Chiếu thoái vị  (1945) 
của Bảo Đại

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công ngày 19 tháng 8 năm 1945, Hoàng đế Bảo Đại đã đọc Tuyên ngôn Thoái vị vào chiều ngày 30 tháng 8 năm 1945 trước hàng ngàn người tụ họp trước cửa Ngọ Môn và sau đó trao ấn tín và bảo kiếm, quốc bảo của hoàng triều cho đại diện Việt Minh là Trần Huy Liệu.

Nội dung dưới đây được lấy từ phần Phụ lục của cuốn hồi ký Một cơn gió bụi của Trần Trọng Kim.

VIỆT NAM HOÀNG ĐẾ BAN CHIẾU


— Hạnh phúc của dân Việt-Nam
— Độc lập của nước Việt-Nam.

Muốn đạt được mục đích ấy, Trẫm đã tuyên bố: Trẫm sẵn sàng hy sinh hết cả mọi phương diện, và cũng vì phương diện ấy nên trẫm muốn sự hy sinh của trẫm phải có bổ ích cho tổ quốc.

Xét thấy điều bổ ích cho tổ quốc lúc này là sự đoàn kết toàn thể quốc dân, Trẫm đã tuyên bố ngày 22 tháng 8 vừa rồi rằng: trong giờ nghiêm trọng nầy đoàn kết là sống chia rẽ là chết.

Nay thấy nhiệt vọng dân chủ của quốc dân Bắc bộ lên quá cao nếu Trẫm cứ ngồi yên mà đợi quốc hội thì không thể nào tránh khỏi nạn Nam, Bắc phân tranh, đã thống khổ cho quốc dân lại thuận tiện cho người lợi dụng.

Cho nên, mặc dầu trẫm hết sức đau đớn nghĩ đến công lao liệt thánh, vào sinh ra tử trong gần 400 năm để mở mang giang sơn đất nước từ Thuận-hòa tới Hà-tiên.

Mặc dầu trẫm hết sức bùi ngùi cho nỗi làm vua trong 20 năm, mới gần gũi quốc dân được mấy tháng chưa làm được gì ích lợi cho quốc dân như lòng trẫm muốn, Trẫm cũng quả quyết thoái vị để nhường quyền điều khiển quốc dân lại cho một chính phủ dân-chủ cộng-hòa.

Trong khi trao quyền cho chính phủ mới, trẫm chỉ mong ước có ba điều này:

1/ — Đối với Tông-Miếu và Lăng Tẩm của Liệt-Thánh, chính phủ mới nên xử trí thế nào cho có sự thể.

2/ — Đối với các đảng phái đã từng tranh đấu cho nền độc lập quốc gia, nhưng không đi sát theo phong trào dân chúng, Trẫm mong chính phủ mới sẽ lấy sự ôn hòa xử trí để những phần tử ấy cũng có thể giúp vào việc kiến thiết quốc gia và tỏ rằng chính phủ dân chủ cộng-hòa nước ta đã xây đắp ở trên sự đoàn kết của toàn thể quốc dân.

3/ — Đối với quốc dân, Trẫm khuyên hết cả các giai cấp, các đảng phái, cho đến cả người Hoàng phái cũng vậy, đều nên họp nhất mà ủng hộ triệt để chính phủ dân chủ, giữ vững nền độc lập của nước, chứ đừng vì lòng quyến luyến trẫm và Hoàng-Gia mà sinh chia rẽ.

Còn về phần trẫm, sau 20 năm ngai vàng bệ ngọc, đã biết bao ngậm đắng nuốt cay. Từ nay trẫm lấy làm vui được làm dân tự do của một nước độc lập, chứ trẫm nhất quyết không để cho ai lợi dụng danh nghĩa của trẫm hay của Hoàng Gia mà lung lạc quốc dân nữa.

Việt-Nam độc lập muôn năm
Dân chủ cộng hòa muôn năm
Khâm thử
Phụng Ngự ký: « Bảo Đại »

Ban chiếu tại lầu Kiến Trung ngày 18 tháng 7 năm Bảo Đại thứ 20 (25 tháng 8 năm 1945)

Số hiệu 1871 GT

Ngự tiền văn phòng cung lục
dấu ngự tiền văn phòng.

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng ở Hoa Kỳ vì nó là một sắc lệnh của chính phủ, địa phương hoặc nước ngoài. Xem § 313.6(C)(2) của Bản trích yếu III: Thực hành Văn phòng Bản quyền. Các tài liệu này bao gồm "đạo luật lập pháp, phán quyết của tòa án, quyết định hành chính, pháp lệnh công cộng, và các văn bản pháp lý chính thức tương tự" cũng như "bất kỳ bản dịch nào do nhân viên chính phủ thực hiện khi đang làm nhiệm vụ chính thức".

Các tài liệu này không bao gồm các tác phẩm của Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ, Liên Hiệp Quốc, hoặc bất kỳ cơ quan chuyên môn nào của Liên Hiệp Quốc. Xem Bản trích yếu III § 313.6(C)(2) và 17 U.S.C. 104(b)(5).


Một sắc lệnh của chính phủ không phải Hoa Kỳ có thể vẫn có bản quyền ở bên ngoài Hoa Kỳ. Tương tự như {{PVCC-trong-CP Hoa Kỳ}}, Thực hành Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ ở trên không ngăn cản việc các tiểu bang Hoa Kỳ hoặc các địa phương giữ bản quyền ở nước ngoài, tùy theo luật bản quyền nước ngoài và quy định tư pháp.