Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/126

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC HƯƠNG-ĐẢNG
127
 

Sau nữa cũng vì cái tục chuyên trọng khoa cử, mà khiến cho người ta mê lòng về đường hư danh, bỏ mất hết sự thực dụng, cả đời chỉ nung kinh nấu sử, mà không biết đến việc gì. May ra ai vớ được cái bia đá bảng vàng, hoặc là một tiếng dạ thì còn có thể vinh thân phì gia, chẳng may mà lao đao tràng ốc cả đời, thì đến ngồi xó nhà quê, gõ đầu năm ba đứa trẻ kiếm ăn, dở ra trò gì cũng không được nữa, thì lại là khoa cử làm hại người!

Thiết tưởng đã gọi là thờ tiên hiền thì bao nhiêu những người có tài đức, hoặc người nào làm được sự ích lợi gì cho dân xã cũng nên thờ cả, không cứ gì có khoa cử hay không. Mà trong khoa cử cũng nên phân biệt người hay, người dở, nếu ai là người điếm nhục khoa danh, thì cũng nên bỏ đi, vậy mới đủ mà duy trì phong hóa, và làm gương cho người khác.


VIII.— KỴ HẬU

Trong làng, người nào không có con trai, ngoài sự lập kế tự để giữ hương hỏa, lại còn có lệ mua hậu nữa.

Người mua hậu, trước hết phải nộp tiền lệ cho làng, tùy lệ riêng từng làng, hoặc năm bảy chục, hoặc một vài trăm bạc. Làng nhận tiền ấy để tu bổ đình miếu, chi vào việc công phu. Người mua hậu lại phải nộp cho dân xã mấy sào mấy mẫu ruộng hoặc đất để dân xã lấy hoa lợi ở ruộng đất ấy mà chi vào việc tế tự người có hậu về sau.

Có người mua hậu riêng cho hai vợ chồng mình, có