Đây thôn Vĩ Dạ
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?[2]
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên,
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền[3]
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp[4] lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà?
Chú thích
- ▲ Có bản viết Vỹ Dạ
- ▲ Thôn Vĩ tức thôn Vĩ Dạ. Từ gốc là Vĩ Dã (vĩ lau, dã cánh đồng) nằm ở ngoại vi thành phố Huế, bên bờ sông Hương. Nơi đây có nhiều vườn tược rất xinh xắn, nên thơ, là nơi cư ngụ của nhiều vương hầu, quý tộc, danh sĩ thời trước.
- ▲ Mặt chữ điền mặt vuông như chữ điền, một kiểu khuôn mặt phúc hậu theo quan niệm tướng mạo thời xưa. Câu thơ vừa có vẻ đẹp tạo hình đơn thuần, vừa giàu tính tượng trưng (trúc biểu hiện cho vẻ thanh cao, mặt chữ điền biểu hiện cho sự trung hậu. Có nhiều cách giải thích khác, cách giải thích này trích từ sách Ngữ văn 11 tập 2 (nâng cao), Nxb Giáo dục, 2007, tr. 46-47).
- ▲ Bắp ngô
Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì thời hạn bảo hộ bản quyền của nó đã hết ở Việt Nam. Nếu là tác phẩm khuyết danh, nó đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1960. Đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1974. (Theo Điều 27, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009 bắt đầu có hiệu lực từ năm 2010 và điều khoản kéo dài bản quyền đối với tác phẩm khuyết danh từ 50 thành 75 năm nhưng không hồi tố)
Ngoài ra, một tác phẩm của Việt Nam thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam theo quy định này cũng thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ chỉ nếu nó thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 12 năm 1998, tức là: tác phẩm khuyết danh đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1948; đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1948 và tác phẩm chưa bao giờ được xuất bản tại Hoa Kỳ trước ngày 23 tháng 12 năm 1998. (Theo Tuyên cáo 7161 của Tổng thống Bill Clinton áp dụng Đạo luật Thỏa thuận Vòng đàm phán Uruguay (URAA) đối với các tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên tại Việt Nam)