bằng “nửa vòng” C ở một góc của bốn góc chữ.

Vậy như một chữ kia, vốn nó là trắc, muốn biến ra âm bình thì làm dấu ấy ở góc dưới bên tả chữ rồi đọc nó ra bình.

Một chữ kia, vốn nó là gì bất luận, muốn biến ra giọng thượng thì làm dấu ấy ở góc trên bên tả chữ rồi đọc nó ra giọng thượng.

Muốn biến âm ra giọng khứ thì làm dấu ấy ở góc trên bên hữu chữ rồi đọc nó ra giọng khứ.

Muốn biến âm ra giọng nhập thì làm dấu ấy ở góc dưới bên hữu chữ rồi đọc nó ra giọng khứ.

Cái biểu như thế nầy:

Thượng C C Khứ
Bình C C Nhập

Phép phiên thiết

Phép tứ thanh là phép tự điển hay dùng để bày cho ta phát âm mỗi chữ; nhưng một phép ấy cũng chưa đủ; nên người ta dùng thêm phép “phiên thiết” nữa.

Phiên thiết tức như ta nói lái. Đời xưa “phiên” và “thiết” phân biệt khác nhau. Nhưng vì lâu đời, thanh âm biến đổi, nên bây giờ người ta không còn phân biệt được nữa, phiên thiết coi như một.

Phiên thiết là bởi song thanhđiệp vận mà ra.

Song thanh là những chữ cùng âm mẫu (như bông, bô cùng âm mẫu b, lan, ly cùng âm mẫu l, v.v…); điệp vận là những chữ cùng một vận mẫu (như tấp nập cùng vận mẫu âp, la đà cùng vận mẫu a, v.v…)

Muốn tỏ ra một chữ gì phát âm là gì thì lấy một song thanh một điệp vận hợp lại thành ra phát âm chữ ấy. Như thế gọi là phép phiên thiết.

Ví như chữ tự điển chua là cách ông thiết hoặc cô ông phiên hoặc cai hồng phiên, hoặc câu không thiết đều cho ta biết chữ ấy phát âm là công cả.

Như thế, chữ cách chữ chữ cai chữ câu đều là song thanh; chữ ông chữ hồng chữ không đều là điệp vận. Và bốn cách phiên thiết ấy, cách nào cũng như cách nào, lấy hai chữ nói lái lại cũng ra tiếng công.

Hôm trước đến nay, học cách tra tự điển là để cho biết mà phát âm. Còn sự hiểu nghĩa thì đành phải nhờ ở học thông thì hiểu, chứ không cần cạy gì cả.