Tuyết hồng lệ sử/Tựa
I
« Khi trước Tần Thạch-Si đã bảo tôi chép quyển Ngọc-lê-hồn, thuật qua chuyện của Mộng-Hà, khi tôi làm xong quyển Ngọc-lê-hồn, đột-nhiên có người bạn là Hoàng-quân đáp rằng: « Thế này mới biết nên thảm-đạm cho loài tình lắm, ngờ đâu những bực chung tình, lại chính là bực chí-sĩ. Hôm nọ cái trận chính-cách ở tỉnh Mỗ, những bọn thanh-niên tráng-sĩ nước Trung-Hoa đem thân đền ơn nước ở chốn sa tràng nhiều lắm, tôi nhân khi đó du lịch có qua một cánh đồng vắng, thấy một người con trai độ 30 tuổi, nằm sóng sượt vẫy tay gọi tôi đến gần, tôi vội vàng chạy lại hỏi rằng: « Nghe tiếng thấy hình như người Ngô, có phải không? Có muốn dặn câu gì, xin cứ nói. » Nhìn gần thì thấy đạn bắn suốt đùi máu chẩy lai-láng thổn-thển bảo tôi rằng: « tôi bây giờ trên giời dưới bể, núi bắc sông nam, vì quyết chí việc nước để đền lòng người tri-kỷ không dám tiếc gì đời, may được gập ông đây, xin ông móc túi áo tôi lấy quyển nhật-ký này để truyền bá cho người thứ hai được biết, thì tôi cảm tạ lắm. » Nói xong thì tắt nghỉ. »
« Hoàng-quân với tôi là bạn thân, nên mới được quyển nhật-ký này.
Trộm nghĩ người khôn thì ít người dại thì nhiều, Mộng-Hà đã không phải là người đa-tình, mà cũng không phải là người vô-tình. xưa nay những tiểu-thuyết ngôn-tình cũng đã nhiều, quyển Ngọc-lê-hồn đã ra đời thì tập nhật-ký này cũng nên sửa soạn mà ấn-hành
« Mộng-Hà có phải là người thật hay giấc chiêm-bao, Lê-Ảnh có phải người thật hay là cái bóng hoa, Quân-Thiến có phải là tên thật, hay là tên mượn, thì chưa dám biết, nhưng sau khi quyển Lệ-Sử ra đời xin duyệt-giả đừng nhận lầm là chuyện tình thì phải.
« Sau khi tôi bắt được tập nhật-ký ấy lại gặp Tần-Thạch-Si cùng đến nhà ông Thôi hỏi thăm thì mới biết sau khi Quân-Thiến chết, thì ông Thôi cũng ốm mà chết, thằng Bằng-lang thì gửi ở bên quê ngoại. nghe chuyện mà cảm súc một mối ái-tình cầm ngọn bút sửa quyển « Tuyết-Hồng Lệ-Sử » này. »
II
Sau khi quyển (Tuyết-Hồng Lệ-Sử) ra đời, chắc duyệt-giả phải chia làm hai phái, một phái yêu tôi, một phái rõ tôi, yêu tôi thì nói rằng: Sách này là cái văn đău lòng của Trẩm-Á, rõ tôi thì nói rằng: Sách này là cái tranh truyền thần của Trẩm-Á, người yêu tôi bảo thế, tôi cũng xin cảm ơn; người rõ tôi bảo thế, tôi cũng xin vâng nhận. Nghĩa là không cứ người yêu tôi, người rõ tôi, ai cũng công-nhận cho tôi là tình chủng, tôi có thật được là tình chủng hay không, thì tôi chưa dám chắc, nhưng người ta đã cho tôi là tình-chủng, thì tôi việc gì mà phải chối
Gần đây các nhà làm tiểu-thuyết nhiều lắm, hoặc nói cái tình tốt đẹp. hoặc nói cái tình xót xa, chuyện nào cũng hay cả, đem so với sach của tôi, thì có giống nhau chút nào đâu. Chuyện tình tốt đẹp tôi đã không làm được, mà chuyện tình xót xa phổ thông như người ta, tôi cũng không làm được, mà lại đi làm một chuyện tình hão hão huyền huyền, dở dở dang dang, nhạt nhạt nhẽo nhẽo, rầu rầu rĩ rĩ như thế này, thế thì có phải thật là tôi không biết nói chuyện tình hay không? Tôi có định cắt đỏ và xanh khoắng bút với mực, theo sau lưng các nhà tiểu-thuyết để làm một cái phong-lưu nõn-nường, rền rĩ giận dỗi làm gì đâu. Thật cái văn của tôi, là những các nhà tiểu thuyết đang tùng-sinh, đang hăng hái, đã chán không buồn nói đến, thì tôi mới làm, thế mới biết cái bụng tôi nghĩ một thân một mình, riêng về nghề văn-tự, xin duyệt-giả đừng đem hai chữ tiểu-thuyết mà đặt tên sách của tôi, nếu cho sách tôi cũng như một quyển tiểu-thuyết, thì tôi xin vất bút mà thở dài Người xưa đã có câu rằng:
Ba năm mới nghĩ xong hai câu,
Cất lên một tiếng đâu hàng châu,
Tri-âm nếu không thưởng-thức đến,
Núi cũ xin về nằm với thâu,
Vậy tôi cũng xin mượn câu thơ ấy để đề vào sách của tôi.