Chiều buồn  (1939) 
của Phạm Hầu

Đăng lần đầu trên tạp chí Tao Đàn do nhà xuất bản Tân Dân ấn hành vào năm 1939.

Tôi đã dám cầu xin hai giọt lệ
Trên mi nàng huyền bí vẻ say mê.
Cho điệu buồn man mác tự đâu về
Đưa ngọn cỏ theo chiều mây lặng lẽ.

Cho tôi được nghiêng kề nàng thỏ thẻ
Vì lời yêu rên siết ẩn trong tôi
Chỉ khi buồn may mới thoáng qua thôi
Mà hương lệ đó là trang sổ quí.

Buồn len lỏi trên đầu cây thi vị
Gieo lệ vàng trên ngấn nắng chiều trôi;
Tôi kề nàng môi chạy kiếm làn môi,
Lời tôi lặn trên môi nàng rung đông.

Yêu đương đến tất cả chiều mơ mộng
Buồ nhẹ nhàng trong làn gió thu không,
Buồn mơn man trên đầu tóc rối bòng
Và vơ vẩn bên đôi người vô tội.

Nàng và tôi, nhánh sầu chung rễ cội,
Kề vai tôi khi lệ với chiều rơi,
Khi giọt sương âu yếm nhỏ lên người,
Nàng và tôi là hai giòng lệ nối.

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì thời hạn bảo hộ bản quyền của nó đã hết ở Việt Nam. Nếu là tác phẩm khuyết danh, nó đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1960. Đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1974. (Theo Điều 27, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009 bắt đầu có hiệu lực từ năm 2010 và điều khoản kéo dài bản quyền đối với tác phẩm khuyết danh từ 50 thành 75 năm nhưng không hồi tố)


Ngoài ra, một tác phẩm của Việt Nam thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam theo quy định này cũng thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ chỉ nếu nó thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 12 năm 1998, tức là: tác phẩm khuyết danh đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1948; đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1948 tác phẩm chưa bao giờ được xuất bản tại Hoa Kỳ trước ngày 23 tháng 12 năm 1998. (Theo Tuyên cáo 7161 của Tổng thống Bill Clinton áp dụng Đạo luật Thỏa thuận Vòng đàm phán Uruguay (URAA) đối với các tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên tại Việt Nam)