Vần thông.— Vần thông là những tiếng tuy không đồng một âm như các vần chính, nhưng cùng một giọng phát âm có thể hiệp vận với nhau được. Ta làm thơ thường hay lạc vận là vì không hiểu rõ cái luật của vần thông. Vậy nên phải định rõ luật ấy.

Khi một âm phát ra là do sự vận-động của môi và lưỡi. Hai âm theo một sự vận-động ấy gần như nhau, tất là hơi tương-tự nhau, như a với ơ đều cùng một sự vận-động của môi và lưỡi, thì a có thể thông với ơ; ơ với ư cũng đồng một sự vận-động của môi và lưỡi, thì ơ có thể thông với ư. Nhân cái luật ấy mà định những âm có thể hiệp thành vận như sau này:

a, ơ thông được với nhau.
ơ, ư d• —
e, ê, i d• —
o, ô, u d• —

Đem thực-hành luật ấy, thì thấy rất đúng với các vần thông của những thi-nhân đã dùng từ xưa. Sau này lấy những vần thông trong truyện Kiều, trong Cung-oán và các truyện khác, đem trích ra để làm mẫu.

1. Vần thông của vần bằng.— a) Những vần thông có chữ nguyên-âm đứng ở cuối tiếng.

a thông với ơ:

Thâm khuê vắng ngắt như tờ,
Cửa châu gió lọt, rèm ngà sương gieo. (Cung-oán)
Mơ-hồ ngỡ tiếng xe ra,
Đốt phong hương hả mà áo tàn.

ơ thông với ư

Diện tiền trình với tiểu-thư,
Thoạt trông dường có ngẩn-ngơ chút tình (Kiều)
Rành rành kẽ tóc chân ,
Mấy lời nghe hết đã tỏ tường. (id)

e, ê, i thông với nhau:

Thấy lời đoan chính dễ nghe,
Chàng càng thêm nể thêm mười phân.(id)
Tái sinh chưa dứt hương thề,
Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai(id)

Sáu đời Hùng vận vừa suy,
Vũ-ninh có giặc mới đi cầu tài (Quốc-sử-ca)

o, ô, u thông với nhau:

Lầm-dầm khấn vái nhỏ to,
Sụp ngồi đặt cỏ trước mồ bước ra.(Kiều)
Nghĩ đi nghĩ lại quanh co,
Phật tiền sẵn có mọi đồ kim ngân.(id)
Nghề chơi cũng lắm công phu,
Làng chơi ta phải biết cho đủ điều.(id)
Chạnh niềm nhớ cảnh giang-hồ,
Một niềm quan tải mấy mùa gió trăng.(id)

ai thông với ay:

Vĩ lô sàn-sạt hơi may,
Một trời thu để riêng ai một mình.(id)

ai, oi, ôi, ơi, ươi, ui thông với nhau:

ai, oi Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
Ngày xuân con én đưa thoi.
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. (id)
ai, ôi Lòng thơ lai-láng bồi hồi,
Gốc cây lại vạch một bài cổ thi. (id)
ai, ơi Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa (id)
ai, ươi Hương trời sá động trần ai,
Dẫu vàng nghìn lạng dễ cười một khi. (Cung-oán)
ai, ui Thú quê thuần hức bén mùi,
Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô (Kiều)
oi, ôi Vầng trăng ai xẻ làm đôi.
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường. (id)
oi, ơi Vội-vàng kẻ giữ người coi,
Nhỏ to nàng lại tìm lời khuyên can. (Kiều)
ôi, ui Nỗi riêng lớp lớp sóng giồi,
Nghĩ đòi cơn lại sụt sùi đòi cơn. (id)
ơi, ui Thông minh vốn sẵn tư trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm. (id)
ươi, ui Nụ hoa chưa mỉm miệng cười,
Gẫm nàng Ban đã nhạt mùi phù-dung.
(Cung-oán)

ao thông với au:

Người lên ngựa, kẻ chia bào,
Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san. (Kiều)

ao, eo, êu, iêu, iu, ưu thông với nhau:

ao, êu Nàng thì vội trở buồng thêu,
Sinh thì dạo gót sân đào vội ra. (id)
ao, iêu Ngàn vàng thân ấy dễ hòng bỏ sao,
Dỗ dành khuyên giải trăm chiều. (id)
ao, iu Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ-phơ gió hắt-hiu.
(Thơ ông Nguyễn Khuyến)
ao, ưu Cái hoa đã trót gieo cành biết sao?
Miếng cao lương phong lưu nhưng lợm
Mùi hoắc lê thanh đạm mà ngon.
(Cung-oán)
eo, iêu Dưới dòng nước chảy trong veo,
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
(Kiều)
êu, yêu Nước non cách mấy buồng thêu,
Những là trộm nhớ thầm yêu chóc mòng. (id)
iu, iêu Tựa ngồi bên triện một mình thiu thiu,
Thoắt trông thấy một tiểu kiều. (Kiều)
ưu, iêu Man dân ở chốn thượng lưu,
Lấy nghề chài lưới làm điều trị sinh.
(Quốc-sử ca)

b) Những vần thông có chữ phụ-âm đứng ở cuối tiếng:

am thông với ơm:

Chày sương chưa nện cầu Lam,
Sợ lần-khân quá ra sờm-sỡ chăng. (Kiều)

ăm thông với âm:

Lệ rơi thấm đá, tơ chia rủ tằm,
Trời hôm mây kéo tối rầm. (Kiều)

êm thông với im:

Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề (id)

an thông với ơn:

Suy trong tình trạng nguyên-đơn,
Bề nào thì cũng chưa an bề nào. (id)

ăn thông với ânuân:

So lần dây vũ dây văn,
Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương. (id)
Vẫn nghe thơm nức hương lân,
Một nền Đồng-tước khóa xuân hai kiều. (id)

en, in, iên, uyên thông với nhau:

Phẩm tiên rơi đến tay hèn,
Hoài công nắng giữ mưa gìn với ai. (id)
Sánh vai về chốn thư hiên,
Góp lời phong nguyệt nặng nguyền non sông. (id)

Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa. (Kiều)

on, ôn, uôn thông với nhau:

Bóng tà như giục cơn buồn,
Khách đà lên ngựa, người còn ghé theo. (id)
Bạc-bà học với Tú-bà đồng môn,
Thấy nàng mặn phấn tươi son,
Mừng thầm được buổi bán buôn có lời. (id)

on thông với un:

Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun.
Sương như búa, bổ mòn gốc liễu,
Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô. (Chinh phụ)

ang thông với ương (không thông được với uônga không thông được với ô):

Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân. (Kiều)

ăng, âng, ưng thông với nhau:

Hiên sau treo sẵn cầm trăng,
Vội-vàng sinh đã tay nâng ngang mày. (id)
Chim hôm thoi-thót về rừng,
Đóa trà-my đã ngậm trăng nửa vành. (id)

ong, ông, ung thông với nhau:

Qua chơi thấy tiếng nàng Kiều,
Tấm lòng nhi-nữ cũng xiêu anh-hùng.
Thiếp-danh đưa đến lầu hồng,
Hai bên cũng liếc, hai lòng cũng ưa. (id)

uông thông với ương:

Xuyến vàng đôi chiếc, khăn là một vuông.
Bậc mây dón bước ngọn tường,
Phải người hôm nọ rõ-ràng chăng nhe. (id)

anh, ênh, inh thông với nhau:

Nao-nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang (Kiều)
Rằng sao trong tiết thanh-minh,
Mà đây hương khói vắng tanh thế mà. (id)
Lênh-đênh đâu nữa cũng là lênh-đênh,
Chỉn e quê khách một mình... (id)

2. Vần thông của vần trắc.— Những vần thông của vần trắc cũng theo một nguyên-tắc như những vần thông của vần bằng. Sau này trích mấy câu ở trong Cung-oán ra để làm mẫu:

a) Những vần thông có chữ nguyên-âm đứng ở cuối tiếng:

é, ị Hoa xuân nọ còn phong nộn nhị,
Nguyệt thu kia chưa hàn quang.
ổ, ũ Hình mộc-thạch vàng kim ố cổ,
Sắc cầm-ngư ủ ê phong.
ọ, ủa Nào lúc dựa lầu Tần hôm nọ,
Cành liễu mành, bẻ thủa đang tơ.
ĩa, uệ Lấy gió mát trăng thanh kết nghĩa,
Mượn hoa đàm đuốc tuệ làm duyên.
ao, iễu Ngọn tâm-hỏa đốt rau nét liễu,
Giọt hồng-băng thấm ráo làn son.
ói, ủi Duyên đã may cớ sao lại rủi,
Nghĩ nguồn-cơn dở-dói sao đang

b) Những vần thông có chữ phụ-âm đứng ở cuối tiếng:

ác, ước Tài sắc đã vang-lừng trong nước,
Bướm ong càng xao-xác ngoài hiên
ấc, ực Trên chín bệ, mặt trời gang tấc,
Chữ xuân riêng sớm chực trưa chầu.
ạm, ợm Miếng cao-lương phong-lưu nhưng lợm
Mùi hoắc-lê thanh-đạm mà ngon.
ặn, ẩn Chìm đáy nước, cá lừ-đừ lặn,
Lửng da trời, nhạn ngẩn-ngơ sa.
óng, úng Áng đào-kiểm đâm bông não chúng,
Khóe thu-ba, dợn sóng khuynh-thành.
ật, ắt Kia điểu thú là loài vạn vật,
Dẫu vô tri cũng bắt đèo-bòng.
ật, ứt Thà mượn thú tiêu-dao cửa Phật,
Mối thất tình quyết dứt cho xong.
út, uốt Vẻ vưu-vật trăm chiều chải chuốt,
Lòng quân-vương chi-chút trên tay.