CHƯƠNG THỨ SÁU


Về những cách vận-tải


Một nước ruộng đất sinh-sản rất nhiều hoa-lợi, lại có những rừng lắm gỗ quí, dưới đất thì nhiều mỏ than, mỏ sắt, mỏ thiếc, mỏ kẽm... thế nhưng không có đường xá giao-thông, không có những cách vận-tải thuận tiện thì những sản-vật kia, cũng là vô-ích vậy. Người trong nước nhờ về những sản-vật đó mà sinh-tồn, nhưng dùng không hết, còn dư ra chút nào thì không thể đem đi nơi xa mà bán được.

Giả sử đem hàng đi bán ở ngoài cõi, mà khiêng vác trên lưng người ta, hay là trở bằng lừa ngựa thì sự phí tổn về việc vận-tải nhiều lắm. Vả muốn đem hàng ở ngoại-quốc vào nước nhà thì cũng mất nhiều tiền vận-tải. Cuộc vận-tải khó khăn, sở tốn nhiều thì tất là hàng bán rất đắt đỏ.

Thế là công lao nhiều, mà sự kết-quả thì rất ít, thành ra người ta không muốn lao-động nhiều, đành chịu kham khổ để khỏi mất nhiều công-phu.

Vậy nước nào có nhiều đường xá giao thông, cách vận-tải lại tinh xảo thì việc vận-tải không phí-tổn lắm. Các nhà xuất-sản trong nước, thức gì mà không tiêu-thụ hết, còn thừa ra bao nhiêu, chỉ việc đem ra thương-cảng ở bản-hạt để bán đi. Nhờ về cách vận-tải dễ dàng mà bán hàng được hời giá, mua thức gì để dùng cũng được dẻ tiền. Như vậy ai mà chẳng hởi dạ, cố sức lao-động để xuất sản được nhiều hơn sự nhu-yếu của mình. Người nào cũng muốn xuất-sản được nhiều như thế là để có thể mua được đủ các thứ vật-liệu có ích, hay là những thứ hàng xa-xỉ mà ở hạt nhà không có bán. Như là dân miền hạ-du xứ Bắc-kỳ, ở suốt các dọc sông, mỗi năm được hai vụ thóc, ăn không hết, thì đem bán cái phần thóc dư đi ngoại quốc. Ngoại-quốc giả tiền thóc gạo mua ở bản-xứ bằng các thứ: vải, dầu-hỏa, các món khí-cụ bằng thép và bằng sắt, đanh ốc, đanh thường, các thứ máy hơi; ô-tô, se-đạp; máy khâu, đồng hồ; sữa hộp; bột mì và bột lúa mạch.

Vậy thì cái vấn-đề vận-tải rất là quan trọng.

Xưa kia ở xứ Bắc-kỳ thì cuộc vận-tải chỉ nhờ về các đường sông. Tại miền hạ-du, nhờ về nước thủy-triều, cho nên cuộc vận-tải bằng các đường sông là tiện-lợi lắm; vả có rất nhiều những con sông tạo-hóa cùng là những con sông đào. Còn như cuộc vận-tải về các hạt thượng-du, là các miền núi, nước sông chảy siết lắm, ở lòng sông lại có nhiều tảng đá nổi lên mặt nước, thành ra những con thác dữ dội; khi mùa đông thì nước cạn, khiến cho cuộc vận-tải, nhất là khi ngược nước thì rất chậm trạp và rất phí-tổn, mà khi xuôi thì lại rất là hiểm-trở. Bởi thế, xưa kia miền đồng-bằng đối với miền thượng-du thì cuộc thông-thương hiếm hoi lắm. Vả ngay ở miền hạ-du, cách vận-tải bằng các đường sông cũng rất chậm trễ. Ngày xưa tàu thủy chạy con đường Hanoi-Hai-phòng mỗi chuyến những 30 giờ, thường khi lại mất nhiều thì giờ hơn nữa.

Cầu sắt ở Viétri, trên sông Thanh-giang để cho xe-lửa và hành-khách đi lại.

Nhà-nước Đại-pháp bèn đặt ra đường xe-lửa. Có hai đường sắt chính, gặp nhau ở Hanoi, đi suốt cõi Bắc-kỳ theo hình chữ thập. Ngày nay đi đường Hanoi-Hải-phòng chỉ trong ba giờ đồng-hồ mà thôi, chứ không mất những ba mươi giờ đồng-hồ như trước nữa.

Ở Bắc-kỳ — Đường Hanoï đi Vĩnh-yên.

Còn đường Hanoi-Lạng-son thì mỗi chuyến là 5 giờ, chứ không như xưa, mất hàng bảy tám ngày, mà cách


Một nơi ở cõi Trung-du mà xưa kia cách giao-thông rất khó khăn và rất nguy hiểm.
Con đường Thái-nguyên đi chợ Chu.

vận-tải lại rất khó-khăn, rất phí-tổn và rất nguy-hiểm nữa. Từ Hanoi đi Lao-kay thì 9 giờ đồng hồ, chứ không mất ba tuần lễ như cách đi thuyền vậy.

Xứ nào mà có xe-lửa đi qua thì dần dần khai phá hết những rừng rậm và những đồng cỏ hoang, làm cho đồng điền ngày càng nhiều ra, dân-cư ngày càng đông đúc, người nhà-quê đi một nửa giờ đã tới chợ, mua bán xong, đến trưa lại giở về nhà được. Xưa kia đi chợ thì phải đi những con đường ruộng, rất là khó khăn, trên vai thì gánh nặng, thường đi ròng rã năm giờ đồng hồ, mệt nhọc dường bao!

Những công việc mở rộng cầu sắt Doumer ở Hanoï.

Nay nhờ có xe-lửa, người Bắc-kỳ có thể đi buôn bán tại những xứ Thổ Mán, và mạn Vân-nam cùng là miền bắc Trung-kỳ.

Qua sông thì xe-lửa đi trên những cái cầu rất lớn, như là cầu sắt Hanoi dài tới 1700 thước, dù nước sông Nhị-hà lên to đến đâu, cũng không trở ngại gì. Ở sông Thái-bình, gần tỉnh-lỵ Hải-dương, và tại Vật-trì cũng đều có cầu sắt bắc qua sông, cùng là biết bao nhiêu nơi khác có cầu nữa; hành-khách và xe-ngựa đều đi trên những cầu này để qua sông. Đường xe-lửa Vân-nam thì nhiều nơi xe-lửa đi qua những cái toại-đạo, là những con đường đi xuyên qua núi.

Đường-sá. — Trước khi Đại-pháp lập nền bảo-hộ thì ở bản-xứ, những khi tốt-giời mới có thể đi xe được ở trên các đường đê hoặc là ở những con đường đất mà thôi: vả những con đường đủ rộng cho xe đi này cũng rất hiếm. Khi xưa ta chỉ có một cách vận-tải, là khiêng vác; hàng hóa thì gánh, còn người thì đi cáng hay đi võng, ngoài những đường đê thì chỉ có những con đường ruộng rất nhỏ hẹp, thường trơn lầy, quanh-co khuất khúc.

Kỳ thủy người Quí-quốc tưởng là người bản-xứ vốn ưa những cách vận-tải hủ lậu cổ-thời ấy, nghĩ bụng rằng người Nam ta ưa đi chân không, giả sử làm đường đá thì đau chân. Vì thế khi bấy giờ chỉ làm một ít đường đi mà thôi: một vài con đường có lát đá, rộng hơn những con đường ruộng đôi chút để cho quân lính đi cho tiện.

Đến ngày làm ra những con đường rộng thứ nhất, có lát đá thì có người nói rằng: đường làm như thế, chỉ cốt để cho những người tây giầu có, đi ô-tô mà thôi. Sau người bản-xứ đều hiểu rằng những công việc làm đường ích lợi là thế nào, từ đó xe tay ngày càng nhiều mãi ra, rồi lại dùng đến xe bò, xe ngựa. Một cái xe bò ba người vừa kéo vừa đẩy thì trở được bằng sức mười người. Chính-phủ bảo-hộ nghiệm ngay ra rằng công-việc làm đường là có ích cho dân bản-xứ. Từ đó giở đi công việc làm đường bành-trướng mãi ra. Việc làm đường, sở tốn rất nhiều, vì phải đắp mặt đất cho cao và phải làm biết bao nhiêu cái cầu nhỏ, cùng là tải đá cứng ở nơi xa đến, đập nhỏ ra mà lát đường. Thắm thoát trong mười lăm năm trời mà làm xong được lắm đường rất đẹp, lát đá phẳng lì. Trong mươi năm nữa thì các chợ lớn trong nước đều có những con đường rộng rãi để cho người ta đi lại mua bán một cách thực dễ dàng. Ngày nay đã có nhiều người bản-xứ dùng ô-tô. Người nghèo cũng có cái thú được đi ô-tô, vì có những ô-tô thuê để trở hành-khách. Xưa kia, người An-nam không hay đi ra khỏi làng nhà. Những người buôn bán thì chỉ đi đến những chợ ở làng bên láng giềng mà thôi. Ngày nay thì người nhà-quê ta, trong một ngày mà có thể đi buôn bán ở những hạt thực xa, bán xong, đến tối lại trở về nhà, chẳng lo nỗi trộm cướp. Nay nhờ có xe-lửa, ô-tô, người ta có thể đi một ngày từ Hanoi tới Huế. Dần dần thì các hạt thượng-du nhờ về những con đường tốt đẹp, được gần gụi miền hạ-du. Nay đã có đường đi lên Cao-bằng, Bắc-kạn rất dễ dàng; chẳng bao lâu lại có đường thông suốt tới Hà-giang. Người Bắc-kỳ đi buôn-bán, có thể đem hàng lên bán ở các chợ thuộc về những hạt xa chốn quê nhà ấy, mà cách đi thì rất chóng, không mệt nhọc gì, lộ-phí cũng chẳng là bao, buôn bán ở những hạt này thực là phát tài. Những người nghèo thì có thể đi làm ở các mỏ, đều được cao công. Những người ưa cuộc khai-hoang thì có cơ tậu được những đất rất tốt để khai-phá thành ruộng mà chẳng phí tổn là bao đồng tiền.

Đường xá thì có ích là như thế.

Những sông đào. — Xưa nay ta chỉ biết lợi dụng những con sông thiên-tạo. Về miền cao-nguyên, ở hạt thượng-du, thì nước sông chảy xiết lại nông lòng, đá mọc ngổn ngang ở giữa dòng nước. Như là đi qua hạt Tuyên-quang, ngược lên thì chỉ có những thuyền nhỏ mới có thể đi trên con sông Thanh-giang được mà thôi. Ở miền hạ-du, bốn người có thể trở được cái thuyền tải những 50 tấn. Từ Đáp-cầu lên Thái-nguyên thì phải bốn người mới đủ sức để trở được cái thuyền nhỏ mà chỉ tải được tới 10 tấn là cùng; vậy năm cái thuyền, thì phải những 20 người. Từ Tuyên-quang mà đi ngược con sông Thanh-giang lên tới Hà-giang thì phải dùng những cái thuyền nho nhỏ, mỗi thuyền trở được một tấn là cùng, thế mà cũng phải bốn người mới trở được một cái thuyền, chẳng khác gì những thuyền lớn vậy. Giả sử một chuyến thuyền tải 50 chiếc thì phải có hai trăm người mới đủ sức để trở thuyền được. Thế là ở hạ-du chỉ phải bốn người để vận-tải 50 tấn hàng thì ở thượng-du cũng bấy nhiêu hàng phải dùng những 200 thủy-thủ. Vậy thì buôn bán sao được? Ở miền trung-châu, dân-cư đông đúc, việc tuyển mộ nhân-công, vì thế mà rất dễ dàng; còn như ở thượng-du thì dân-cư rất hiếm, cho nên không có đủ nhân-công để vận-tải được nhiều hàng hóa.

Chính-phủ bảo-hộ sở dĩ đào ra những con sông là vừa dùng về việc giẫn-thủy nhập điền lại vừa dùng về việc vận-tải nữa.

Hiện nay đương có cuộc đào một con sông từ Thái-nguyên (do sông-Cầu) đến sông Thương gần hạt Bắc-giang. Con sông này thì những thuyền tải 300 tấn có thể đi lại được. Suốt dọc bờ sông lại có con đường để dùng trâu bò kéo thuyền được. Nhờ về con sông này thì có thể trở than cùng là quặng sắt ở Thái-nguyên về miền hạ-du. Xưa nay không có thuyền tải những thức ấy, vì không đủ nhân-công. Khi nào cuộc đào sông mà hoàn-thành rồi thì mỏ Phan-mễ có thể xuất-sản hằng năm tới 30 vạn tấn, chứ không như bây giờ chỉ được có 3 vạn tấn mà thôi. Lại có cuộc khai khẩn các mỏ sắt ở hạt Thái-nguyên nữa. Cuộc khai mỏ chắc sẽ dùng tới mấy mười nghìn phu nữa, mà dùng toàn những hạng phu cao công. Vậy hạt Thái-nguyên và Yên-thế sẽ được phong túc dường bao mà tiệt hẳn những quân trộm cướp.

Hiện nay tại hạt Thanh-hóa cũng đương có cuộc đào sông như nói trên này.

Cầu quay ở Sông Cầu — Về đường xe-lửa Hanoï-Lạng-sơn.