Trang:Xu Bac ky ngay nay.pdf/25

Trang này đã được phê chuẩn.


CHƯƠNG THỨ NĂM


những công cuộc trừ bớt cái nạn thủy-lạo cùng là hạn-hán


Ngay từ đời mà người Việt-nam ra khỏi cái thời-kỳ ăn lông ở lỗ, học được cách cầy cấy theo như người Trung-quốc thì đã hay gặp phải những cái nạn hạn-hán cùng là thủy-lạo.

Các đời vua ngày xưa đều khổ công giữ cho quốc-dân bớt được sự khổ-ải về những cái nạn này. Mỗi khi trong nước sẩy ra cái nạn hạn-hán hay là thủy-lạo thì nhà vua lấy thóc lấy gạo trong kho mà trẩn-cấp cho người nghèo khó, hoặc là miễn thuế cho dân chúng. Nhưng cái phương-pháp này có một điều tệ-lậu là giảm bớt công-ngân trong khi quốc-gia cần phải chi-tiêu nhiều về cuộc tiễu-trừ trộm cướp hoặc là để làm những công-cuộc lớn lao trong nước. Vua ta đời xưa đã có cái công đức tác-thành ra những đê-điều cùng là dựng nên cái công-cuộc giẫn-thủy-nhập-điền. Nhất là đức Minh-mệnh đã thực-hành cái công-cuộc rất lớn lao này để vừa tháo nước ở những nơi đồng thấp trong khi ủng-tắc, cùng là giẫn nước vào ruộng trong khi hạn hán. Về những công-cuộc giẫn-thủy-nhập-điền này thì có làm những con đường cống ngầm ở dưới chân đê; cống thì có cửa để mở và đóng được. Trong những khi nước sông cạn thì mở cống cho nước ở đồng-bằng chẩy vào lòng sông. Trong khi nước sông lên to thì đóng cửa cống lại. Những khi nước sông lên tới cái trình-độ trung-bình thì mở cửa cống để giẫn nước sông vào nơi đồng-bằng.

Những công cuộc để trừ bớt cái nạn hạn-hán và thủy-lạo đó, vì không được hoàn-toàn cho nên thường khi không kết-quả. Vả lại khi cần phải giẫn nước vào ruộng thì nước sông hoặc là thấp hơn miệng cống, làm cho sự giẫn nước không công-hiệu, hoặc là nước sông cao-quá, khiến cho cuộc giẫn nước rất là nguy-hiểm.

Từ khi nước Nam thuộc quyền Bảo-hộ, nước Đại-pháp đem sang những chính-sách cai-trị rất công-bằng, lại tuyển sang đây các nhà