Trang:Viet Han van khao.pdf/85

Trang này cần phải được hiệu đính.
— 73 —

Nhớ thủa Bắc-binh man mác; đỉnh Lam-sơn mở dấu ấy thương dân;

Ngắm cơn Sơn-tạc lăng loàn, trong Hương-khổn cắt yêu là vị nước.

Dường ấy gây nền « Phong-thủy »,[1]

Bởi đâu gặp hội « Truân-lôi »?[2]

Nổi binh-phong trong sáu bẩy thu, giời chỉn thấy « thùy gia thiên hạ » (thiên hạ nhà ai);

Chìm loan-giá ngoài tám nghìn dặm, đất thêm ngừng « cố quốc giang san » (Giang sơn nước cũ).

Thù quân thân biết để ai lo,

Nền miếu xã phải ra sức chống.

« Tồn tại »[3] tưỏng nghìn năm lời « ngọc thệ »,[4] cờ « cần vương »,[5] nên hợp sức khuông phù;

Đinh ninh vâng muôn dặm tiếng « ty ngôn »,[6] xe « phản quốc »,[7] đã giãi bày sách ứng.

Câu-Tiễn trước nào còn Việt.[8] Tấn-Văn xưa cũng sang Tần.[9]


  1. Vua Văn-Vương đóng đô ở Phong-Thủy, dựng nên cơ-nghiệp nhà Châu.
  2. Truân-lôi là lúc loạn lạc.
  3. Thời nhà Lê có câu thề: « Trịnh tồn Lê tại, Trịnh bại Lê vong », nghĩa là nhà Trịnh còn thì nhà Lê cũng còn, nhà Trịnh thua thì nhà Lê cũng mất.
  4. Ngọc thệ là lời vua thề.
  5. Cần vương là giúp việc nhà vua.
  6. Ty ngôn là lời nói của vua. Kinh Lễ có câu rằng: « Vương ngôn như ty, kỳ xuất như luân », nghĩa là vua nói nhỏ như sợi tơ, ra đến ngoài to bằng cái chạc.
  7. Phản-quốc là trở về nước.
  8. Câu-Tiễn là vua nước Việt, bị nước Ngô đánh lấy mất nước, rồi sau lại khôi phục được.
  9. Vua Văn-Công nước Tấn gặp nội loạn, phải chạy sang nước Tần.