Đông Dương ngày xưa và ngày nay/Kết luận

   

KẾT LUẬN

Một vài trương ngăn ngắn trên này mục-đích là để đánh thức các bạn thiếu-niên độc-giả nên chú-ý đến những việc ở xứ này. Chúng tôi muốn các bạn thiếu-niên nên nhìn chung quanh mình, quan-sát cuộc sinh-hoạt ngày nay rồi so-sánh với việc còn lại trong cuộc sinh-hoạt ngày xưa, và với những việc mà những cụ già thường kể lại cho nghe.

Như vậy thì các bạn thiếu-niên có thể kết-luận lấy một mình rất là dễ vậy.

Chưa đầy năm mươi năm trong xứ đã tiến-bộ lạ lùng.

Những cuộc binh-đao của người trong nước gây ra giết-chóc lẫn nhau, sinh ra biết bao sự khổ-sở và làm cho trong xứ yếu-hèn thì đã mất hẳn. Ngày nay cuộc hòa-bình lan từ Bắc chí Nam và người ta không thấy những binh-lính An-nam xả-thân trong những trận-mạc của anh em trong nước tàn-hại lẫn nhau nữa.

Cuộc hòa-bình lại cũng lan khắp trong các nòi giống khác nhau.

Khi xưa thì nước Nam cứ phải chịu luôn luôn là một nước chư-hầu[1] của nước Tàu, thì nay thật là độc-lập, không phải tùng-phục nước Tàu nữa.

Sự giao-thiệp của dân-chúng với những nhà nho, là những người cai quản, thì không cách xa nhau như trước và được thân-ái hơn. Người nhà quê được hưởng quyền tự-do rộng rãi hơn trước nhiều. Ở giữa hai hạng người trên này thì lại mới sinh ra một hạng trung-lưu nữa.

Ngoài những sự ơn-huệ của cuộc thái-bình ấy, nước Pháp lại còn đem đến cho xứ này nhiều sự ơn-huệ nữa, như những công việc vĩ-đại[2] đường xá, cầu cống, đường xe hỏa, bến tầu thủy, sông đào về việc dẫn thủy nhập điền[3]. Những công việc này đã làm bớt sự khổ sở và làm tăng-tiến[4] sự thảnh-thơi của nhân-dân. Sự quyết-đấu để trừ những bệnh tật và những bệnh truyền-nhiễm làm cho nòi giống càng ngày càng tráng-kiện thêm lên. Biết bao nhiêu trường như trường tiểu-học, trường
Juenes athlètes annamites à l’Ecole d’éducation physique de Hanoï.
Những thiếu-niên lực-sĩ ở trường thể-dục Hà-nội.
trung-học, trường kỹ-nghệ, trường mỹ-nghệ thực-hành, trường cao đẳng, trường đại-học làm cho một số rất nhiều người biết những cách thức để lợi-dụng những điều hay của khoa-học.

Trong con đường ấy trước đã bao năm chễ nải xứ Đông-Dương đã phải nhờ người nước ngoài giúp đỡ cho. Về việc mở mang kỹ-nghệ và thương-mại người An-nam cũng phải nhờ như thế. Nhân-dân ở cõi Đông-Dương này về những khoảng đó tiến-bộ đã chậm, thế mà được một dân-tộc ở Tây-phương vui lòng dậy dỗ. Như thế thì thật là một sự hạnh-phúc cho dân-chúng vậy. Nếu nhân-dân xứ này mà gặp phải những dân-tộc khác thì có lẽ họ giữ bí-mật[5] những điều họ biết hơn người. Người Pháp thì mang đến cho nhân-dân xứ này không những môn học chuyên-môn và những khoa-học của mình, lại còn đem đến cho nhân-dân biết cái gương những đức-tính về tinh-thần. Những đức-tính này tuy lâu thu-thập được[6] nhưng rất là cần, như tinh-thần về trật-tự, về phương-pháp, về tiên-kiến, về tiết-kiệm; cái thị-hiếu về sự cả-quyết làm việc, sự thực-hành kiên-nhẫn, cái thị-hiếu về việc nghiên-cứu học-hành không lấy tư-lợi làm mục-đích.

Những thiếu-niên ở cõi Đông-Dương được gần-gụi người Pháp nên cố mà học-tập lấy những điều hay đó. Nhưng mà thật là một cái điềm không hay, nếu trong một vài cái óc non nớt phát lộ ra cái cách khinh-bỉ những người nhiều tuổi hơn và đã trải qua một thời-kỳ không được tốt đẹp như ngày nay.

Những đức-tính[7] ở tâm-can còn quan-trọng hơn những đức-tính ở não-tủy[8]. Người ta mà thu-thập được là nhờ sự gia-đình giáo-dục và nhờ sự từng-trải ở đời vậy.

Như thế thì ta phải nên vâng lời những người sinh ra ta, và ta phải tôn-kính những người nhiều tuổi hơn ta.

Một người con trai hay là một người thiếu-niên tưởng mình thông-minh, thông-thái hơn những người nhiều tuổi, mà không theo cái luật ấy, thì đáng khinh, đáng chê lắm vậy.

Những sự tiến-bộ mà ta được hưởng bắt ta phải có những bổn-phận sau này: bổn phận phải biết ơn những người mang sự tiến-bộ ấy lại cho ta, hay là làm cho sự tiến-bộ ấy có thể thực-hành được; bổn-phận lợi-dụng những sự tiến-bộ, như theo luật luân-lý bắt buộc. Chúng ta
hái những cái quả của cái luật luân-lý ấy ở chốn gia-đình, ở miệng các cụ già và ở như cái gương của tổ-tiên ta và của những người nhân-đức còn lưu-truyền lại đến ngày nay.

Sau hết, những bạn thiếu-niên nên dựa vào những nhà cựu-học mà học lấy những đạo lý cổ và những bài học về sự từng-trải, và lại nên dựa vào người Pháp, xưa nay vẫn trung-thành với cái chính-sách[9] của mình là muốn giúp-đỡ những dân-tộc dưới quyền mình cai-trị có thể thực-hành cuộc sinh-hoạt một cách rất là hoàn-hảo vậy.

Une Pagode à Luang Prabang.
Một cái chùa xứ Lào.



Chú thích

  1. Nước chư-hầu = nước nhỏ chịu tùng-phục nước lớn và cứ hàng năm phải mang đồ quí sang cống-tiến.
  2. Vĩ-đại = to tát, to lớn.
  3. Dẫn thủy nhập điền = dẫn nước vào ruộng.
  4. Tăng-tiến = làm thêm hơn lên.
  5. Giữ bí-mật: giữ kín lấy một mình không cho người khác biết.
  6. Thu-thập: lấy được.
  7. Đức-tính: tính nết tốt.
  8. Não-tủy: óc người ta.
  9. Cái chính sách: cái phép trị nước.