Hán văn độc tu 1936-1937/Bài học thứ 15

Bài đăng trên Sông Hương, Huế, số 15 (7 Novembre 1936), trang 4 - 5.

I. Học thuộc lòng sửa

亂 後 還 家 (Loạn hậu hoàn gia): Sau khi loạn, về nhà

Đó là cái đầu đề của một bài thơ; dưới đây là một bài thơ.

崢 嶸 赤 雲 西 (Tranh vinh xích vân tây): Phía tây chòm mây đỏ và chênh vênh

日 腳 下 平 地 (Nhật cước hạ bình địa): Gót chân mặt trời xuống đất bằng

柴 門 鳥 雀 噪 (Sài môn điểu trước tháo): Ngõ gai chim sẻ reo

歸 客 千 里 至 (Quy khách thiên lý chí): Khách về ngàn dặm đến (đến từ ngàn dặm)

妻 孥 怪 我 在 (Thê nô quái ngã tại): Vợ con quái ta còn sống

驚 定 還 拭 淚 (Kinh định, hoàn thức lệ): Sự kinh hãi vừa yên tĩnh, lại lau nước mắt

世 亂 遭 飄 蕩 (Thế loạn tao phiêu đãng): Đời loạn gặp sự trôi dạt

生 還 偶 然 遂 (Sinh hoàn ngẫu nhiên toại): Sống và trở về, ấy là sự tình cờ mà được

鄰 人 滿 牆 頭 (Lân nhân mãn tường đầu): Người hàng xóm đầy đầu tường

感 歎 亦 歔 欷 (Cảm thán diệc hư hí): Cảm than cũng nghẹn ngào

夜 闌 更 秉 燭 (Dạ lan cánh bỉnh chúc): Đêm sáng lại cầm đèn

相 對 如 夢 寐 (Tương đối như mộng mị): Đối nhau như là ngủ mà thấy chiêm bao

II. Cắt nghĩa thêm sửa

Hôm nay tạm không học câu mà học một bài thơ, để đổi món cho khỏi chán, cũng để tìm sự lợi ích trong đó.

Bài này phải học thuộc lòng và phải ngâm nga lắp đi lắp lại luôn luôn. Như thế để cho cái tinh thần của bài thơ nó vào sâu trong óc mình, giúp cho sự học nhiều lắm.

Bài này đối với người học chắc không có gì khó. Ai đã theo luôn khoa Hán văn độc tu từ đó đến giờ thì, sau khi xem qua những lời cắt nghĩa và hiểu đâu ra đó rồi, hẳn lấy làm thích lắm.

Bài thơ của Đỗ Phủ, thi nhân có tiếng ở đời nhà Đường, cách đây hơn ngàn năm.

Nguyên đầu đề là 羌 村 (Khương thôn), tức là làng ông ấy ở. Thấy nó khô khan không có ý vị, cho nên chúng tôi đã tự tiện đổi cái đề khác là “Loạn hậu hoàn gia”, nghĩa là sau khi loạn, trở về nhà.

Mà chính thế, bài nầy, ông Đỗ làm ra trong khi gặp loạn ở tha hương mà ông may được sống trở về cố thổ, tả cái tình cảnh lúc mới về.

崢 嶸 “Tranh vinh” tức là nói chênh vênh, nghĩa là cao ngất, đồ sộ, adjectif kép, qualifier cho chữ vân. Chữ vân đây có cho đến hai adjectif đi theo nó, là xích崢 嶸 tranh vinh. Chữ 西 tây nghĩa là phía tây của chòm mây ấy; nếu tản văn thì nói: 崢 嶸 赤 雲 之 西 tranh vinh xích vân chi tây.

Làm mặt trời ra như người ta có chân đi từ đông sang tây, cho nên nói 日 腳 nhật cước. 下 平 地 (hạ bình địa) “xuống đất bằng” tức là mặt trời đã hầu lặn. Câu này nên cắt nghĩa luôn với câu trên một hơi: Gót chân mặt trời đã xuống đến đất bằng ở phía tây chòm mây đỏ chênh vênh.

Đó là tả cảnh chiều hôm. Mặt trời hầu lặn, dọi lên chòm mây đỏ. Phía tây chòm mây ấy thấy như mặt trời xuống ngang với đất bằng.

Khi nào nói 鳥 雀 điểu trước là chỉ các giống chim nhỏ; trước là sẻ sẻ. tháo là kêu reo lên. Câu này nếu là tản văn thì nói: 鳥 雀 噪 於 柴 門 điểu tước tháo ư sài môn.

Chữ quy ở trước chữ khách coi như participe présent hay adjectif. Chí verbe. Nếu tản văn thì nói: 歸 客 至 自 千 里 Quy khách chí tự thiên lý.

Hai câu đó tả khi có khách đến, chim chóc reo lên. Mà người khách ấy chẳng phải ai lạ, chính là chủ nhân ở ngoài ngàn dặm vừa về đến.

là con; 妻 孥 thê nô cũng như 妻 子 thê tử. Chữ quái đây dùng như verbe, nghĩa là lấy làm lạ. Tại là tồn tại, còn sống.

kinh là tiếng nom. Chữ định dùng như participe présent. hoàn là lại.

Hai câu này nghĩa là: Vợ con đều tưởng chắc mình chết rồi, bây giờ thấy còn sống thì lấy làm lạ. Cho nên sau sự kinh hãi nối đến sự thương xót: khóc và lau nước mắt.

taoverbe, nghĩa là gặp. 飄 蕩 phiêu đãngnom.

生 還 sinh hoànnom. toạiverbe. Hai câu đó nói, đương lúc loạn lạc mà mình gặp sự trôi dạt là chắc chết; nay được sống mà trở về, là sự tình cờ.

滿 mãnverbe.

感 歎 cảm thán là nhân cảm khích mà than thở. 歔 欷 hư hí là thở ra một cách nghẹn ngào.

Hai câu này nói, những người hàng xóm chạy đến thăm, đứng đầy đầu tường nhà, ai nấy đều thấy vậy mà ngậm ngùi than thở.

lan là hết. Đêm hết tức là đã sáng ra. cánh là lại còn. Gần sáng đáng lẽ tắt đèn đi, mà còn cầm đèn là vì trước một tình cảnh nửa mừng nửa tủi, ai nấy đều có sự cảm khích mạnh quá mà quên trời sáng.

mộng là chiêm bao, mỵ là ngủ.

Hai câu này tả cái tình cảm của hết thảy những người trong đêm gặp nhau đó, cả những người ở nhà cùng người đi mới về.

Theo như đã cắt nghĩa đây, người học trước phải hiểu từng chữ, sau đến hiểu từng câu, rồi lý hội cả bài mà thấy cái hay ở chỗ nào, chứ không cần phải chỉ ra.

Ai còn có chỗ nào chưa hiểu thật rõ thì xin cứ viết thơ về nhà báo hỏi thêm. Bản báo sẽ vui lòng trả lời, hoặc bằng thơ riêng, hoặc trên báo.

III. Văn pháp sửa

Verbes auxiliaires

Verbe auxiliaire, trong Hán văn gọi là chuẩn động tự, nghĩa là những chữ không phải hẳn là động tự, nhưng được coi như là động tự. Vì những chữ ấy vốn không có sự hành động như các động tự thật, nó không hẳn là verbe, nhưng khi đặt vào trong một câu, nó thường ở cái địa vị của verbe. Như thế, theo tiếng Pháp, nó chính là verbe auxiliaire.

Trong tiếng Pháp, verbe auxiliaire chỉ có hai. Nhưng trong Hán văn có nhiều hơn, đây kể ra bảy chữ thường dùng hơn hết.

1/ chữ (hữu) là có; 我 有 旨 酒 (ngã hữu chỉ tửu): Ta có rượu ngon (Kinh Thi)

2/ chữ () là không; 誰 無 父 母 (thùy vô phụ mẫu): Ai không cha mẹ? (Cổ văn)

3/ chữ (thị) là phải; 是 孔 丘 之 徒 與 (thị Khổng Khưu chi đồ dư): Phải là đồ đệ của Khổng Khưu ư? (Luận ngữ)

4/ chữ (phi) là chẳng phải; 非 其 罪 也 (phi kỳ tội dã): chẳng phải tội của nó vậy (Luận ngữ)

5/ chữ (tợ) là giống; 孔 子 貌 似 陽 虎 (Khổng Tử mạo tợ Dương Hổ): diện mạo của Khổng Tử giống Dương Hổ (Mạnh Tử)

6/ chữ (vi) là “là”; 子 爲 誰 (tử vi thùy): ngươi là ai? (Luận ngữ)

7/ chữ (nãi) là “là”; 是 乃 仁 術 也 (thị nãi nhân thuật dã): ấy là chước nhân vậy (Mạnh Tử)

Bảy chữ trên đó khi đặt trong câu đều ở cái vị chủ động, nhưng thực ra thì không phải chỉ sự hành động của sujet mà chỉ là chỉ cái sự thực tế cố nhiên của sujet. Tuy vậy, nó cũng có chia ra actifneutre. Hễ là actif thì có complément theo sau nó; còn là neutre thì những chữ theo sau nó không phải complément mà là attribut.

Vậy như verbe (hữu) là actif, cho nên câu 我 有 旨 酒 (ngã hữu chỉ tửu): chữ (tửu) làm complément của (hữu). Còn verbe (nãi) là neutre, cho nên câu 是 乃 仁 術 也 (thị nãi nhân thuật dã) lấy chữ (thị), pronom, làm sujet; và chữ (thuật) chỉ là attribut của sujet chứ không phải complément.

Bảy verbes auxiliaires trên đây, những verbe nào nghĩa nó tương đương với hai verbe auxiliaire của tiếng Pháp ( hữu tương đương với avoir; thị, vi, nãi tương đương với être), thì mỗi khi đặt câu gặp nó, người ta có thể trốn đi được. Nói thế nghĩa là: trong Hán văn, những câu đáng lẽ dùng verbe avoir ( hữu) và être ( thị, vi, nãi) thì thường hay bỏ verbe đi trong khi có thể bỏ được mà chỉ hiểu ngầm.

Cử lệ: Như ta muốn nói thế này:

a/ Người kia, ước chừng ba mươi tuổi, mình cao, mặt trắng, nhiều râu;

b/ Cọp là loài thú ở núi, tánh nó dữ, sức nó mạnh;

c/ Gà là loài chim nhà, những con trống lông cánh rất đẹp;

Ba câu ấy nếu đặt bằng tiếng Pháp theo mực thường, dễ hiểu, thì thế nào mỗi câu cũng phải có dùng hoặc verbe avoir hoặc verbe être, hoặc cả hai. Nhưng đặt bằng chữ Hán thì có thể bỏ những chuẩn động tự đáng có đi mà nói:

a/ 其 人 年 約 三 十, 身 長, 靣 白, 多 須 (Kỳ nhân niên ước tam thập, thân trường, diện bạch, đa tu)

b/ 虎 山 獸 也, 性 惡, 力 雄 (Hổ sơn thú dã, tánh ác, lực hùng)

c/ 雞 家 禽 也, 其 雄 者 毛 羽 甚 美 (Kê gia cầm dã, kỳ hùng giả mao vũ thậm mỹ)

IV. Tập tra tự điển (tiếp theo bài 14) sửa

Như ta biết, tiếng ta mỗi một âm có sáu hoặc tám giọng, chỉ có hai giọng bình mà thôi, còn bao nhiêu là trắc hết.

Âm sáu giọng như ba, bà, bá, bả, bã, bạ thì chỉ có ba, bà là bình, còn bao nhiêu là trắc.

Âm tám giọng như bang, bàng, báng, bảng, bãng, bạng, bác, bạc thì chỉ có bang, bàng là bình, còn bao nhiêu là trắc.

Vậy theo phép đánh bình trắc, người ta làm thế này: bà, ba bình; bá, bạ trắc. Nhưng kỳ thực trong hai giọng bá, bạ đó còn gồm có bả, bã cũng đều trắc cả.

Lại nữa: bàng, bang bình; báng, bạng trắc. Nhưng kỳ thực trong hai giọng báng, bạng đó còn gồm có bảng, bãng, bác, bạc cũng trắc cả.

Nay đem tứ thanh mà gióng với bình trắc thì chỉ có thanh bình là bình, còn ba thanh kia: thượng, khứ, nhập là trắc cả.

Theo Quốc ngữ ta thì:

Bình là những tiếng ở vần bình mà không dấu hoặc dấu huyền, như bang, bàng.

Thượng là những tiếng có dấu nặng của vần xuôi và của vần ngược bình, như bạ, bạng.

Khứ là những tiếng có dấu sắc, dấu hỏi hoặc dấu ngã, như bảng, bảng, bãng.

Nhập là những tiếng có dấu sắc và dấu nặng của vần ngược trắc, như bác, bạc.

Biết những điều ấy rồi, khi tra tự điển thấy một chữ có chua dưới: 意 平 聲 (ý bình thanh) thì mình đọc chữ ấy là y, vì tiếng bình của ýy.

(Nhưng nếu thế thì cũng đọc là chữ ý được sao? Vì ý cũng là bình thanh của y ? Nhân đó biết phép này còn sơ lược lắm).

Nhân đó suy ra, khi thấy âm 何 上 聲 (hà thượng thanh) thì đọc là hạ, vì thượng thanh của hạ.

Khi thấy âm 宗 去 聲 (tông khứ thanh) thì đọc là tống, vì khứ thanh của tôngtống.

Khi thấy âm 情 入 聲 (tình nhập thanh) thì đọc là tịch, vì nhập thanh của tìnhtịch.

Tuy vậy, đã nói phép này sơ lược lắm, cho nên nó chỉ giúp cho ta phần ít thôi, phần nhiều ta phải nhờ người nào đọc đúng bày cho đọc theo.