các tỉnh, bèn một mặt sai ông Charles Thomson sang làm thống-đốc Nam-kỳ, để thay cho ông Le Myre de Vilers về Pháp; một mặt tiếp quân ra cho đại-tá Henri Rivière và triệu quan khâm-sứ Rheinart ở Huế về.
Nguyên trước Đại-tá Henri Rivière ở Hà-nội chỉ có độ 400 lính, sau lại tiếp được 750 người nữa, đại-tá bèn để đại-úy Berthe de Villers với 400 quân ở lại giữ Hà-nội, còn bao nhiêu đem đi đánh Nam-định. Ngày 28 tháng 2 năm quí-mùi (1883), thì quân Pháp khởi đánh thành. Đánh từ sáng đến trưa thì quân Pháp vào thành; quan tổng-đốc Vũ trọng Bình 武 仲 平 bỏ chạy, quan đề-đốc Lê văn Điếm tử trận, quan án-sát-sứ Hồ bá Ôn bị thương.
5. ĐẠI-TÁ HENRI RIVIÈRE CHẾT. Quan ta thấy quân Pháp tiến binh, và lại cậy có quân Tàu sang cứu, bèn quyết ý đổi thế hòa ra thế công. Một mặt quan tổng-đốc Bắc-ninh là Trương quan Đản 張 光 犢 cùng với quan phó kinh-lược Bùi ân Niên 裴 殷 年 đem binh về đóng ở Giốc-gạch, thuộc huyện Gia-lâm chực sang đánh Hà-nội. Đại-úy Berthe de Villers đem quân ở Hà-nội sang đánh đuổi, quan quân phải lui về phía Bắc-ninh. Một mặt quan tiết-chế Hoàng kế Viêm 黄 繼 炎 sai Lưu vĩnh Phúc 劉 永 福 làm tiên-phong đem quân về đóng ở phủ Hoài-đức, để đánh quân Pháp.
Đại-tá Henri Rivière lấy xong Nam-định rồi về Hà-nội thấy quân ta và quân cờ đen sắp đến đánh, bèn truyền lệnh tiến binh lên đánh mặt phủ Hoài-đức. Sáng hôm 13 tháng 4 thì đại-tá đem 500 quân ra đánh ở mạn Cầu-giấy, bị quân cờ đen phục ở chung quanh đổ ra đánh, quân Pháp chết và bị thương non 100 người. Đại-tá Henri Rivière tử trận, đại-úy Berthe de Villers bị thương nặng.
Ở Sài-gòn được tin đại-tá Henri Rivière chết, viên thống-đốc Thomson liền điện về cho chính-phủ Pháp biết. Lúc bấy giờ ở Paris, hạ-nghị-viện còn đang do dự về việc đánh lấy Bắc-kỳ. Khi tiếp được điện-báo ở Sài-gòn về, nghị-viện