Hán văn độc tu 1936-1937/Bài học thứ 14

Bài đăng trên Sông Hương, Huế, số 14 (31 Octobre 1936), trang 4 - 5.

I. Học câu

sửa

1/ 人 當 自 食 其 力 (Nhân đương tự thực kỳ lực): Người ta phải tự ăn lấy sức của mình (nghĩa là phải tự mình ra sức làm lấy mà ăn).

2/ 君 食 言 而 肥 (Quân thực ngôn nhi phì): Ông ăn lời nói mà béo ra. (lời nhiếc).

3/ 食 人 之 食 者, 死 人 之 事 (Thực nhân chi thực giả, tử nhân chi sự): Kẻ nào ăn cái ăn của người thì chết với việc của người.

4/ 人 不 食 則 饑 (Nhân bất thực tắc ky): Người ta chẳng ăn thì đói.

5/ 居 天 位, 食 天 祿 (Cư thiên vị, thực thiên lộc): Ở ngôi trời, ăn lộc trời (nói về vua và các quan).

1/  不 乘 車 馬, 不 過 此 橋 (Bất thừa xa mã, bất quá thử kiều): Chẳng cỡi xe ngựa, chẳng qua cầu này.

2/ 君 有 暇, 當 過 我 (Quân hữu hạ, đương quá ngã): Ông có rỗi, sẽ qua nhà tôi nhé.

3/ 孟 子 之 勇 過 孟 賁 遠 矣 (Mạnh Tử chi dõng quá Mạnh Bôn viễn hĩ): Cái dõng của Mạnh Tử hơn Mạnh Bôn xa lắm.

4/ 長 沮, 桀 溺 耦 而 耕, 孔 子 過 之 (Trường Thơ, Kiệt Nịch ngẫu nhi canh, Khổng Tử quá chi): Trường Thơ và Kiệt Nịch đánh cặp mà cày, Khổng Tử đi ngang qua đó (nghĩa là đi ngang qua hai người ấy).

5/ 過 墓 不 登 壟 (Quá mộ bất đăng lũng): đi ngang qua cái mả thì chẳng trèo lên cái nấm.

II. Cắt nghĩa thêm

sửa

Trong thứ tiếng nào cũng vậy, chỉ có mối verbe là trọng yếu hơn. Ta có thể nói rằng người nào giỏi một thứ tiếng nào, chỉ là người ấy biết cách và khéo vận dụng các verbe của thứ tiếng ấy.  Bởi vậy khi học Hán văn đây ta nên tập luyện cách đặt verbe cho dày công, hầu sau vận dụng nó cho được như ý.

Trong bài học câu hôm nay có hai sắp.

Sắp thứ nhất về verbe  thực.

Câu 1: là verbe pronominal mà có complément direct. Ăn gì? Ăn cái sức. Vậy chữ  lựccomplément direct của verbe thực.  

Câu 2: đặt chữ thực ra nghĩa bóng. Lời nói không thể ăn được; nhưng người nào đã nói ra mà không giữ lời, không làm theo lời, tức là ăn lời nói của mình vậy. Lời nói đã không phải là vật ăn được và nếu ăn được cũng không thể làm cho con người béo (mập) ra. Vậy mà lại nói như thế, để tỏ ý nhiếc móc khinh bỉ lắm.

Câu 3: làm chữ thực thứ hai ra tiếng nom. Câu này xuất sách Sử ký của Tư Mã Thiên, lời của Hàn Tín nói. Trong câu, chữ  giả làm sujet cho cả hai verbe thực và  tử. Một mình chữ giả đó, cái công dụng của nó tương đương với chữ celui qui trong tiếng Pháp. Chữ thực thứ hai làm complément indirect cho chữ thực thứ nhất (verbe); và chữ sự làm complément indirect cho chữ  tử, vì theo sau kề chữ  tử đáng lẽ phải có chữ ư mà đã trốn đi.

Câu 4: đặt với négatif. Hãy chú ý điều này: Khi dùng adverbe phụ với verbe để làm ra câu nesgatif thì luôn luôn dùng chữ  bất chứ không dùng chữ  . Vì chữ  thường để đặt trên tiếng nom, còn chữ  bất đặt trên verbe.

Câu 5: phải hiểu ngầm có sujet số nhiều ở trên, làm chủ động cho hai verbe  và  thực mà đã trốn đi. Theo học thuyết đời nay thì chánh phủ là của dân đặt ra, các người ở chánh phủ làm việc là làm cho dân. Nhưng theo thuyết đời xưa thì chánh phủ tự Trời lập ra, vua và các quan làm việc là làm cho Trời. Cho nên có câu như thế. Học câu đó để biết thêm một nghĩa của chữ thực nữa. Lộc 祿 đây hoặc chỉ về đất ruộng, hoặc chỉ về tiền bạc, tức bổng lộc, không phải là vật bỏ vào miệng ăn ngay được, nhưng cũng nói  thực được.

Sắp thứ hai về verbe quá.

Câu 1: là mode conditionnel. Vì cái sự “chẳng qua cầu” này trong proposition sau là tùy theo cái điều kiện “chẳng cỡi xe ngựa” trong proposition trước. Vậy, theo bài văn pháp đã học rồi, đáng lẽ để trước proposition sau một chữ  tất, nói: 不 乘 車 馬, 必 不 過 此 橋 (Bất thừa xa mã, tất bất quá thử kiều). Nhưng đây đã trốn chữ  tất ấy đi. Câu này xuất sách Sử ký Tư Mã Thiên, khi Tư Mã Tương Như ở nhà đi tới kinh đô, đi ngang qua một cái cầu, mở miệng nói câu này như là thề vậy. Tương Như đi chuyến nầy cốt lập công danh, quyết ý tới kinh đô sẽ làm quan sang rồi mới trở về làng cũ. Còn như không làm được thì nhất định không về. Có lẽ cũng vì nó là một lời thề, nên người chép bỏ chữ  tất đi cho được rắn rỏi hơn.

Câu 2: nói 過 我 quá ngã, theo tiếng ta phải nói “qua nhà tôi” chứ không nói như thế được, nhưng Hán văn được phép nói như thế. Chữ  đương đây cũng như chữ devoir trong tiếng Pháp, một đôi khi hàm cái ý chỉ về futur chứ không quyết là impératif. Bởi vậy cắt nghĩa là: sẽ qua nhà tôi nhé.

Câu 3: rập theo một câu trong sách Mạnh Tử để tập đặt chữ  quá nghĩa là “hơn”. Mạnh Bôn 孟 賁 là một người có sức mạnh đời xưa có tiếng. Chữ  quá này đồng nghĩa với chữ  thắng. Chữ  đó có ý exclamatif.

Câu 4: xuất sách Luận ngữ. Chữ  chi trong câu để chỉ lại Trường Thơ, Kiệt Nịch. Vậy, verbe quá đó là transitif, cho nên cái complément mới thế bằng chữ chi. (Còn như complément indirect của verbe intransitif thì phải thế bằng chữ   yên, sau sẽ học đến)

Câu 5: đặt verbe quá như là participe présent, vì trong câu ấy ta có thể dịch chữ quá là en passant được. Đây là một câu trong kinh Lễ, nói điều đó cũng là một cái lễ người ta nên giữ: vì đạp lên trên nấm mả tức là đạp lên một con người ta nằm ở dưới, lòng mình tất không yên.

III. Văn pháp

sửa

Temps des verbes

Như đã nói từ trước, trong Hán văn, nếu muốn phân biệt temps des verbe cũng dùng những chữ adverbe để phân biệt. Vả sự phân biệt nầy trong Hán văn vốn không có, nay ta muốn phân biệt thì không làm nhiều temps phiền phức như chữ Hán được. Ở đây tạm chia làm ba: hiện tại, quá khứ, và vị lai.

HIỆN TẠI gồm có hai ý: đương xảy ra và mới vừa xảy ra.

a/ Đương xảy ra thì dùng chữ  (phương là “đương”) như nói: 吾 方 食 (Ngô phương thực): Tôi đương ăn.

b/ Mới vừa xảy ra thì dùng những chữ này: (cương là vừa), (phủ là mới),   (tài là vừa),  (thích là vừa mới).

Như nói: 天 剛 明 (thiên cương minh): trời vừa sáng.

客 甫 行 (khách phủ hành): khách mới đi.

彼 纔 過 我 (bỉ tài quá ngã): nó vừa mới qua (nhà) tôi.

余 適 他 往 (dư thích tha vãng): tôi vừa đi khỏi.

Ba chữ trên nghĩa hơi giống nhau, có thể thay đổi với nhau mà dùng được. Duy có chữ cuối cùng phải dùng trong câu có hai préposition kể hai việc xảy ra mà nó thì đặt ở préposition sau. Như nói: 彼 過 我, 我 適 他 往  (Bỉ quá ngã, ngã thích tha vãng): Nó qua (nhà) tôi, tôi vừa đi khỏi.

QUÁ KHỨ cũng gồm có hai ý: đã xảy ra mà chưa dứt khoát, và đã xảy ra và cũng đã dứt khoát.

a/ Đã xảy ra mà chưa dứt khoát thì dùng những chữ này:  ( là đã), (tằng là từng),  (thường là từng).

Như nói: 已 見 (dĩ kiến): đã thấy; 曾 相 識 (tằng tương thức): từng biết nhau; 嘗 聞 (thường văn): từng nghe; thì tỏ rằng sự thấy, sự biết nhau, sự nghe ấy vẫn còn chưa quên, chưa mất đi, tức là từng xảy ra mà chưa dứt khoát.

b/ Đã xảy ra và cũng đã dứt khoát thì dùng những chữ nầy:  ( là đã), ( là rồi), 既 … 矣 (ký … hĩ) là đã … rồi, 業 已 (nghiệp dĩ), 經 已 (kinh dĩ) hai chữ nầy đều là đã rồi hẳn.

Như nói: 既 至 (ký chí): đã đến; 赦 之 矣 (xá chi hĩ): tha nó rồi; 雞 既 鳴 矣 (kê ký minh hĩ): gà đã gáy rồi; 業 已 (nghiệp dĩ) hay 經 已 商 定 (kinh dĩ thương định) đã thương định hẳn rồi, thì đều tỏ ra rằng đã đến không còn đến nữa, đã tha không còn tha nữa, đã gáy không còn gáy nữa, đã thương định không còn thương định nữa, ‒ như thế là đã xảy ra và cũng đã dứt khoát.

Chú ý: Trong những chữ đó duy có chữ   luôn đi sau verbe, còn chữ nào cũng đi trước verbe.

Lệ ngoại: Khi nào nói 已 矣 (dĩ hĩ) như nói: 已 行 矣 (dĩ hành hĩ): đã đi rồi, thì cũng coi như là 既 … 矣 (ký … hĩ ).

VỊ LAI dùng chữ  (tương là sẽ); như nói: 我 將 去 之 (ngã tương khứ chi): ta sẽ bỏ đó mà đi.

IV. Tập tra tự điển

sửa

Bình trắctứ thanh

Theo đầu bộ và đếm số nét mà tìm được ra chữ mình định tra rồi, sự liền theo đó là phải hiểu âm và nghĩa của chữ ấy. Âm tức là: chữ ấy phải đọc là gì; nghĩa tức là: chữ ấy có ý tứ và công dụng gì.

Phải chi chúng ta có làm lấy được tự điển Hoa-Việt thì dưới mỗi chữ Hán, âm ngay chữ Quốc ngữ, rồi cứ đó mà đọc theo, tiện lắm. Nay ta tra tự điển Tàu, cho nên về một sự phát âm cũng đã thấy rầy rà. Vì rằng ta tuy học chữ Tàu mà đọc theo giọng ta, nhưng tự điển Tàu có phải vị người An Nam mà làm ra đâu mà bảo rằng họ phải vì ta lo điều ấy?

Tự điển Tàu có những cuốn mới làm, họ âm mỗi chữ bằng vần La-tinh. Sự đó rất tiện, vì cứ đó mà đọc theo, không còn sai được. Nhưng, tiện là tiện cho họ mà thôi. Còn về phần ta, chẳng ích gì hết.

Ấy là vì, như chữ , ta đọc là “thiên”, mà họ âm là “thin”, thì ta không dùng được, trừ ra chỉ có khi nào ta đọc ngay theo tiếng họ.

Rút lại ta chỉ phải tra tự điển Khang Hy, vì muốn hiểu cách phát âm trong tự điển này thì trước phải biết phép tứ thanh.

Tứ thanh là bình, thượng, khứ, nhập, bốn tiếng. Mà muốn phân bốn tiếng ấy, trước phải phân bình trắc đã. (còn nữa)