Wikisource:Câu thường hỏi

Trợ giúp:Nội dung Câu thường hỏi
Bạn muốn biết về Wikisource không? Ở dưới có vài câu thường hỏi cùng các câu trả lời về những điều cơ bản của dự án này. Nếu đây là lần đầu bạn đến với Wikisource, xin mời đọc trang chào mừng người mới đến trước tiên.


Về soạn thảo

sửa

Làm sao để tạo được một trang mới?

sửa
Xem Trợ giúp:Thêm văn kiện

Làm sao để tải hình ảnh lên?

sửa
Xem Trợ giúp:Thêm hình ảnh. Lưu ý rằng Wikisource không cho phép tải hình, và tất cả mọi hình ảnh cần được tải lên Wikimedia Commons.

Di chuyển/đổi tên/tạo liên kết chuyển nối trang

sửa
Xem Trợ giúp:Di chuyển trangWikisource:Trang đổi hướng. Nếu bạn đã đăng nhập, bạn có thể sử dụng nút Di chuyển. Nếu không, vào trang Wikisource:Yêu cầu di chuyển trang để xin thành viên đã đăng nhập làm cho bạn.

Về Wikisource

sửa

Tại sao khẩu hiệu của Wikisource tiếng Việt là Văn thư lưu trữ mở chứ không phải Thư viện miễn phí hay Thư viện tự do từ tiếng Anh The free library?

sửa

Khẩu hiệu của Wikisource bắt nguồn từ khẩu hiệu Wikipedia là The free encyclopedia (Bách khoa toàn thư mở). Trong tiếng Anh, free có nghĩa là miễn phítự do. Tuy nhiên, nghĩa mà các nhà sáng lập Wikipedia muốn dùng là nghĩa tự do chứ không phải miễn phí. Tự do có nghĩa là các thành viên có quyền tự tiện sửa đổi bất cứ bài nào. Trong một cuộc biểu quyết, chúng tôi đã đồng ý dùng từ mở thay vì tự dotự do có thể gây ra hiểu lầm.

Wikisource tiếng Việt tự miêu tả là một "văn thư lưu trữ" thay vì "thư viện", tại vì Wikibooks thực sự cũng là một thư viện (chứa đựng sách giáo khoa). Tại vì mục đích chính của dự án Wikisource nói chung là để cung cấp những văn kiện quan trọng hay nổi tiếng, dự án này giống một văn thư lưu trữ.

Tại sao tên của người đưa lên lại không có ở mỗi trang văn kiện, rõ ràng ngay dưới tựa đề?

sửa

Các trang văn kiện trong Wikisource, trình bày kiến thức của nhân loại, đều có thể thuộc bản quyền của rất nhiều tác giả. Để biết ai đã đóng góp, bạn có thể nhấn vào lịch sử của trang. Ví dụ, để biết những ai dịch văn kiện Nam quốc sơn hà, nhấn Lịch sử của bài thơ Nam quốc sơn hà. Người đưa lên bài thơ này là Nguyễn Xuân Minh (Mxn); có thể so sánh sửa đổi giữa các phiên bản do từng tác giả đóng góp. Để biết Minh là ai, nhấn vào liên kết mang tên thành viên này. Để biết thành viên này đã đóng góp như thế nào trong Wikisource tiếng Việt, nhấn vào nút "Đóng góp của người này".

Đối với các trang văn kiện được lấy lại từ nguồn bên ngoài, đã thông qua sự đồng ý của tác giả, đã có lúc chúng được xếp vào thể loại chứa các văn kiện từ cùng một nguồn. Điều này không chỉ có tác dụng tra cứu các văn kiện từ cùng một nguồn mà còn thể hiện sự ghi công rõ ràng của Wikisource với nguồn ban đầu. Tuy nhiên, việc làm này vấp phải một sự phản đối rất lớn của cộng đồng với các lý do như: không cần ghi công như thế, sợ gian lận trong ghi công. Hiện nay, dòng ghi công vẫn được ghi rõ ràng, trong trang văn kiện, trong mục tham khảo, dù vẫn còn một số e ngại về gian lận ghi công.

Tại sao lối hành văn ở một số đoạn đầu trang có vẻ lỗi thời?

sửa

Vì những người đóng góp trong Wikisource tiếng Việt đến từ mọi nơi trên thế giới, không chỉ Việt Nam, một số người sinh sống ở nước ngoài không có cơ hội tiếp cận với tiếng Việt hiện đại, không sử dụng tiếng Việt tại Việt Nam. Nếu bạn cảm thấy lối hành văn của một trang văn kiện nào đó làm nhiều độc giả khó hiểu, xin sửa đổi để hoàn chỉnh văn thư lưu trữ này. Tuy nhiên, xin tôn trọng cách hành văn của những tác giả trước nếu vẫn có thể hiểu được.

Còn nhiều trang sơ sài? Chưa có ích gì?

sửa

Wikisource là dự án văn thư lưu giữ được xây dựng tự nguyện bởi chính người đọc, với mục đích là nơi để mọi người tự do "cho" và "nhận" kiến thức. Tại giai đoạn này, hãy còn ít người "cho" nên bạn có thể "nhận" được ít. Những người xây dựng dự án này hy vọng kiến thức tích lũy được ở đây sẽ ngày càng hữu ích cho nhiều người hơn. Nhưng đường đến lúc đó còn dài hay ngắn phụ thuộc hoàn toàn vào cộng đồng. Cách tốt nhất để làm tăng chất lượng văn thư lưu trữ mở này là tham gia tích cực cùng cộng đồng xây dựng nó. Hãy "cho" hôm nay, để "nhận" ngày mai!

Về quy định

sửa

Nếu ai đó vi phạm bản quyền thì sao?

sửa

Wikisource chỉ thu thập các văn kiện thuộc phạm vi công cộng hoặc được phát hành theo một giấy phép tự do. Nếu phát hiện một văn kiện vi phạm bản quyền, văn kiện đó sẽ bị tẩy trống và gắn thẻ {{vpbq}} và được đưa ra thảo luận tại trang Wikisource:Có thể vi phạm bản quyền. Các tác phẩm rõ ràng vi phạm bản quyền có thể sẽ bị xóa nhanh theo tiêu chí xóa nhanh C6. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Wikimedia Foundation, những trang này sẽ bị xóa trừ khi có lý do mạnh mẽ cần giữ chúng lại trong vòng tối thiểu hai tuần. Nếu có nghi ngờ chính đáng, chúng sẽ bị xóa.

Tại sao văn kiện tôi đưa lên lại bị xoá?

sửa

Một số lý do hay gặp:

  • Có thể là trang bạn đưa lên không tuân thủ theo quyền tác giả (xem câu hỏi bên trên).
  • Cũng có thể trang chưa đủ tiêu chuẩn đưa vào.
  • Cũng có thể tên trang sai chính tả, hay không theo quy ước về cách đặt tên bài. Nội dung trang bạn viết có thể đã được đưa sang trang khác có tên hợp lệ.
  • Cũng có thể là văn kiện của bạn đã bị đưa ra biểu quyết xóa tại trang đề nghị xóa.

Xem thêm Wikisource:Quy định xóa.

Tại sao Wikisource không cho phép tải hình ảnh mà phải tải lên Wikimedia Commons?

sửa

Quy định về bản quyền của Wikisource chỉ chấp nhận các nội dung tự do, không cho phép sử dụng hợp lý, do đó mọi hình ảnh sử dụng ở Wikisource cần phải được tự do. Wikimedia Commons là kho tư liệu về hình ảnh, âm thanh... tự do mà mọi dự án của Wikimedia Foundation đều có thể sử dụng, nên nếu muốn tải hình tự do thì tốt nhất là tải lên Commons.

Về độ ổn định

sửa

Một trang văn kiện, nếu người khác được sửa có khi ngược lại ý người soạn thì sao?

sửa

Điều quan trọng nhất đối với dự án Wikisource là phải tái sản xuất văn kiện chính xác như bản gốc. (Có thể sử dụng công cụ cước chú để ghi chú các lỗi chính tả đáng kể.) Về hình thức, các thành viên được khuyến khích tuân theo Cẩm nang về văn phong.

Những người cố ý phá hoại (như tôi vừa làm) thì công của các bạn kể như đổ sông đổ biển?

sửa

Mọi phiên bản của trang văn kiện đều được giữ trong lịch sử và có thể được nhanh chóng hồi phục khi sửa đổi "phá hoại" được phát hiện bởi công cụ "Thay đổi gần đây". Không phải mọi sửa đổi có vẻ "phá hoại" đều không có ích cho cộng đồng, đôi khi chúng có đóng góp nhất định. Những phiên bản bị phá hoại hay chưa hoàn thiện đủ mức có xu hướng tồn tại ngắn ngủi.

Về chất lượng

sửa

Tôi rất muốn tham gia, nhưng ngần ngại vì thấy cần một "ban chuyên gia" thay cho ý kiến số đông

sửa

Wikisource không phải là nơi thử nghiệm mô hình dân chủ. Mời bạn đọc Wikisource:Những gì không phải là Wikisource. Các thảo luận là cơ hội để những người có chuyên môn tìm kiếm đồng thuận của cộng đồng trong một trang văn kiện. Hiện tại "ban chuyên gia" có lẽ không cần thiết, vì giá trị của ý kiến từng thành viên chỉ phụ thuộc vào khả năng kiểm chứng và độ thuyết phục của ý kiến đó, không phụ thuộc vào ai phát biểu ý kiến đó. Xin mời bạn đăng những gì bạn cho là có ích cho cộng đồng lên đây với chú thích nguồn tham khảo để mọi người và các chuyên gia trong ngành kiểm chứng, sửa chữa, bổ sung.

Liệu tôi có đủ trình độ để soạn những trang có tính cách lưu trữ?

sửa

Mọi người đều có sở trường, sở thích, những hiểu biết sâu, độc đáo về những đề tài nhất định mà có thể trình bày ra ở đây cho nhiều người cùng hiểu. Bạn luôn có thể chia sẻ ý kiến trong thảo luận. Còn để sửa trang tốt hơn, bạn có thể đọc thêm hướng dẫn sửa đổi bài, Wikisource:Cẩm nang về văn phong, Wikisource:Viết trang mới. Bạn cũng có thể tìm thêm nguồn tham khảo cho trang văn kiện để tăng chất lượng trang. Nếu có khả năng về sửa hình ảnh, bạn có thể giúp Việt hóa các hình ảnh chứa ngoại ngữ: tải về hình chứa ngoại ngữ, sửa hình đó với bản dịch tiếng Việt (luôn có thể hợp tác với ai đó khi dịch), rồi truyền hình lên cùng tên. Hoặc đơn giản, bạn có thể sửa chính tả các văn kiện. Và dĩ nhiên còn nhiều việc nữa bạn có thể làm được để cải thiện văn thư lưu trữ này theo ý thích của bạn.

Xem thêm

sửa