Đông Dương ngày xưa và ngày nay/Mấy lời nói đầu

   

MẤY LỜI NÓI ĐẦU

CHÚNG ta ở vào một cái thời-kỳ[1] đặc-biệt. Sự thái-bình lan khắp trong xứ, không có một dân-tộc ngoại-bang[2] nào để tâm xâm-phạm đến ta. Những chủng-tộc khác nhau ăn ở với nhau rất là hòa-khí. Những tội ác và những sự cướp bóc rất hiếm. Người đi tỉnh này sang tỉnh khác chẳng hề lo sợ. Người nào lắm tiền nhiều của cứ công-nhiên hưởng sự giầu sang. Công-lý che chở cho tài-sản, cho việc buôn bán và việc làm ăn của nhân-dân.

""[đính chính 1]

""[đính chính 2]

Nói tóm lại thì người trong xứ này có đủ cả mọi sự để hưởng cuộc sung-xướng. Thế nhưng mà cũng thấy có một số người không bằng lòng yên phận, nhất là những người không đủ những lẽ phải chăng mà làm bộ ra thế.

Nếu họ không trẻ như thế[đính chính 3], họ sẽ biết rằng khi tốt-nghiệp ở nhà trường ra, người ta còn phải học nhiều về sự từng-trải ở đời, và cái khôn ngoan của người già cả không nên khinh-bỉ, dù những người này không biết khoa-học ở tây phương cũng vậy.

Những mà trong cái thời-kỳ này có một làn cuồng-phong[3] thổi lan trong nhiều xứ. Cái gương những xứ bị làn cuồng-phong[3] này thổi làm loạn những cái óc ít suy-nghĩ. Những trẻ con học
Ankor — Temple — Vue prise du Sud.
Chùa Đế-thiên Đế-thích. — Cảnh chụp ở phía Nam.
được một vài điều kiến-văn[4] mà ông cha mình không biết, thì say sưa như uống phải một thứ rượu mới, tưởng ngay như mình giỏi hơn cha mẹ và thầy dậy mình rồi.

Người Tây lại đem sang cho xứ này những thuần-phong mỹ-tục[5] như là thầy học không lấy roi song đánh học trò, tòa án không thi-hành nhục-hình, những kẻ có tội lỗi thì được tha thứ cho lần thứ nhất.

Thế mà việc này cũng làm cho nhiều người điên dồ kiêu-căng đấy.

Cái văn-minh cổ ở nước Đại-Nam này là gốc ở như sự tôn-kính người già cả và ở như sự vâng lời cha mẹ và những người thay mặt quốc-gia. Nếu hai cái gốc ấy mà thiếu mất thì trong nước tất loạn-lạc tứ tung.

Trước khi người Pháp sang đây thì cái văn-minh của những xứ trong cõi Đông-Dương này như nước Cao-Miên, nước Lào và nước Nam, cũng đã rất là đẹp đẽ. Cái văn-minh này khi đó đã bị một cái họa chung cho cả các dân-tộc nó nạt-dọa: nền văn-minh mà khuếch-trương[6] ra hay là bảo-thủ[7] lấy là phải nhờ ở sự nỗ-lực[8] và ở cái kỷ-luật[9], nhưng người ta thì thiên-tính vốn lười, bảo-thủ và tổ-chức sự nỗ-lực thì người ta coi là một việc nặng nhọc lắm.

Nếu một dân-tộc mà nhờ được những người đứng đầu có nghị-lực[10] bắt những kẻ lười-biếng phải làm việc và tổ-chức lấy công-việc ấy, dân-tộc này mà hết sức làm việc cho có phương-pháp[11] trong độ ít lâu thì sẽ trở nên thịnh-vượng và phú-cường ngay.

Nếu dân-tộc ấy vì được hưởng sự thảnh-thơi nhiều quá, không chịu hết sức làm việc, thì chẳng bao lâu sẽ thành ra yếu hèn, rồi bị tàn hại đi, hay là bị những dân-tộc khác chiếm mất, hay là lại quoay lại rã-man.

Moïs du Kontoum (près de Dakto).
Người Mọi ở Kontoum (gần Dakto).
Lịch-sử thế-giới đã bầy cho ta biết những dân-tộc trước kia rất là văn-minh, sau bị suy-đồi rất là tồi-tệ, tỉ như người Chàm ở Đông-Dương này; lại những dân-tộc khác, trước khi rất là hèn yếu, đến sau chỉ trong có vài đời mà được phú-cường.

Sự vinh-hạnh ấy hay là sự suy-đồi ấy thường thường là cái phần thưởng của một cái thời-kỳ có nỗ-lực và có kỷ-luật, hay là sự phạt của cái thời-kỳ lười-biếng và vô-chủ.

Cũng có một vài dân-tộc, vì hèn yếu quá, không quyết-đấu được với những cảnh-ngộ khó-khăn, hay là trống-cự được với sự ngã-trí và với cái khuynh-hướng[12] của sự mất nỗ-lực, thì nhờ cái sức cần-dùng của một vài nước phú-cường và nhân-từ, trong lúc tùng-phục tạm thời. Như là nước Pháp mà được văn-minh như ngày nay là nhờ sự tùng-phục nước La-Mã trong bốn thế-kỷ vậy.

Vậy thì cái vấn-đề sau này là cái vấn-đề về bọn thanh-niên ở cõi Đông-Dương.

Vì rằng cái tương-lai là của những người nào không sợ thực-hành cái nỗ-lực khó-khăn, và cái tương-lai thường trái với thiên-tính người đời. Vậy thì phải thực-hành cái nỗ-lực ấy để trống-cự với ai?...... Với cái gì?

Trước hết là để trống-cự với bản-thân ta, với cái khuynh-hướng của ta về sự lười-biếng và không có kỷ-luật.

Sau là để trống-cự với Tạo-Vật, chính Tạo-Vật thì vô-tình và chỉ muốn để người là còn cả của Thiên-công cai-quản. Chỗ kia đất cát phì-nhiêu, khí-hậu nòng-nàn làm cho người ta yếu-ớt, hòn đất chỉ xin người ta hết sức nỗ-lực làm việc.

Rồi sau nữa để trống-cự với những dân-tộc khỏe hơn, có nghị-lực hơn, thường tìm cách loại ta ra và bóc lột ta.

Đã biết như vậy rồi, nay ta thử xem xem cái tình-thế của ta ở cõi Đông-Dương này là thế nào.

Một vị hiền-triết Hi-Lạp đã nói: “Ngươi tự biết lấy ngươi”.

Vậy thì cái xứ ở Á-Châu này hiện đang tùng-phục nước Pháp là thế nào và dân-sự ra sao? Trước khi người Pháp sang đây thì nhân-dân trong xứ có lập-thành một nước hợp-nhất không? Có lập-thành một quốc-gia cường-thịnh, có thể tự khuếch-trương lấy được không? Độ nửa thế-kỷ nay thì cái tình-thế ra sao?

Và cái tình-thế ngày nay ra sao? Trong sự biến-đổi này thì công-việc nước Pháp ở đây thế nào?

Ta hãy xét một vài việc, các bạn đọc-giả thanh-niên nên suy-nghĩ và nên tự hỏi rằng: nếu người Pháp không sang đây thì xứ này ra thế nào? Ta lại chẳng sung-sướng hơn ông cha ta khi xưa hay sao? Nếu xứ này bỗng dưng để cho nhân-dân tự-trị[13] lấy một mình thì sẽ ra làm sao?

Mơ-màng những giấc mộng đẹp-đẽ và giải bày những giấc-mộng ấy trong văn-chương cẩm-tú[14] thì thật là dễ, nhưng mà chỉ là những giấc mộng mà thôi. Muốn tiên-kiến[15] cái tương-lai thì phải lấy những việc hành-vi làm gốc. Ấy là cái việc mà chúng tôi định thử làm, nhưng mà sự mà chúng tôi có thể nói ngay là Tạo-Vật không nhảy bao giờ, mà sự tiến-bộ của Tạo-Vật thường chậm-chạp. ""[đính chính 4]

LỜI TIỂU-CHÚ CỦA DỊCH-GIẢ

Bản dịch này không những chỉ để cho người có học-thức xem, nhưng lại để cho người học-thức tầm-thường xem cũng hiểu. Vì vậy chúng tôi chỉ dùng những câu văn ngăn ngắn, rất dản-dị.

Những chữ khó thì dưới trang có cắt nghĩa rõ ràng cẩn-thận.

Còn như tên người và tên xứ, nếu chúng tôi phải tự đặt ra thì chúng tôi để tên tây bên cạnh.

Vũ-công-Nghi



Chú thích

  1. Thời-kỳ = khoảng thì giờ.
  2. Dân-tộc ngoại-bang = dân-tộc ở ngoài, nước ngoài.
  3. a ă Cuồng-phong = đây nói làn gió không tốt.
  4. Kiến-văn = điều biết mới.
  5. Thuần-phong mĩ-tục = phong tục hay.
  6. Khuếch-trương = làm cho lan rộng ra.
  7. Bảo-thủ = giữ dìn lấy.
  8. Nỗ-lực = hết sức làm gì.
  9. Kỷ-luật = lề lối để làm việc gì.
  10. Nghị-lực = kiên-nhẫn lạ thường.
  11. Phương-pháp = lề lối.
  12. Khuynh-hướng = cái lực nó quoay về sự gì.
  13. Tự-trị = người trong nước cai-trị lấy nhau.
  14. Văn-chương cẩm tú = văn chương hay.
  15. Tiên-kiến = biết trước.

  1. Gốc: Trong xứ sản nhiều hơn ngày xưa không những là gạo lại còn nhiều sản-vật ở trên mặt đất và ở dưới đất nữa. Hễ trong xứ sản ra được thứ gì nhiều hơn sự cần dùng của nhân-dân thì đem đổi cho những nước láng diềng rất là lời. được sửa thành "": chi tiết
  2. Gốc: Kỹ-nghệ thì được thịnh-vượng. Trong hạng nhà-quê và hạng quan-lại thì có một hạng trung-lưu bản-xứ rất là cần-mẫn, thông-minh và sung-túc. được sửa thành "": chi tiết
  3. Gốc: Nếu họ trẻ hơn ít nữa được sửa thành Nếu họ không trẻ như thế: chi tiết
  4. Gốc: Nếu có thực-hành sự tiến-bộ một cách thong thả, tuần-tự và khó-khăn thì mới có thể thu-thập được hẳn sự tiến-bộ ấy trong một thời-kỳ lâu dài vậy. được sửa thành "": chi tiết