Giai nhân - 佳人  (759) 
của Đỗ Phủ, do Trần Trọng Kim dịch
Nguyên văn chữ Hán Phiên âm Hán-Việt Bản dịch của Trần Trọng Kim

佳人
絕代有佳人,
幽居在空谷。
自云良家子,
零落依草木。
關中昔喪亂,
兄弟遭殺戮。
官高何足論,
不得收骨肉。
世情惡衰歇,
萬事隨轉燭。
夫婿輕薄兒,
新人美如玉。
合昏尚知時,
鴛鴦不獨宿。
但見新人笑,
那聞舊人哭。
在山泉水清,
出山泉水濁。
侍婢賣珠迴,
牽蘿補茅屋。
摘花不插髮,
采柏動盈掬。
天寒翠袖薄,
日暮倚修竹。

Giai nhân
Tuyệt đại hữu giai nhân,
U cư tại không cốc.
Tự vân lương gia tử,
Linh lạc y thảo mộc.
Quan Trung tích táng loạn,
Huynh đệ tao sát lục.
Quan cao hà túc luận,
Bất đắc thu cốt nhục.
Thế tình ố suy yết,
Vạn sự tùy chuyển chúc.
Phu tế khinh bạc nhi,
Tân nhân mỹ như ngọc.
Hợp hôn thướng tri thời,
Uyên ương bất độc túc.
Ðản kiến tân nhân tiếu,
Ná văn cựu nhân khốc.
Tại sơn tuyền thủy thanh,
Xuất sơn tuyền thủy trọc.
Thị tỳ mãi châu hồi,
Khiên la bổ mao ốc.
Trích hoa bất sáp phát,
Thái bách động doanh cúc.
Thiên hàn thúy tụ bạc,
Nhật mộ ỷ tu trúc.

Người đẹp
Một trang quốc sắc tuyệt đời
Náu thân hiu quạnh ở nơi hang cùng
Kể rằng con cái nhà tông
Sa cơ phải lạc loài cùng cỏ cây
Quan trung loạn lạc những ngày
Anh em bị hại bởi tay hung tàn
Kể chi hiển trật cao quan
Thảm thay đến nổi xương tàn không thu
Tình đời suy có ai phù
Việc đời chi khác đèn cù xoay quanh
Lang quân cũng thói bạc tình
Coi người mới đẹp như hình tiên sa
Biết thời kia dạ hợp hoa
Cặp uyên ương nọ thường là ngủ đôi
Chỉ trông người mới vui cười
Nghe đau tiếng khóc của ai cô phòng
Suối còn trong núi suối trong
Suối ra khỏi núi, suối trông đục ngàu
Sai tì đi bán hạt châu
Lều tranh rác nát phải khâu dây lài
Ngắt hoa mái tóc không cài
Vốc đầy lá Bách, hái hoài không thôi
Lạnh lùng tay áo mỏng tơi
Trời hôm dựa khóm trúc dài thẩn thơ.

 Tác phẩm này là một bản dịch và có thông tin cấp phép khác so với bản quyền của nội dung gốc.
Bản gốc:

Tác phẩm này, được phát hành trước ngày 1 tháng 1 năm 1929, đã thuộc phạm vi công cộng trên toàn thế giới vì tác giả đã mất hơn 100 năm trước.

 
Bản dịch:

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì thời hạn bảo hộ bản quyền của nó đã hết ở Việt Nam. Nếu là tác phẩm khuyết danh, nó đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1960. Đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1974. (Theo Điều 27, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009 bắt đầu có hiệu lực từ năm 2010 và điều khoản kéo dài bản quyền đối với tác phẩm khuyết danh từ 50 thành 75 năm nhưng không hồi tố)


Ngoài ra, một tác phẩm của Việt Nam thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam theo quy định này cũng thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ chỉ nếu nó thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 12 năm 1998, tức là: tác phẩm khuyết danh đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1948; đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1948 tác phẩm chưa bao giờ được xuất bản tại Hoa Kỳ trước ngày 23 tháng 12 năm 1998. (Theo Tuyên cáo 7161 của Tổng thống Bill Clinton áp dụng Đạo luật Thỏa thuận Vòng đàm phán Uruguay (URAA) đối với các tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên tại Việt Nam)